Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số loại vải lại mang đến cảm giác mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn trong những ngày hè nóng bức? Bí mật nằm ở vải Petit - chất liệu được hơn 70% người tiêu dùng ưa chuộng nhờ khả năng thấm hút vượt trội và khô nhanh.
Với sự mềm mại và thoáng mát đặc biệt, vải Petit không chỉ được yêu thích trong thời trang mà còn chinh phục cả những người tiêu dùng khó tính nhất. Bài viết này, Coolmate sẽ giúp bạn khám phá đặc tính nổi bật, ứng dụng và lý do khiến vải Petit trở thành lựa chọn hoàn hảo cho trang phục hàng ngày.
1. Vải petit là gì
Vải petit là một thuật ngữ của tiếng Pháp và trong tiếng Anh, loại vải này còn được gọi là "calico", "printed cotton fabric" hoặc "small print fabric". Loại vải này thường được làm từ một số sợi khác nhau từ tùy vào nhà sản xuất và mục đích sử dụng cụ thể như: Cotton, Polyester, nylon, rayon, viscose,...
Vải petit thường là loại vải bông mỏng, có in những họa tiết nhỏ như hoa, chấm bi hoặc các hình tròn nhỏ. Loại vải này thích hợp sử dụng để may váy, áo trẻ em. Chính nhờ màu sắc tươi sáng cũng những họa tiết đáng yêu mà loại vải này rất được ưa chuộng sử dụng.
Vải petit thường là loại vải bông mỏng, có in những họa tiết nhỏ
2. Những điều chưa biết về vải petit
Vải petit được ứng dụng sản xuất nhiều sản phẩm may mặc khác nhau, nhưng nhiều người lại không hề biết đến tên gọi của chất liệu này. Trước hết, Coolmate sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc của vải petit nhé!
2.1. Nguồn gốc của vải petit
Về nguồn gốc, vốn dĩ chữ petit có xuất phát từ tiếng Pháp - nơi được cho là kinh đô thời trang lớn nhất thế giới, đồng thời có sự ảnh hưởng khá lớn đến lĩnh vực thời trang. Petit trong tiếng Pháp nghĩa là tí hon, hay nhỏ. Petit thường được dùng để nói về những món đồ bé nhỏ, tinh tế và có phần nào đó dễ thương hút mắt người nhìn.
Vải petit được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau
Khi từ petit được sử dụng để đặt cho một loại vải, có thể hiểu rằng chất liệu này có đặc điểm mỏng, nhẹ cùng những sợi nhỏ. Petit dường như thể hiện sự tôn trọng cả về chất lượng lẫn kiểu dáng của vải.
Sau một thời gian, tên vải petit trở nên phổ biến trong lĩnh vực thời trang và được nhiều người nhắc đến khi người ta nhắc về những sản phẩm thời trang mang nét sang trọng và đẳng cấp. Bởi với sự tiếng tăm của cả ngành thời trang Pháp, các chuyên gia hay sử dụng ngôn ngữ nước này để gọi tên những sản phẩm mang phong cách riêng - phong cách của những quý tộc.
2.2. Thành phần trong vải Petit
Nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người sử dụng, vậy thành phần của vải petit bao gồm những gì? Vải petit thường được sản xuất từ 4 loại chất liệu khác nhau như polyester, lanh, tơ tằm, bông.nĐể hiểu hơn về thành phần của loại vải này, hãy tìm hiểu chi tiết từng loại sợi có trong vải nhé!
- Polyester là dạng chất liệu tổng hợp nhằm mang lại độ bền cũng như khả năng giúp hình dáng vải được duy trì lâu bền hơn.
- Lanh là những sợi được sản xuất từ cây lanh có cấu trúc thoáng khí, nhẹ nhàng giúp người sử dụng luôn cảm thấy mát và tươi mới.
- Tơ tằm là loại sợi tự nhiên được sản xuất từ tơ tằm có đặc điểm mịn màng, mềm mại đồng thời mặt vải cũng lấp lánh hút mắt hơn.
- Bông lại là chất liệu phù hợp cho mùa hè nhờ khả năng thấm hút mồ hôi, mang đến cảm giác thoải mái và mềm mại.
- Tùy mục đích sử dụng, tùy theo nhu cầu của thị trường mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại chất liệu phù hợp để sản xuất vài petit.
Thành phần trong vải Petit
3. Ưu, nhược điểm của vải petit
Với thành phần khác nhau, vải petit cũng sẽ mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Liệu loại vải được dùng ngôn ngữ Pháp để đặt tên sẽ mang lại những điểm lợi - điểm bất cập như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo!
Vải petit mang nhiều ưu điểm khác nhau
3.1. Ưu điểm
Với nhiều sản phẩm cũng như đối tượng sử dụng, vải petit có nhiều ưu điểm bao gồm:
- Có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả: petit được áp dụng công nghệ sản xuất cao cấp nên tạo độ dày dặn cho vải, từ đó tăng khả năng thấm hút mồ hôi. Điều này cũng giúp những sản phẩm từ vài petit an toàn cho những làn da nhạy cảm, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Thông thoáng, dễ chịu: nhờ cấu trúc dệt chéo, nghĩa là các sợi vải sẽ được áp dụng công nghệ dệt chéo chứ không sử dụng cách dệt thông thường. Cách dệt vải này vừa tạo độ khít vừa tránh cho vải bị bí, từ đó tạo nên sự thoáng mát.
- Độ đàn hồi, co giãn vượt trội để người sử dụng cảm thấy thoải mái nhất kể cả khi dùng đồ ôm sát.
- Bền bỉ đảm bảo giặt nhiều lần vẫn không hỏng chất vải hay form quần áo.
- Phù hợp cho nhiều loại da, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Vải petit có độ đàn hồi, co giãn vượt trội
3.2. Nhược điểm
Dù là chất liệu có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng không vì thế mà chất vải petit không tiềm ẩn một vài nhược điểm như:
- Vải petit khá mỏng đồng thời co giãn không nhiều. Nếu bạn muốn mặc trang phục ôm sát cơ thể thì nên tránh loại vải này để hạn chế sự khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Petit là loại vải không phù hợp sử dụng khi thời tiết nóng bức. Lý do là bởi loai vải này ít thoáng khí, sẽ gây bí bách cho cả cơ thể
- Dễ bám bụi, dễ nhăn, dễ bị thấm là các nhược điểm tiếp theo cần nhắc đến của vải petit. Những điểm trừ này đều khiến việc chăm sóc quần áo là từ vải petit khó hơn các loại vải khác
- Dễ rách nếu không được giặt và bảo quản đúng cách. Do đó, với vải petit, cần có cách bảo quản và cách giặt riêng. Phần hướng dẫn chi tiết sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.
Vải petit khá mỏng dễ dính bụi
3. So sánh vải Peptit với một số loại vải khác
Đặc điểm |
Vải Petit |
Vải Cotton |
Vải Lụa |
Vải Polyester |
Nguồn gốc |
Protein động vật, thực vật, tổng hợp |
Xơ bông tự nhiên |
Tơ tằm |
Sợi nhân tạo từ dầu mỏ |
Đặc tính mềm mại |
Mềm mại, dịu nhẹ trên da |
Mềm nhưng dễ nhăn |
Rất mềm, bóng mượt |
Không mềm bằng, cảm giác hơi thô |
Khả năng thấm hút |
Cao |
Rất cao |
Trung bình |
Thấp |
Khả năng thoáng khí |
Cao |
Rất cao |
Trung bình |
Thấp |
Độ bền |
Tốt |
Tốt |
Thấp, dễ rách |
Rất tốt |
Khả năng phân hủy |
Tốt |
Tốt |
Rất tốt |
Kém |
Ứng dụng phổ biến |
Quần áo thể thao, thời trang cao cấp |
Trang phục hàng ngày, nội thất |
Thời trang cao cấp, trang phục truyền thống |
Trang phục công sở, đồ dã ngoại |
4. Phân loại vải Petit thường gặp
1. Petit động vật
Được sản xuất từ các nguồn protein động vật như tơ tằm hoặc collagen, loại vải này nổi bật với sự mềm mại, nhẹ nhàng và khả năng giữ ẩm tốt, thường được dùng trong các sản phẩm cao cấp như đồ lót hoặc quần áo trẻ em.
2. Petit thực vật
Được chiết xuất từ các loại protein như đậu nành, lúa mạch hoặc các loại hạt, loại vải này có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường, thường được sử dụng trong thời trang bền vững và trang phục thường ngày.
3. Petit tổng hợp
Được sản xuất bằng công nghệ tái tạo chuỗi peptit nhân tạo, loại này mang lại độ bền cao, khả năng chống nhăn và dễ bảo quản, phù hợp với các sản phẩm thời trang thể thao và đồ dùng công nghiệp.
5. Cách nhận biết vải Petit
Để nhận biết vải Petit, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
1. Quan sát bằng mắt thường
Vải Petit thường có bề mặt mềm mịn, không quá bóng, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và tự nhiên. Đôi khi có thể thấy vải có các họa tiết dệt nhỏ, tạo độ thoáng khí và thẩm mỹ cao.
2. Sờ, cảm nhận
Khi chạm vào, vải Petit cho cảm giác mềm mại, mát mẻ, dễ chịu. Đặc biệt, chất liệu này không nhám hoặc cứng như một số loại vải nhân tạo khác.
3. Thử nghiệm
-
-
Thử thấm nước: Vải Petit có khả năng thấm hút tốt, khi nhỏ một vài giọt nước, nước sẽ được hấp thụ nhanh chóng.
-
Thử kéo giãn: Vải Petit có độ co giãn nhẹ, giúp giữ form tốt mà không bị nhăn nhúm nhiều.
-
4. Đọc nhãn mác
Các sản phẩm làm từ vải Petit thường ghi rõ tên chất liệu trên nhãn mác, đi kèm các thông tin về thành phần, hướng dẫn giặt là, và đặc tính của vải (nhanh khô, thấm hút, thoáng khí).
