Những Ai Không Nên Tham Gia Chạy Bộ?

Chạy bộ đang là một "trend" rèn luyện sức khỏe được nhiều người yêu thích vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, những người không nên chạy bộ? Cùng Coolmate tìm hiểu nhé! 

Ngày đăng: 01.05.2025, lúc 12:20 23 lượt xem

Chạy bộ đang trở thành “Trend” rèn luyện sức khoẻ được đông đảo mọi người ưa chuộng vì những lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, những ai không nên tham gia chạy bộ đang là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Việc hiểu rõ cơ thể và nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe trong quá trình tập luyện là vô cùng quan trọng để phòng tránh những chấn thương không đáng có. Qua bài viết dưới đây, Coolmate sẽ cùng bạn tìm hiểu về những người không nên chạy bộ để đảm bảo an toàn nhé! 

9+ nhóm đối tượng nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi chạy bộ

1. Người có bệnh lý tim mạch

Nếu bạn đang gặp một số vấn đề về tim như suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao chưa được kiểm soát hoặc từng có tiền sử tai biến liên quan đến tim, thì nên cân nhắc trước khi bắt đầu chạy bộ. Vì đây là hoạt động có cường độ khá cao, có thể tạo áp lực lên tim, điều này không thật sự tốt cho những ai có hệ tim mạch chưa ổn định.

Những người có bệnh lý tim mạch không nên chạy bộ với cường độ cao

Những người có bệnh lý tim mạch không nên chạy bộ với cường độ cao

Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch nguy hiểm trong quá trình tập luyện. Do đó, trước khi có ý định chạy bộ, bạn cần thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ. Với những người có bệnh lý tim mạch, nên ưu tiên lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng hơn như đi bộ hoặc tham gia các bộ môn thể thao phù hợp đã được bác sĩ tư vấn và cho phép.

Áo thể thao nữ Lightweight Cropped Tee

299.000đ
Mua 2 được giảm thêm 10%
Màu sắc:
Kích thước:

2. Người mắc bệnh hô hấp mạn tính

Những bạn bị hen suyễn nặng, dễ lên cơn khi gắng sức, hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) giai đoạn nặng cũng cần đặc biệt thận trọng. Chạy bộ yêu cầu nhịp thở nhanh và sâu, điều này có thể kích hoạt cơn hen hoặc làm tình trạng khó thở trở nên trầm trọng hơn, nhất là khi tập luyện trong môi trường không khí lạnh hoặc ô nhiễm.

Những người mắc bệnh hô hấp mạn tính nên chú ý khi chạy bộ

Những người mắc bệnh hô hấp mạn tính nên chú ý khi chạy bộ

Vì vậy, những người mắc các bệnh lý này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ để đảm bảo an toàn. Nếu được phép chạy, hãy luôn mang theo thuốc cắt cơn dự phòng và khởi động kỹ trước khi tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn các bài tập có cường độ nhẹ hơn để phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

3. Người có vấn đề về xương khớp

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp, hãy cẩn trọng khi chạy bộ. Bởi, chạy bộ tạo ra một áp lực đáng kể lên các khớp, và khi khớp đang yếu hoặc tổn thương, chạy bộ có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau đớn, làm chậm quá trình hồi phục, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tổn thương lâu dài.

Trong trường hợp này, câu trả lời cho câu hỏi "chạy bộ có hại cho khớp gối không?" chắc chắn là CÓ, đặc biệt nếu bạn tập luyện không đúng cách hoặc chọn thời điểm chưa phù hợp.

Những người có vấn đề xương khớp nên chú ý khi chạy bộ

Những người có vấn đề xương khớp nên chú ý khi chạy bộ

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng cho khớp như bơi lội hoặc đạp xe tại chỗ. Hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi các chấn thương cũ hoàn toàn hồi phục, bạn đã trải qua quá trình phục hồi chức năng đầy đủ và nhận được sự đồng ý từ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi cân nhắc quay trở lại với việc chạy bộ.

4. Người béo phì mức độ cao

Những người có chỉ số BMI trên 35 hoặc mới bắt đầu hành trình vận động nên thận trọng và tạm thời chưa chạy bộ. Vì trọng lượng cơ thể lớn tạo ra áp lực rất lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và mắt cá chân, làm tăng nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, hệ tim mạch cũng phải hoạt động nhiều hơn, khiến việc tập luyện trở nên nặng nề và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhóm người có mức độ béo phì cao nên chú ý khi chạy bộ

Nhóm người có mức độ béo phì cao nên chú ý khi chạy bộ

Lời khuyên dành cho nhóm đối tượng này là nên bắt đầu với các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe. Khi đã giảm được một phần cân nặng và cơ thể thích nghi tốt hơn với vận động, bạn có thể cân nhắc chuyển dần sang chạy bộ, tốt nhất nên có sự hướng dẫn từ huấn luyện viên hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn.

