Trong những ngày hè nóng bức, nhu cầu về các loại trang phục mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái luôn là ưu tiên hàng đầu. Và chất vải thun lạnh chính là "cứu tinh" hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm sự giải nhiệt cho cơ thể.
Vậy vải thun lạnh là gì? Có những ưu nhược điểm nào? Và ứng dụng ra sao trong đời sống? Bài viết này, Coolmate sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về loại vải "thần thánh" này.
Chất vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh (Cold Spandex) là một loại vải dệt kim được cấu tạo từ sự kết hợp của hai loại sợi chính là Spandex và Polyester, với tỷ lệ phổ biến nhất là 1:19 (1 phần Spandex và 19 phần Polyester)
Loại vải này thừa hưởng độ mềm mượt và bóng mịn từ sợi Polyester, mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái khi chạm vào. Đồng thời, sợi Spandex bổ sung thêm độ co giãn cao, giúp vải có khả năng đàn hồi tốt, phù hợp với các loại trang phục yêu cầu sự linh hoạt và dễ chịu khi vận động.
Vải thun lạnh là gì?
Nguồn gốc và quy trình sản xuất của vải thun lạnh
Nguồn gốc của vải thun lạnh
Vải thun lạnh, còn được biết đến với tên tiếng Anh là "Cold Spandex", có nguồn gốc từ những năm khó khăn của Thế Chiến II. Thời điểm đó, do sự loạn lạc của chiến tranh, con người cần những trang phục mỏng nhẹ, co giãn để dễ dàng hoạt động hơn. Vải thun lạnh ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết yếu này.
Nguồn gốc của chất vải thun lạnh
Ban đầu, vải thun lạnh được dệt từ sợi tổng hợp nylon hoặc polyester. Sau này, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã kết hợp thêm sợi spandex vào thành phần vải để tăng độ co giãn và cải thiện cảm giác mát mẻ.
Loại vải này được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi những ưu điểm nổi bật như mềm mịn, mát mẻ, co giãn tốt, nhẹ, nhanh khô, ít nhăn, dễ giặt ủi và giá thành hợp lý.
Quy trình sản xuất
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Vải thun lạnh thường được sản xuất từ sợi polyester hoặc hỗn hợp polyester và spandex. Polyester mang đến độ bền, độ co giãn và khả năng chống nhăn, trong khi spandex tăng cường độ co giãn, đàn hồi cho vải. Tỷ lệ pha trộn giữa hai loại sợi này sẽ ảnh hưởng đến đặc tính của vải thun lạnh thành phẩm.
Bước 2: Kéo sợi
Sợi polyester hoặc hỗn hợp sợi được đưa vào máy kéo sợi để tạo thành những sợi dài, mảnh. Quá trình này giúp sợi trở nên mịn hơn, đồng đều hơn và tăng độ bền cho vải.
Bước 3: Dệt vải
Những sợi vải sau khi được kéo sẽ được đưa vào máy dệt để tạo thành tấm vải. Vải thun lạnh thường được dệt theo kiểu dệt kim vòng tròn hoặc dệt kim phẳng, tạo nên bề mặt vải mịn màng, đàn hồi.
Bước 4: Nhuộm màu
Sau khi dệt, tấm vải thun lạnh sẽ được nhuộm màu. Đây là bước quan trọng quyết định màu sắc và độ bền màu của sản phẩm. Vải có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau theo yêu cầu.
Dây chuyền sản xuất vải thun lạnh tự động
Ưu nhược điểm của chất vải thun lạnh
1. Ưu điểm
- Chống nhăn và giữ form: Giúp vải thun lạnh trở thành lựa chọn phổ biến cho các trang phục yêu cầu sự gọn gàng và duy trì hình dáng ban đầu, như áo sơ mi.
- Dễ chăm sóc và bảo quản: Vải thun lạnh thường dễ chăm sóc và không yêu cầu quá nhiều công đoạn trong quá trình giặt là.
- Đa dạng về màu sắc và hoa văn: Chất thun lạnh có thể được sản xuất với nhiều màu sắc tươi sáng và hoa văn đa dạng. Cho phép thiết kế trang phục linh hoạt và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường và sở thích cá nhân.
- Nhẹ và nhanh khô: Vải thun lạnh có tính mỏng nhẹ và nhanh khô, rất tiện lợi cho việc giặt giũ và bảo quản
- Giá thành hợp lý: Vải thun lạnh có giá thành tương đối hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.
- Khả năng chống tia UV: Một số loại chất thun lạnh được xử lý với công nghệ tiên tiến hơn có khả năng chống các tia UV có hại cho làn da
Ưu điểm vải thun lạnh
2. Nhược điểm
- Độ bền không cao: So với các loại vải khác, nhược điểm vải thun lạnh chính là độ bền không cao, dễ bị xù lông và sờn rách sau một thời gian sử dụng.
- Dễ bị bám bụi: Bề mặt vải thun lạnh dễ bám bụi và mồ hôi, cần giặt giũ thường xuyên để giữ vệ sinh.
- Có thể gây kích ứng da: Một số người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng da khi mặc vải thun lạnh.
- Có thể gây bí da: Do khả năng thoáng khí không tốt bằng một số loại vải khác như cotton, vải thun lạnh có thể gây bí da khi mặc trong thời gian dài, đặc biệt là trong môi trường ẩm.
Nhược điểm của vải thun lạnh
3. So sánh vải thun lạnh với vải thun cotton, vải linen
Đặc điểm | Vải Thun Lạnh | Vải Thun Cotton | Vải Linen |
---|---|---|---|
Thành phần | Sợi polyester, hoặc pha polyester và spandex | Sợi cotton tự nhiên | Sợi lanh tự nhiên |
Độ co giãn | Cao | Trung bình | Thấp |
Thoáng khí | Cao | Cao | Rất cao (thoáng mát nhất trong 3 loại) |
Thấm hút mồ hôi | Tốt | Rất tốt | Tốt |
Nhanh khô | Rất nhanh | Nhanh | Trung bình |
Chống nhăn | Tốt | Trung bình, dễ nhăn | Dễ nhăn |
Độ bền | Cao | Cao | Cao |
Cảm giác khi mặc | Mát lạnh, mềm mại | Mềm mại, thoải mái | Mát mẻ, hơi thô ráp |
Giá thành | Trung bình | Trung bình | Cao |
Chăm sóc | Dễ dàng | Dễ dàng | Cần chú ý hơn (dễ nhăn) |
Ứng dụng | Quần áo thể thao, đồ mặc nhà, trang phục mùa hè | Áo thun, quần áo thường ngày, đồ lót,... | Quần áo mùa hè, đồ công sở, phụ kiện,... |
Phân loại các loại vải thun lạnh phổ biến hiện nay
1. Vải thun cotton lạnh
Thành phần
Vải thun cotton lạnh là một loại vải thường được sử dụng trong sản xuất quần áo mùa hè, với tính chất mát mẻ và thoáng khí. Thành phần chính của vải thun cotton lạnh thường là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi tổng hợp như polyester hoặc spandex
Đặc điểm
Mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt hơn so với các loại vải thun lạnh khác. Ít bị bám bụi và dễ giặt ủi. Hạn chế gây kích ứng da, phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên chất thun cotton lạnh lại có giá thành cao hơn so với các loại vải thun lạnh khác.
Vải thun lạnh và thun cotton lạnh
2. Vải thun lạnh 4 chiều
Thành phần
Sợi polyester chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần vải thun lạnh 4 chiều với tỷ lệ 95% sợi polyester và sợi spandex hoặc elastane chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong thành phần vải thun lạnh 4 chiều với tỷ lệ 5%.
Đặc điểm
Tính chất co giãn tốt 4 chiều, giúp người mặc thoải mái vận động. Bên cạnh ưu điểm nhẹ, mỏng và nhanh khô thì giá thành rẻ hơn so với vải thun cotton lạnh. Tuy nhiên vải thun lạnh 4 chiều lại dễ bị bám bụi và có thể gây bí da nếu mặc trong thời gian dài. Thường được sử dụng để may đồ thể thao, đồ tập gym, đồ bơi...
Vải thun lạnh 4 chiều
3. Vải thun lạnh Hàn Quốc
Thành phần
Vải thun lạnh Hàn Quốc có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau như cotton, polyester, spandex...Đặc biệt sợi spandex giúp vải co giãn linh hoạt mà không bị biến dạng vĩnh viễn, tạo cảm giác thoải mái và ôm vừa vặn khi mặc.
Đặc điểm
Chất vải thun có chất lượng tốt, mềm mại, co giãn tốt và đặc biệt rất bền màu. Mẫu mã đa dạng, phong phú tuy nhiên giá thành cao hơn so với các loại vải thun lạnh khác. Thường được sử dụng nhiều để may các loại trang phục cao cấp như áo thun, quần jean, váy...
Vải thun lạnh Hàn Quốc
4. Vải thun cotton lạnh 4 chiều
Thành phần
Kết hợp giữa sợi cotton và sợi co giãn (như spandex) để tạo ra độ co giãn và ôm sát với cơ thể. Nó kết hợp sự thoáng khí và cảm giác mát mẻ của vải thun lạnh với khả năng co giãn linh hoạt.
Đặc điểm
Chất vải thun cotton lạnh 4 chiều rất mềm mại, thoáng mát, co giãn tốt và thấm hút mồ hôi tốt. Với ưu điểm ít bị bám bụi và dễ giặt ủi thì giá thành cao hơn so với các loại vải thun lạnh khác. Được sử dụng để may các loại trang phục cao cấp, yêu cầu độ co giãn và thoải mái cao.
Vải thun cotton lạnh 4 chiều
5. Vải thun lạnh Thái
Thành phần
Có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau như cotton, polyester, spandex... Là các loại sợi tổng hợp có đặc tính bền, co giãn tốt và chống tia UV để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, chất làm mát để tạo cảm giác mát lạnh khi tiếp xúc với da.
Đặc điểm
Vải thun lạnh Thái đặc biệt có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Tuy giá rẻ nhưng chất lượng tương đối tốt, co giãn tốt và còn rất bền màu. Thường được dùng để may các loại trang phục bình dân như áo thun, quần short, đồ ngủ...
Vải thun lạnh Thái
Cách nhận biết vải thun lạnh chất lượng
Không phải ai cũng dễ dàng để nhận biết được những mẫu vải thun chất lượng khi thị trường có quá nhiều mẫu mã đa dạng. Vì thế để chọn mua được vải thun lạnh chất lượng tốt, bạn có thể áp dụng 4 cách sau:
Cách 1: Quan sát bằng mắt và tay
Đầu tiên bạn nên quan sát bề mặt vải, vải thun lạnh chất lượng tốt thường có bề mặt mềm mịn, đều màu, không có lỗi dệt. Vải thun lạnh co giãn tốt 4 chiều, khi kéo nhẹ sẽ có độ đàn hồi tốt và nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu. Những thước vải có chất lượng tốt thường nhẹ và mỏng hơn so với các loại vải khác và màu sắc tươi sáng, đều màu và không bị phai màu khi giặt.
Quan sát bằng mắt và tay để kiểm tra chất lượng
Cách 2: Thử nghiệm bằng nước
Nhỏ một giọt nước lên bề mặt vải. Nếu nước thấm nhanh vào vải thì đó là vải thun lạnh chất lượng tốt. Ngược lại, nếu nước đọng lại trên bề mặt vải thì đó có thể là vải thun lạnh chất lượng kém. Hoặc giặt thử một mẩu vải thun lạnh trong nước ấm với xà phòng. Nếu vải không bị phai màu, co rút hoặc bị xù lông thì đó là vải thun lạnh chất lượng tốt.
Thử nghiệm để biết vải thun lạnh có chất lượng không?
Cách 3: Lựa chọn thương hiệu uy tín
Nên mua vải thun lạnh của những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tham khảo đánh giá của người tiêu dùng về các thương hiệu vải thun lạnh khác nhau trước khi quyết định mua hàng.
Cách 4: Kiểm tra giá thành
Vải thun lạnh chất lượng tốt thường có giá thành cao hơn so với các loại vải thun lạnh chất lượng kém. Bạn vẫn nên cẩn thận với những sản phẩm vải thun lạnh giá rẻ bất ngờ vì có thể đó là hàng giả hoặc hàng kém chất lượng.
Ứng dụng của vải thun lạnh trong đời sống
1. May mặc:
Được sử dụng để may nhiều loại quần áo khác nhau như áo thun, quần short, đồ thể thao, đồ ngủ, đồ bơi… Vải thun lạnh được sử dụng để may đồ lót vì có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Và được sử dụng để may khăn quàng cổ, mũ, găng tay…
Sử dụng để may mặc
2. Gia dụng:
Vải thun lạnh được sử dụng để may rèm cửa vì có khả năng chống nắng tốt và tạo cảm giác mát mẻ cho căn phòng. Sử dụng để may ga giường, vỏ gối vì có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Với khả năng thấm hút nước tốt và nhanh khô vải thun lạnh thường được sử dụng để may khăn tắm.
Sử dụng để may rèm cửa
3. Công nghiệp:
Vải thun lạnh được sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động vì có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác thoải mái khi làm việc. Dùng để may đồ thể thao vì có khả năng co giãn tốt và giúp người tập vận động thoải mái. Bên cạnh đó vải thun lạnh còn được sử dụng để may băng bó, gạc y tế... vì có khả năng thấm hút tốt và an toàn cho da.
Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh vải thun lạnh
Giặt ủi đúng cách
Việc giặt ủi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của trang phục thun lạnh. Chỉ cần lưu ý một vài điểm nhỏ dưới đây, bạn có thể giữ cho quần áo luôn bền đẹp:
- Nhiệt độ: Vải thun lạnh khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Giặt bằng nước nóng có thể khiến vải bị co rút, biến dạng, mất đi form dáng ban đầu. Vì vậy, bạn chỉ nên giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm (dưới 30 độ C).
- Loại xà phòng: Lựa chọn xà phòng hoặc nước giặt dịu nhẹ, ít chất tẩy. Những loại xà phòng, nước giặt có tính tẩy rửa mạnh có thể làm phai màu vải, khiến quần áo nhanh chóng bạc màu, cũ kỹ.
- Cách giặt: Bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy giặt. Nếu giặt tay, hãy nhẹ nhàng vò và tránh ngâm quần áo quá lâu trong nước. Nếu giặt máy, nên lộn trái quần áo và cho vào túi giặt để giảm thiểu ma sát, bảo vệ sợi vải, đồng thời chọn chế độ giặt nhẹ.
- Ủi (là): Hầu hết vải thun lạnh đều được xử lý chống nhăn, nên thông thường bạn không cần phải ủi. Tuy nhiên, nếu quần áo bị nhăn nhiều sau khi giặt, bạn có thể ủi ở nhiệt độ thấp (chế độ dành cho vải tổng hợp) và nhớ lộn trái quần áo để tránh làm hỏng, bóng bề mặt vải.
Giặt ủi đúng cách
Hướng dẫn phơi và bảo quản
Sau khi giặt, việc phơi và bảo quản cũng quan trọng không kém để giúp quần áo thun lạnh luôn bền đẹp.
- Cách phơi: Ánh nắng trực tiếp là "kẻ thù" của vải thun lạnh, có thể khiến màu vải bị phai, giảm độ bền của vải. Vì vậy, bạn nên phơi quần áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất nên phơi trên móc áo để giữ form dáng và tránh quần áo bị dãn, biến dạng.
- Cách gấp: Sau khi quần áo khô, gấp gọn gàng và cất vào tủ sẽ giúp tiết kiệm không gian và giữ cho quần áo luôn phẳng phiu.
- Nơi bảo quản: Nên bảo quản quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, mốc meo gây hư hỏng vải và xuất hiện mùi khó chịu.
Hướng dẫn phơi và bảo quản
Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
Vải thun lạnh có cần ủi không?
Hầu hết vải thun lạnh đều được xử lý chống nhăn, nên bạn không cần phải ủi. Tuy nhiên, nếu quần áo bị nhăn nhiều sau khi giặt, bạn có thể ủi ở nhiệt độ thấp và nhớ lộn trái quần áo để tránh làm hỏng bề mặt vải.
Có thể in hình hoặc thêu lên vải thun lạnh được không?
Hoàn toàn có thể in hình hoặc thêu lên vải thun lạnh. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn phương pháp in hoặc thêu phù hợp với chất liệu vải để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của hình in/hình thêu.
Lời kết
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về chất vải thun lạnh. Cùng tận hưởng sự mát mẻ và thoải mái mà loại vải này mang lại trong những ngày hè nóng bức. Đừng quên theo dõi Chuyên mục Chất liệu may mặc để cập nhật chi tiết những tin tức mới nhất về thời trang nhé!
- Phân biệt thun lạnh và thun cotton - bạn đã biết ?
- Gợi ý cách giặt và bảo quản áo thun đơn giản, hiệu quả luôn như mới
- Vải Petit là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải petit trong cuộc sống