Sử dụng các phương pháp trên sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt vải Petit với các loại vải khác và lựa chọn đúng sản phẩm mong muốn.
6. Vải petit được ứng dụng để làm gì?
Trong lĩnh vực may mặc, vải petit được sử dụng để sản xuất khá nhiều loại trang phục, thậm chí được dùng trong nội thất và cả trang sức. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp vải petit trong:
- Áo sơ mi: được cho là loại vải lý tưởng để sản xuất áo sơ mi nhờ có tính đàn hồi cùng độ bền. Vải petit được ứng dụng may áo sơ mi cho cả nam, nữ và khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp áo sơ mi, váy... được may từ vải petit
- Quần áo cho trẻ em: trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và luôn cần những chất liệu mềm mại, dễ chịu. Do đó, vải petit được dùng phổ biến để may hầu hết các loại trang phục cho các bé, nhất là trẻ sơ sinh.
- Đồ nội thất: với lĩnh vực này vải petit thường được sử dụng bọc ghế sofa, sản xuất khăn trang trí hoặc rèm cửa. Sự đa dạng cả về hoa văn lẫn màu sắc chính là những điều khiến nhà sản xuất tin tưởng lựa chọn loại vải này để tạo nên sắc màu cho các không gian
- Trang sức cũng là một trong những ứng dụng của vải petit. Bất cứ trang sức cho tay, cổ... người ta đều có ý tưởng kết hợp vải petit cùng đá quý hoặc kim loại, hạt để tạo nên sự lung linh.
Vải petit dùng để may quần áo trẻ em
7. Cách giặt và bảo quản vải petit
Như đã nói ở trên, vải petit khá "nhạy cảm" và cần có chế độ chăm sóc khác biệt. Chẳng hạn như việc giặt, cả chất tẩy rửa và cách giặt đều ưu tiên sự nhẹ nhàng và ít clo. Các nhà sản xuất sẽ ưu tiên việc giặt bằng tay, còn nếu bạn muốn giặt bằng máy thì nên áp dụng chế độ giặt nhẹ nhàng bằng nước ấm. Vải petit đặc biệt "kị" với nước nóng bạn nhé!
Tăng tính thẩm mỹ cho ghế sofa nhờ vải petit
Về cách bảo quản, bạn cũng nên:
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Vải petit được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau và điều này chỉ nhà sản xuất nắm rõ. Thế nên, hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất rất quan trọng. Áp dụng đúng hướng dẫn sẽ giúp trang phục của bạn được bền lâu hơn.
- Áp dụng giặt tay hoặc giặt máy chế độ nhẹ, điều này giúp cấu trúc vải, form áo được giữ nguyên vẹn hơn
- Vải petit không ưa nhiệt cao, bao gồm cả nhiệt độ nước, nhiệt độ ngoài trời và cả nhiệt độ từ bàn là. Hãy phơi quần áo dưới bóng râm và là hơi nhẹ nhàng khi cần thiết.
- Khi không sử dụng, hãy gấp gọn gàng, để trong nơi thoáng mát, khô ráo và nên cất đồ sản xuất từ vải petit trong túi hoặc hộp để tránh bụi bẩn.
Luôn bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo
8. Một số câu hỏi thường gặp về vải Petit
Vải Petit có giá thành cao không?
Vải Petit có giá thành nằm ở mức trung bình đến cao, tùy thuộc vào nguồn gốc và quy trình sản xuất. Nếu vải được làm từ các nguyên liệu tự nhiên cao cấp hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến, giá thành sẽ cao hơn so với các loại vải thông thường. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội như mềm mại, thoáng khí, và độ bền, vải Petit xứng đáng với mức giá mà người tiêu dùng bỏ ra.
Vải Petit có thể phân hủy sinh học không?
Vải Petit có khả năng phân hủy sinh học nếu được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như protein động vật (tơ tằm, collagen) hoặc thực vật (đậu nành, lúa mạch). Tuy nhiên, đối với vải Petit tổng hợp, khả năng phân hủy sẽ thấp hơn và phụ thuộc vào công nghệ tái chế của nhà sản xuất. Điều này làm cho vải Petit tự nhiên thân thiện với môi trường hơn, phù hợp với xu hướng thời trang bền vững hiện nay.
Bài viết trên đã thông tin chi tiết đến bạn về vải petit là gì cũng như công dụng của nó. Có thể nói, mỗi loại vải mỗi chất liệu đều mang đến những ứng dụng khác nhau cho cuộc sống chúng ta. Để tìm hiểu và biết nhiều hơn về các loại vải cũng như ứng dụng của chúng, truy cập Coolblog - kho tàng kiến thức xã hội, văn hóa, thời trang mỗi ngày nhé!
Coolmate - Nơi mua sắm tin cậy của nam giới!
Xem thêm:
- Top 10 các loại vải thấm hút mồ hôi tốt, hạ nhiệt nhanh
- So sánh vải Bamboo với Modal: Chất liệu vải nào may đồ lót tốt hơn?
- Piquecool là gì? Tất tần tật thông tin về loại vải pique