Set Đồ Chạy Bộ CoolFast II 3in1

-25% 777.000đ 579.000đ
Tất màu ngẫu nhiên | Không áp dụng các khuyến mãi khác
Kích thước Áo:
Kích thước Quần:

5. Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối hoặc có tiền sử biến chứng thai kỳ, cần lưu ý khi tham gia chạy bộ. Trong thai kỳ, hormone relaxin làm các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, tăng nguy cơ chấn thương và té ngã. 

Hơn nữa, việc vận động quá sức cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đối với phụ nữ sau sinh, cũng không nên bắt đầu chạy bộ ngay, vì cơ thể cần thời gian để hồi phục và lấy lại sức khỏe trước khi quay lại các bài tập có cường độ cao.

Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh không nên chạy bộ

Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh không nên chạy bộ

Vì vậy, đối với nhóm đối tượng này, luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể chất nào. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga dành cho bà bầu. Sau khi sinh, nên chờ ít nhất 6-8 tuần (hoặc theo chỉ định của bác sĩ) và bắt đầu vận động lại một cách từ từ, tập trung vào phục hồi cơ thể sau sinh.

6. Người cao tuổi có sức khỏe yếu

Đối với người cao tuổi có sức khỏe yếu, khi hệ cơ xương khớp đang lão hóa, khả năng giữ thăng bằng kém và thường mắc nhiều bệnh nền, việc chạy bộ cần được xem xét kỹ lưỡng. Ở độ tuổi này, nguy cơ té ngã sẽ cao hơn và quá trình phục hồi sau chấn thương cũng sẽ chậm hơn. Hơn nữa, việc gắng sức khi chạy bộ có thể làm tình trạng các bệnh nền trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhóm người già có sức khoẻ yếu chỉ nên đi bộ

Nhóm người già có sức khoẻ yếu chỉ nên đi bộ

Trong trường hợp này, đi bộ thường được xem là lựa chọn "vàng" an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng rủi ro thấp hơn. Bên cạnh đó, các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền hoặc yoga nhẹ nhàng cũng là những phương pháp tuyệt vời để duy trì sự dẻo dai và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người lớn tuổi. 

Màu sắc:
Kích thước:

7. Người đang bệnh cấp tính hoặc mới hồi phục sau phẫu thuật

Khi cơ thể đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe cấp tính như sốt cao, cảm cúm nặng hoặc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản, bạn tuyệt đối không nên chạy bộ. Tương tự, nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật và cơ thể còn yếu hoặc đang trong quá trình hồi phục, đây cũng không phải là thời điểm thích hợp để tham gia hoạt động này.

Những người đang bệnh cấp tính hoặc mới hồi phục không nên chạy bộ

Những người đang bệnh cấp tính hoặc mới hồi phục không nên chạy bộ

Lý do là bởi lúc này, cơ thể bạn cần dồn toàn bộ năng lượng để chiến đấu với bệnh tật và phục hồi. Việc vận động mạnh như chạy bộ sẽ chỉ khiến cơ thể thêm kiệt sức, làm kéo dài thời gian bệnh và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí là toan chuyển hóa.

Áo Bra chạy bộ phối lưới Medium Support

499.000đ
Mua 2 được giảm thêm 10%
Màu sắc:
Kích thước:

8. Người mắc tiểu đường chưa kiểm soát tốt

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường mà đường huyết chưa được kiểm soát ổn định, thường xuyên trải qua các đợt hạ hoặc tăng đường huyết, việc chạy bộ cần được thực hiện rất cẩn trọng. Ngoài ra, các biến chứng ở chân, như loét, có thể trở nên nghiêm trọng hơn do áp lực và ma sát từ việc chạy bộ.

Người mắc bệnh tiểu đường chưa kiểm soát tốt không nên chạy bộ 

Người mắc bệnh tiểu đường chưa kiểm soát tốt không nên chạy bộ 

Lời khuyên quan trọng là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nội tiết trước khi quyết định chạy bộ. Trong quá trình tập luyện, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên (trước, trong nếu cần, và sau khi tập) là rất cần thiết. Ngoài ra, hãy luôn mang theo đồ ăn ngọt để phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết. Đồng thời, kiểm tra bàn chân kỹ lưỡng mỗi ngày để phát hiện sớm các tổn thương có thể xảy ra.

