sticky-campaign
00 : 00 : 00

Chạy Road là gì? Cẩm nang chạy road cho người mới bắt đầu

Chạy road là hình thức chạy bộ trên đường bằng, lý tưởng cho người mới bắt đầu rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể lực. Bài viết cung cấp kiến thức nền tảng, kỹ thuật cần biết và bí quyết chạy hiệu quả, an toàn ngay từ những bước đầu tiên. Khám phá ngay!

Ngày đăng: 10.05.2025, lúc 11:27 12 lượt xem

Bạn thấy bạn bè rủ nhau đi road hoặc nhìn thấy mọi người chạy bộ năng động tại công viên, khu phố? Bạn tò mò chạy road là gì, có gì khác biệt với các kiểu chạy khác và làm sao để bắt đầu? Cùng Coolmate giải đáp chi tiết về chạy road, so sánh với chạy trail, làm rõ những lợi ích sức khỏe và hướng dẫn bạn từng bước để bắt đầu. 

Chạy road là gì? Đặc điểm của bộ môn chạy road

Chạy Road là gì?

Chạy road (hay road running) là hình thức chạy bộ trên các bề mặt cứng và bằng phẳng như đường nhựa, bê tông, vỉa hè hoặc trong công viên, khu đô thị. Khác với chạy trail, chạy road không yêu cầu vượt qua đồi núi hay địa hình khó khăn, mà chỉ cần chạy trên các tuyến đường dễ tiếp cận và quen thuộc.

Chạy Road là gì?

Chạy Road là hình thức chạy bộ trên các bề mặt phẳng

Khám phá ngay bộ sưu tập đồ thể thao đến từ Coolmate:

Đặc điểm nhận diện của chạy road

  • Địa hình: Chạy road diễn ra trên những cung đường bằng phẳng như đường nhựa, bê tông, vỉa hè trong công viên hoặc sân vận động.

  • Kỹ thuật chạy: Không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, người tham gia chỉ cần nắm vững kỹ thuật chạy cơ bản.

  • Trang bị: Chỉ cần một đôi giày chạy phù hợp là bạn có thể bắt đầu, đặc biệt với các cự ly ngắn.

  • Mức độ nguy hiểm: Chạy road khá an toàn. Tuy nhiên, khi chạy trong đô thị, cần chú ý đến phương tiện giao thông. Nên chọn công viên hoặc phố đi bộ để đảm bảo an toàn.

  • Trải nghiệm: Chạy road dễ tiếp cận, đặc biệt phù hợp với người mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu chạy với một lộ trình duy nhất trong thời gian dài, bạn có thể cảm thấy nhàm chán. Mục tiêu chính là cải thiện sức khỏe và thành tích cá nhân.

  • Hoạt động cộng đồng: Cộng đồng chạy road tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với nhiều câu lạc bộ và nhóm chạy. Các thành viên thường tập luyện chuyên nghiệp để cải thiện thành tích.

  • Quy mô phát triển: Các giải đấu chạy road ngày càng phổ biến với hàng chục sự kiện lớn nhỏ tổ chức mỗi năm. Các giải Marathon thu hút hàng nghìn người tham gia, với một số giải lên đến 11.000 vận động viên.

Đặc điểm nhận diện của chạy road

Đặc điểm nhận diện của chạy road

So sánh Chạy Road và Chạy Trail 

Chạy road và chạy trail là hai hình thức chạy bộ phổ biến nhưng có nhiều điểm khác biệt về địa hình, kỹ thuật và trải nghiệm. Bảng sau sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa hai loại hình này.

Tiêu chí Chạy Road (Road Running) Chạy Trail (Trail Running)
Địa hình Chủ yếu trên mặt đường nhân tạo như nhựa, bê tông hoặc vỉa hè Trên địa hình tự nhiên như rừng, đồi núi, đường đất có nhiều dốc và vật cản
Bề mặt Nền cứng và bằng phẳng, ổn định Mềm hơn, không đồng đều do có đất, cỏ, đá, rễ cây hoặc bùn lầy
Cự ly Dao động từ 5km đến 21km Có thể từ 5km đến hơn 100km tùy độ khó và địa hình
Kỹ thuật chạy Kỹ thuật đơn giản, tập trung duy trì tốc độ và nhịp chạy đều trên mặt phẳng Cần nhiều kỹ thuật xử lý địa hình như giữ thăng bằng, leo dốc, vượt chướng ngại vật
Yêu cầu Sức bền, nhịp tim ổn định Sức mạnh cơ bắp (chân, core), sự dẻo dai, khả năng ứng biến
Trang phục Trang bị đơn giản, chỉ cần giày phù hợp và quần áo thoải mái Yêu cầu thêm như giày trail đế bám tốt, gậy hỗ trợ, balo nước và đồ tiếp năng
Yếu tố tác động Ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh, thuận tiện cho người mới tập chạy Phụ thuộc vào thời tiết và địa hình, cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn

Điểm khác biệt cốt lõi giữa chạy road và chạy trail

Sự khác nhau giữa chạy road và chạy trail

Nếu bạn ưu tiên sự tiện lợi, thích luyện tập gần nhà và muốn tập trung vào cải thiện thành tích cá nhân như tốc độ, sức bền trên các cự ly quen thuộc như 5K, 10K, Half Marathon (21K), Marathon (42K), thì chạy road sẽ là lựa chọn phù hợp. Đây cũng là hình thức lý tưởng cho người mới bắt đầu nhờ địa hình ổn định và dễ kiểm soát.

Ngược lại, nếu bạn yêu thích thiên nhiên, đam mê khám phá và không ngại đối mặt với những địa hình thử thách như dốc núi, rừng rậm hay đường đất trơn trượt, chạy trail sẽ mang đến trải nghiệm đáng nhớ. Hình thức này giúp rèn luyện thể lực toàn diện và kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường phức tạp hơn.

Đặc trưng của chạy road và chạy trail

Chạy road và chạy trail có sự khác nhau về địa hình, kỹ thuật chạy

Lợi ích của chạy road là gì?

Chạy road rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp và cả tinh thần. Theo Clare Norris – huấn luyện viên chạy bộ ở Kent, việc chạy ngoài trời giúp bạn thư giãn, tận hưởng không khí xung quanh và dễ dàng đặt mục tiêu để thấy mình tiến bộ mỗi ngày.

1. Cải thiện sức khỏe thể chất

Chạy road là một trong những bài tập cardio hiệu quả nhất, giúp tim hoạt động mạnh mẽ, tăng cường tuần hoàn và cải thiện dung tích phổi. Hoạt động này còn hỗ trợ đốt cháy calo, giảm mỡ thừa và giữ vóc dáng săn chắc nếu kết hợp cùng chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra, chạy đúng kỹ thuật với giày chạy bộ phù hợp còn giúp tăng mật độ xương và cải thiện độ linh hoạt của khớp.

Cải thiện sức khỏe thể chất

Chạy road giúp cải thiện sức khỏe thể chất

2. Nâng cao tinh thần, giải tỏa căng thẳng

Khi chạy, cơ thể sản sinh endorphin – hormone mang lại cảm giác vui vẻ và thư giãn. Chạy đều đặn không chỉ giúp bạn giảm stress mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng khả năng tập trung trong công việc. Hơn nữa, mỗi lần đạt được mục tiêu nhỏ cũng giúp bạn thấy tự tin và có động lực hơn trong cuộc sống.

Nâng cao tinh thần, giải tỏa căng thẳng

Chạy road giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa căng thẳng

3. Kết nối với mọi người

Chạy road rất phổ biến nên bạn dễ tìm được bạn chạy chung hoặc tham gia các nhóm, câu lạc bộ. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký các giải chạy từ 5K, 10K, Half Marathon hay Marathon vừa rèn luyện sức khỏe, vừa được hòa mình vào không khí sôi động và gặp gỡ nhiều người cùng đam mê.

Mở rộng kết nối và gắn kết cộng đồng

Chạy cùng đội nhóm để kết nối và gắn kết cộng đồng

Cẩm nang chạy road cho người mới bắt 

1. Chọn giày chạy phù hợp

Giày chạy phù hợp rất quan trọng để bảo vệ cơ thể. Tránh dùng sneaker thời trang hoặc giày thể thao không chuyên, vì chúng thiếu đệm giảm chấn, dễ gây đau gối hoặc cổ chân. Hãy chọn giày lớn hơn 0.5–1 size, thử kỹ cảm giác ôm chân và ưu tiên thương hiệu uy tín chuyên về chạy bộ.

Chọn giày chạy phù hợp

Chọn giày chạy phù hợp giúp tăng hiệu suất chạy bộ.

2. Mặc trang phục thể thao thoải mái, thoáng khí

Một trang phụ chạy bộ phù hợp sẽ giúp bạn chạy hiệu quả hơn, thoải mái hơn và tự tin hơn trên mỗi cung đường. Hãy ưu tiên trang phục thể thao làm từ chất liệu nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và khô nhanh như polyester, spandex,... thay vì cotton truyền thống vốn dễ thấm nước, bí bách và gây cảm lạnh.

Mặc trang phục thể thao thoải mái, thoáng khí

Mặc trang phục thể thao thoải mái, thoáng khí khi chạy road

3. Khởi động kỹ trước khi chạy 

Trước khi bắt đầu chạy, hãy dành vài phút để xoay khớp, chạy tại chỗ và nâng cao đùi nhẹ nhàng. Khởi động giúp cơ thể nóng lên, tăng cường lưu thông máu và hạn chế tình trạng căng cơ, chuột rút, đặc biệt quan trọng đối với người mới bắt đầu.

Khởi động kỹ trước khi chạy 

Hãy khởi động kỹ trước khi chạy road

4. Bắt đầu chậm, tăng dần đều

Bạn không nên ép bản thân chạy liên tục suốt buổi tập. Thay vào đó, áp dụng phương pháp chạy xen kẽ đi bộ (chẳng hạn: chạy 1 phút, đi bộ 2 phút), thực hiện trong khoảng 15–20 phút với 2–3 buổi/tuần là hợp lý. Mục tiêu chính không phải là tốc độ, mà là sự thoải mái và ổn định trong quá trình tập luyện.phương pháp chạy xen kẽ đi bộ

Không nên ép bản thân chạy liên tục trong buổi tập

Màu sắc:
Kích thước:

5. Chạy đúng kỹ thuật

  • Tư thế: Giữ lưng thẳng tự nhiên, tránh gù lưng hoặc ưỡn ngực quá mức. Vai luôn thư giãn, không nên gồng cứng. Mắt hướng về phía trước khoảng 10-15m, tránh nhìn xuống chân khi chạy.

  • Tiếp đất: Cố gắng tiếp đất nhẹ nhàng bằng phần giữa bàn chân (midfoot) hoặc cả bàn chân thay vì tiếp đất mạnh bằng gót chân (heel strike). Tiếp đất bằng gót có thể tạo ra nhiều áp lực lên đầu gối và hông.

  • Sải chân: Tránh sải bước quá dài. Hãy giữ nhịp chân tự nhiên, bước chân rơi xuống ngay dưới trọng tâm cơ thể.

  • Hít thở: Hít thở đều đặn và sâu. Một nhịp thở dễ áp dụng là kiểu 2:2 (hít vào trong 2 bước, thở ra trong 2 bước). Bạn có thể hít thở bằng mũi và thở ra bằng miệng, hoặc hít thở bằng cả mũi và miệng.

Kỹ thuật cơ bản giúp chạy đúng hơn

Kỹ thuật cơ bản giúp chạy đúng hơn

6. Giãn cơ sau chạy

Sau mỗi buổi chạy, dành 5-10 phút để thực hiện các động tác giãn cơ như kéo căng cơ đùi trước, giãn cơ bắp chân, hoặc gập người chạm mũi chân. Những động tác này không chỉ giúp giảm đau nhức cơ thể mà còn cải thiện độ dẻo dai, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những buổi chạy sau.

Giãn cơ sau chạy

Hãy dành khoảng 5-10 phút giãn cơ sau chạy bộ

Màu sắc:
Kích thước:

Giải đáp thắc mắc thường gặp về chạy road

Người mới nên chạy road bao nhiêu km/ngày?

Với người mới bắt đầu, không cần quá chú trọng vào số km. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào thời gian chạy. Bắt đầu với 15-20 phút mỗi buổi, kết hợp giữa đi bộ và chạy bộ xen kẽ, rồi tăng dần thời gian khi cơ thể dần thích nghi và khỏe hơn.

Nên chạy road bao nhiêu buổi/tuần là đủ?

Khoảng 3 buổi mỗi tuần là tần suất lý tưởng cho người mới. Đảm bảo có những ngày nghỉ xen kẽ để cơ thể có đủ thời gian phục hồi và thích nghi với cường độ tập luyện.

Chạy road có làm to bắp chân không?

Chạy road chủ yếu giúp đốt mỡ và làm cơ bắp săn chắc, thon gọn hơn, và không làm cơ phình to như khi tập tạ nặng hay chạy nước rút cường độ cao. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng chạy road không làm bắp chân to lên.

Kết luận

Giờ thì bạn đã hiểu rõ chạy road là gì rồi đúng không? Một bộ môn đơn giản, linh hoạt nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Dù bạn muốn giảm cân, giải tỏa căng thẳng hay bắt đầu một lối sống lành mạnh hơn, chạy road chính là bước khởi đầu lý tưởng phù hợp cho cả người mới lẫn người bận rộn. Đừng quên ghé qua Coolblog để tham khảo thêm bài viết hữu ích khác nhé!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn