Bạn đã từng hoặc đang sử dụng các sản phẩm từ len ít nhất là một món đồ: áo, mũ, khăn choàng, bao tay,… Vậy bạn có biết vải len là gì? Phân loại len và công dụng của nó trong cuộc sống như thế nào? Cùng khám phá với Coolmate bạn nhé!
Len là gì?
1. Khái niệm vải len
Len là một loại sợi tự nhiên thu được từ động vật. Các sợi cấu tạo nên len được thu chủ yếu từ lông cừu và một số loại động vật khác như lạc đà, dê hoặc thỏ, …
Nhờ vào khả năng giữ nhiệt hoàn hảo nên len được sử dụng để may các trang phục dày và ấm mỗi khi mùa đông đến độ bền cao. Vì thế vải len thường được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm.
2. Nguồn gốc của vải len
Len được nhiều nhà khoa học cho là đã xuất hiện từ thời đồ đá mới khi con người săn thú lấy thịt để ăn, dùng lông để giữ ấm. Người Babylon vào năm 4000 TCN đã sử dụng quần áo len.
Sau khi thuần hóa được loài cừu, họ nuôi chúng để lấy lông làm sợi. Việc buôn bán len trở nên nở rộ từ suốt thế kỳ XX-XI. Chính vì điều này, Bỉ thường nhập thô lông cừu để sản xuất và xuất khẩu thành phẩm sang Anh.
Từ đó, len trở thành mặt hàng tiềm năng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện Úc đang đứng đầu về sản lượng cừu ước tính khoảng 1 tỷ con.
Quy trình sản xuất vải len
1. Bước 1: Thu hoạch lông
Để sản xuất được vải len, trước hết phải thu hoạch lông từ những con vật có thể lấy lông như cừu, bò, dê, thỏ….
2. Bước 2: Làm sạch lông
Lông sau khi được lấy từ những con thú sẽ được cho đi làm sạch. Len thô sẽ có chất nhờn lanolin, chất nhờn này sẽ được làm sạch bằng các chất xúc tác hóa học. Sau đó sẽ phân loại theo từng kiên.
3. Bước 3: Chải thô và kéo sợi
Sau khi đã được phân loại, len sẽ được chải thô. Quá trình này sẽ giúp cho sợi len được dài ra. Những sợi len dài này tiếp tục được kéo thành sợi.
4. Bước 4: Dệt vải
Sợi len lúc này sẽ được đem đi dệt thành nhiều sản phẩm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người chế tạo đang hướng đến.
Đặc điểm của vải len
1. Ưu điểm
- Giữ ấm tốt: ưu điểm lớn nhất mà khiến người sử dụng luôn nhớ đến vải len đó là khả năng giữ ấm cực kì tốt. Chính vì vậy, vải len thường được dùng để làm trang phục vào mùa đông.
- Vải len rất mềm mịn: Do nguồn gốc từ các loại lông cừu nên len có độ mềm mịn cao, mặc vào sẽ cảm thấy rất thoải mái, không bị cọ xát hay dính người quá nhiều, không gây rát cho cơ thể.
- Khả năng chống cháy tốt: Thường thì len đều có khả năng chống cháy, tùy vào các loại len có mức độ chống cháy cao, thấp khác nhau. Đây là một khả năng khá đặc biệt mà ít loại vải nào có được.
- Thân thiện với môi trường: Là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây ra những tác động xấu cho môi trường.
2. Nhược điểm
- Lâu khô: Len có khả năng hút ẩm cao đồng nghĩa với việc vải len khi thấm nước sẽ lâu khô hơn. Có nhiều loại áo khoác len sau khi giặt phải mất 3 đến 4 ngày mới khô hoàn toàn được.
- Dễ ẩm mốc: Vải len nếu để ở những nơi ẩm ướt hay những nơi có độ ẩm cao lâu ngày sẽ dễ sinh nấm mốc.
- Sợi len bị xước: Những đồ dùng bằng vải len khi không may bị vướng vào một vật nhọn sẽ làm cho sợi len bị xước ra và cũng có thể làm những sợi len khác bị tuột theo.
- Trọng lượng vải nặng: Những đồ dùng bằng vải len thường rất khó khăn khi vệ sinh. Bởi khi nhúng nước, vải len sẽ hút nước nhiều và làm trọng lượng của vải tăng lên gấp nhiều lần, gây khó khăn cho việc giặt giũ.
- Xù lông: Vải len giặt nhiều hoặc giặt không đúng cách sẽ rất dễ bị xù lông, làm mất đi tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Phân loại len thường gặp
1. Len lông cừu thường
Len lông cừu là một loại len tự nhiên được lấy trực tiếp từ những chú cừu đã thay lông một lần, chất liệu này có độ mềm mại và đàn hồi cao, khả năng giữ ấm tốt và độ bền cao theo thời gian.
2. Len Cashmere
Sợi len cashmere vô cùng khan hiếm, được lấy từ lông của loài dê cashmere sống ở Kashmir, một vùng cao ở Himalaya.
Đây cũng là loại len siêu nhẹ, đồng thời cũng là loại len có giá thành đắt nhất.
3. Len Alpaca
Alpaca là một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ, lông của nó khá giống với lông cừu nhưng nhẹ và mềm hơn. Len Alpaca có khả năng giữ nhiệt tốt, mềm mại và có tính bền bỉ cao.
4. Len cotton
Chất liệu cotton cũng mang nhiều ưu điểm của vải len như giữ ấm, cách nhiệt, cách điện, hút ẩm,... Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng được lựa chọn để tạo ra sản phẩm này. Hơn thế nữa, chúng không gây mẩn ngứa cho da so với vải len làm từ lông động vật đối với những người có làn da nhạy cảm.
Ứng dụng của len trong cuộc sống
1. Trong may mặc
Có thể nói vải len là chất liệu được ưa chuộng nhất trong các sản phẩm mùa đông. Chất liệu vải bền, đẹp, co giãn tốt giúp vải thoải mái và có tính ứng dụng cao giúp các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo trong nhiều mẫu mã và màu sắc.
Nhiều thương hiệu thời trang sử dụng chất liệu này để làm khăn quàng cổ cao cấp. Không chỉ có thể giữ ấm trong mùa đông lạnh giá. Nó cũng là phụ kiện thời trang không thể thiếu của các nàng sành mặc khi dạo phố, đi làm.
Những chiếc mũ thời trang cũng được sản xuất bằng chất liệu này. Nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng có thể tạo ra nhiều thiết kế cho dòng sản phẩm này hàng năm.
Mũ Len 84RISING Beanie
2. Trong thiết kế nội thất
Ngoài ra, vải len còn được dùng làm đồ trang trí nội thất như thảm trải sàn, gối tựa lưng, chăn, vỏ gối ... Do có khả năng cách điện, chống cháy tốt nên chất liệu này rất thích hợp để sản xuất đồ trang trí nội thất.
3. Làm đồ handmade
Đồ handmade là những món đồ được làm thủ công từ những nguyên liệu có sẵn, sử dụng sự tỉ mỉ và khéo léo của nhà sản xuất để tạo ra những món đồ đẹp và độc đáo. Vải len còn có thể dùng để làm một số đồ thủ công như gấu bông, bông tai, móc chìa khóa… Những sản phẩm này rất thích hợp để làm phụ kiện trang trí hoặc làm quà tặng.
Cách bảo quản và vệ sinh vải len
1. Giặt đồ len bằng tay
- Trước khi giặt, bạn dùng gậy đập loại bỏ bớt bụi bám trên quần áo len, rồi cho chúng vào ngâm với nước lạnh khoảng 20 – 25 phút.
- Vò nhẹ trong nước lạnh và vắt ráo nước, cho vào nước đã được hòa tan bột giặt hoặc nước giặt.
- Khuấy đều tay và vò nhẹ sao cho bụi bẩn được tẩy sạch, vắt ráo nước. Hòa 1 ly giấm hoặc nước cốt chanh vào nước lạnh, tiếp tục cho đồ len vào giặt sạch.
- Giấm và chanh sẽ giúp trung hòa chất giặt tẩy còn sót lại trên sợ vải.
- Sau khi giặt xong bạn nên vắt ráo nước cho vào túi lưới, treo nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
2. Giặt đồ len bằng máy
- Với đồ len bạn nên hạn chế giặt bằng máy, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều loại len giặt được bằng máy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết sản phẩm len nào có thể giặt bằng máy.
- Với giặt máy bạn nên dùng nước ấm ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ, như vậy đồ len của bạn sẽ không bị giãn.
- Tuyệt đối không được giặt đồ len ở chế độ thường nếu máy của bạn không có chế độ giặt cho đồ len, bạn có thể sử dụng chế độ giặt nhẹ và cho đồ len vào túi giặt, như vậy sẽ giảm bớt áp lực lên sợi vải, tránh bị giãn, chảy đồ.
3. Cách phơi đồ len đúng cách
Phơi đồ len bằng móc khi còn ẩm ướt thì rất dễ làm giãn, mất dáng của trang phục, dễ gây hư hỏng. Vì vậy, bạn có thể chọn cho mình một trong những cách phơi đồ len sau:
- Chọn một mặt phẳng sạch, khô thoáng, trải đồ len của bạn lên hong khô, như vậy bạn sẽ chẳng lo đồ của bạn bị giãn do sức nặng của nước.
- Chỉ sử dụng dây phơi. Thay vì móc, bạn chỉ cần cuộn đồ len bên trong một chiếc khăn và vắt chúng ngang qua dây phơi.
LỜI KẾT,
Hy vọng với những thông tin Coolblog mang đến vừa rồi có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về chất vải len mềm mịn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy theo dõi trang để xem được nhiều sản phẩm mới và bài viết hay nhé!
- Có nên giặt Áo len bằng máy? Mẹo giặt áo len bằng tay & máy hiệu quả
- Top 5 áo len bán chạy nhất Shopee