9. Một số trường hợp đặc biệt khác

Ngoài các nhóm đối tượng đã nêu, một số trường hợp đặc biệt cũng cần lưu ý khi tham gia chạy bộ:

  • Người đang sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, đông máu, hoặc hệ thần kinh.

  • Người mắc các bệnh di truyền hoặc hiếm gặp ảnh hưởng đến cơ, xương, hoặc tim.

  • Người có rối loạn ăn uống nặng.

Nếu bạn có bất kỳ bệnh nền nào hoặc đang trong quá trình điều trị y tế, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ hoặc bất kỳ chương trình tập luyện nào. 

Một số nhóm người không nên chạy bộ

Một số trường hợp đặc biệt không nên chạy bộ 

Tham khảo ngay Bộ sưu tập đồ nam chạy bộ Hot, chất lượng nhất

Màu sắc:
Kích thước:

Những dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng chạy bộ 

Dù bạn thuộc nhóm đối tượng nào, việc lắng nghe tín hiệu từ cơ thể là rất quan trọng trong quá trình tập luyện. Mỗi người chạy bộ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo. Hãy dừng chạy ngay lập tức nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Đau ngực: Cơn đau có cảm giác bị ép chặt, tức nặng ở ngực, và có khả năng lan ra cánh tay, cổ hoặc hàm.

  • Khó thở bất thường: Tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng, không tương xứng với mức độ gắng sức mà bạn đang thực hiện.

  • Chóng mặt hoặc choáng váng: Cảm giác lâng lâng, đầu óc quay cuồng, thậm chí có cảm giác muốn ngất xỉu.

  • Đau nhói đột ngột: Một cơn đau dữ dội xuất hiện ở các khớp, cơ hoặc xương, và cơn đau này không hề thuyên giảm ngay cả khi bạn đã dừng lại.

  • Tim đập loạn xạ: Nhịp tim nhanh bất thường, không đều hoặc có những cơn đánh trống ngực mạnh.

  • Mất phương hướng hoặc nhìn mờ: Trạng thái lú lẫn, bạn không xác định được phương hướng hoặc tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng chạy bộ

Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng chạy bộ

Một số bài tập khác cho nhóm người không thể chạy bộ

Nếu bạn thuộc nhóm những người không nên chạy bộ, bạn vẫn có thể thử sức với một số môn thể thao khác như:

  • Đi bộ nhanh: Là một hình thức vận động đơn giản, dễ dàng thực hiện và ít gây áp lực lên các khớp, nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả như một bài tập cardio tuyệt vời cho tim mạch.

  • Bơi lội: Cung cấp một môi trường tập luyện lý tưởng khi nước giúp giảm đáng kể trọng lực tác động lên khớp. Đây là bài tập rất có lợi cho những người đang gặp vấn đề về xương khớp, tim mạch và hô hấp.

Một số bài tập khác cho nhóm người không thể chạy bộ

Bạn có thể bơi lội và thay thế chạy bộ

  • Đạp xe: là một lựa chọn cardio phù hợp, nó giúp bạn tăng cường sức bền của cơ thể mà lại ít gây ra các chấn động mạnh lên khớp, đặc biệt là khi bạn lựa chọn đạp xe tại chỗ.

  • Yoga và Pilates: Mang đến những lợi ích toàn diện cho cơ thể, chúng cải thiện sự dẻo dai, tăng cường sức mạnh cho vùng cơ lõi, nâng cao khả năng giữ thăng bằng và đồng thời giúp thư giãn tinh thần hiệu quả.

Tập Yoga giúp cơ thể dẻo dai

Tập Yoga giúp cơ thể dẻo dai

Áo thun Cotton 220gsm Fit Stitch Neon

299.000đ
Thời gian xử lý đơn hàng từ 1-2 ngày
Màu sắc:
Kích thước:

Lời kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về những người không nên chạy bộ mà Coolmate muốn chia sẻ với bạn. Hãy chú ý rằng việc chạy bộ đúng cách sẽ bảo vệ sức khoẻ và giảm thiểu chấn thương của bạn. Đừng ngại ngần đầu tư cho mình một trang phục tập chất lượng và một đôi giày chạy bộ phù hợp để có những trải nghiệm chạy bộ tuyệt vời và an toàn nhất nhé!

Nếu bạn đang tìm kiếm những bộ trang phục thể thao thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt và có thiết kế năng động, hãy khám phá ngay bộ sưu tập quần áo chạy bộ tại Coolmate. Coolmate sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho bạn 24/7. Và đừng quên theo dõi Coolblog để cập nhật nhiều thông tin về sức khoẻ và đời sống nhé! 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn