Cashmere - Loại vải đắt đỏ có gì đặc biệt?

Nếu bạn đã từng nghe về các loại vải đắt đỏ nhất thế giới thì hẳn phải nhớ đến cái tên Cashmere. Trong bài viết dưới đây, Coolmate sẽ tổng hợp lại những thông tin cơ bản nhất như vải Cashmere là gì, cách bảo quản và tính ứng dụng của nó.

Ngày đăng: 10.11.2024, lúc 12:06 4.736 lượt xem

Người ta thường biết nhiều đến vải lông cừu, vậy bạn đã từng nghe vải lông dê chưa? Vải Cashmere chính xác là loại vải được dệt từ lông dê đắt đỏ và xa xỉ bậc nhất trên thế giới. Cùng Coolmate tìm hiểu A-Z vải Cashmere là gì và lý giải tại sao lại có giá thành cao như vậy nhé! 

Vải Cashmere là gì?

Vải Cashmere (hay vải len Cashmere) là loại vải mềm nhất trên thế giới và cũng là loại vải xa xỉ bậc nhất. Những sợi lông Cashmere thường rất mỏng, chúng dệt nên những bộ quần áo nhẹ nhàng, mềm mại, không kém phần sang trọng và rất bền. 

Vải Cashmere có sợi nhỏ, mềm và nhẹ

Vải Cashmere có sợi mảnh, siêu mềm và nhẹ

Vải Cashmere được dệt thủ công hoàn toàn từ lông dê. Những con dê này được chăn thả trên dãy Himalaya, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -30 độ C. Chính môi trường sống lạnh giá này tạo nên những lớp lông dày và ấm cho những chú dê. Thông thường, để dệt được một chiếc áo len Cashmere thì cần lông của 4-5 con dê.

Nguồn gốc vải Cashmere

Vải Cashmere xuất hiện và làm khuynh đảo giới quý tộc và hoàng gia từ hàng nghìn năm về trước. Tên Cashmere được lấy theo tên của vùng sản xuất ra những thước vải Cashmere đầu tiên là Kashmir. Đây là khu vực nằm giữa Ấn Độ và Pakistan nơi có nhiệt độ quanh năm rất thấp, tạo điều kiện để những chú dê Cashmere có bộ lông chất lượng hơn.

Dê ở vùng Cashmere

Vải Cashmere được dệt từ lông cừu ở dãy Himalaya

Vải Cashmere từ lâu trở thành biểu tượng cho sự sang trọng và xa xỉ. Loại vải này lan rộng ra các nước châu Âu nhờ vào chiếc khăn choàng làm bằng lông dê mà Napoléon tặng vợ mình sau hành trình thám hiểm phương Đông. Kể từ đó, giới quý tộc bắt đầu biết đến và săn lùng chất liệu vải giá trị này. 

Ngày nay, khả năng chi trả cho loại vải này tăng lên nhưng vải Cashmere vẫn đứng top về độ đắt đỏ và xa xỉ. Vải được ứng dụng trong chủ yếu trong các sản phẩm, phụ kiện thời trang cao cấp với đa dạng kiểu dáng và mẫu mã. Người sử dụng vải Cashmere ánh lên sự quý phái và đẳng cấp, thể hiện gu thời trang tinh tế và chú trọng vào chất lượng vượt trội.

Vải Cashmere được tạo ra như thế nào? 

Vải Cashmere truyền thống được dệt thủ công hoàn toàn. Ngày nay, việc sản xuất vải được áp dụng công nghệ hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, quy trình tạo ra một thước vải Cashmere cũng rất công phu và tiêu tốn nhiều công sức.

  • Thu hoạch lông cừu 

Lông dê sẽ rụng nhiều vào mùa xuân. Lúc này, người nông dân sẽ chải toàn bộ cơ thể dê để thu hoạch những đám lông tơ chất lượng. Mỗi năm, một chú dê chỉ cho khoảng 200 gram lông, vì thế cần đến 4-5 con mới đủ để dệt áo.

Thu hoạch lông dê bằng cách chải nhẹ nhàng

Lông cừu được thu hoạch bằng cách chải nhẹ nhàng

  • Chọn lọc và làm sạch lông

Lông sau thu hoạch được loại bỏ những tạp chất hay đám lông xơ cứng không đạt chuẩn. Rửa sạch lông bằng nước ấm pha chất tẩy nhẹ để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, sau đó sấy khô. Người sản xuất phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng để không mất đi chất mềm mại của lông dê.

  • Kéo sợi

Trước khi được kéo thành sợi dài, lông lại được tuyển chọn thêm một lần nữa. Những lớp lông mềm mịn nhất tiếp tục được lựa chọn. Sợi vải bền bỉ và chất lượng phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người thợ. 

Vệ sinh và chọn lọc lông dê

Trước khi kéo sợi lông phải được kiểm tra chất lượng cần cuối

  • Nhuộm vải (nếu cần thiết)

Sợi Cashmere tự nhiên có màu trắng, kem hoặc xám nhạt. Để tạo nên những thước vải màu sắc, người thợ sẽ tiến hành nhuộm màu theo phương pháp đặc biệt. Chất liệu tự nhiên của thuốc nhuộm giúp bảo vệ độ mềm mượt và an toàn cho vải.

  • Dệt vải

Các sợi Cashmere trước khi dệt sẽ được chải thô để gỡ rối. Người ta có thể tạo thành vải nhờ dệt thủ thông, máy móc hay thậm chí là đan bằng tay để cho ra các sản phẩm như khăn choàng, găng tay, mũ len,...

  • Hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra chất lượng

Trước khi đến tay người tiêu dùng, vải Cashmere được giặt một lần cuối cùng để loại bỏ những sợi lông thừa. Vải đủ tiêu chuẩn phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe về độ mịn, độ bền, kích thước sợi,... 

  • Đóng gói

Các sản phẩm cuối cùng sẽ được đóng gói, dán nhãn hiệu và sẵn sàng để tung ra thị trường

  • Lưu ý

Với quy trình kỳ công như vậy, giá cho một tấm vải Cashmere hay sản phẩm từ vải Cashmere không rẻ. Nếu bạn mua được sản phẩm 100% Cashmere nhưng giá rẻ thì có thể nhãn mác in sai hoặc vải đã được pha với lông yak hoặc lông chuột nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Các loại vải Cashmere trên thị trường hiện nay

Vải Cashmere được phân loại dựa trên tỉ lệ chất hỗn tạp có trong sợi, kích thước và độ dài của sợi. Ngoài ra, chất lượng sợi của những chú dê ở các vùng khác nhau cũng có sự chênh lệch. Nổi tiếng về chất lượng hàng đầu là vải Cashmere đến từ những chú dê sinh sống ở dãy Himalaya.  

Vải Cashmere được phân thành nhiều loại

Dựa vào đường kính sợi mà vải Cashmere được phân thành nhiều loại khác nhau

Dựa vào chất lượng và kích thước sợi, vải Cashmere sẽ được chia thành các nhóm chính như sau:

  • Loại A: Đây là loại vải Cashmere mỏng và dài nhất, đường kính của chúng rất nhỏ, có thể xuống thấp tới 14 micron, độ dài tới 36mm. Độ bền của dòng này rất cao

  • Loại B: Đây là loại vải Cashmere có đường kính khoảng 19 micron, chất lượng thấp hơn loại A

  • Loại C: Đây là loại sợi Cashmere dày và có đường kính khoảng 30 micron, chất lượng thấp nhất, giá thành cũng rẻ hơn hai loại A - B. 

Nguồn gốc của những chú dê cũng là một cách để phân loại vải Cashmere:

  • Len Cashmere: Có nguồn gốc từ dê Cashmere của sa mạc Gobi và vùng Kashmir, len cashmere rất mịn và mềm nhưng cũng rất bền.

  • Len Pashmina: Họ hàng gần của dê Cashmere, dê Pashmina tạo ra các sợi tương tự như cashmere đến nỗi hai loại vải này thường được gộp lại với nhau để tạo thành những sản phẩm có giá thành dễ chịu hơn.

Ưu và nhược điểm của vải Cashmere

Là loại vải xa xỉ bậc nhất không đồng nghĩa với sự hoàn hảo tuyệt đối. Song song với rất nhiều ưu điểm thì vải Cashmere cũng tồn tại những nhược điểm nhất định, nhưng không đáng kể nếu biết cách bảo quản. 

Ưu điểm

Ưu điểm vải Cashmere

Ưu điểm nổi trội của vải Cashmere

  • Siêu mềm và nhẹ: Đặc trưng mềm mịn của lông tơ qua bàn tay khéo léo của người thợ vẫn giữ được độ mướt nguyên bản. Đồng thời, sợi Cashmere mảnh nhưng rất chắc giúp những trang phục dù có cồng kềnh đến đâu thì vẫn tối ưu khối lượng.
  • Bề mặt vải đều, đẹp: Vải thường được dệt thủ công và tỉ mỉ đến từng chi tiết giúp sợi vải đan vào nhau một cách đều đặn và đẹp mắt. Quá trình tuyển chọn kỹ càng cũng cho ra những sợi vải chất lượng và hoàn hảo nhất.
  • Giữ ấm và thấm hút mồ hôi: Lông có vai trò bảo vệ dê khỏi thời tiết khắc nghiệt vùng núi cao nên có đặc tính giữ ấm cực tốt. Không những vậy, vải Cashmere còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể và thấm hút mồ hôi giúp người mặc luôn cảm thấy khô thoáng và thoải mái.
  • Độ bền cao: Cấu trúc sợi bền bỉ và giữ được độ mịn qua thời gian. Tuy nhiên, độ bền cũng phụ thuộc vào quá trình sử dụng và bảo quản vải.
  • Sang trọng, quý phái: Vải Cashmere là biểu tượng của gu thẩm mỹ tinh tế. Chất liệu này khẳng định được đẳng cấp và phong cách sống sang trọng của người sở hữu.

Nhược điểm

Nhược điểm vải Cashmere

Nhược điểm không quá đáng kể của vải Cashmere

  • Giá thành cao: Giá cả không hẳn là nhược điểm của vải Cashmere. Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của mỗi người để đánh giá xem giá của Cashmere có thật sự cao so với giá trị mà nó mang lại hay không.
  • Dễ xù lông: Là chất liệu vải cao cấp, Cashmere phải được sử dụng và bảo quản đúng cách. Bề mặt áo có thể xù lên khi sử dụng với tần suất quá lớn hoặc bị cọ sát quá nhiều.
  • Dễ rách: Vải Cashmere khi gặp vật sắc nhọn hoặc góc cạnh dễ bị rách hoặc xước do sợi vải quá mềm mại và mảnh mai.
  • Khả năng chịu nước kém: Vải Cashmere rất nhạy cảm với độ ẩm. Cấu trúc sợi dễ bị bai nhão và co rút khi tiếp xúc quá nhiều với nước. Khi giặt phải tuân theo những yêu cầu nhất định để bảo vệ chất lượng của vải.

Tại sao chất liệu vải cashmere lại có giá thành khá cao?

Giá thành được xác định dựa trên rất nhiều yếu tố. Độ quý hiếm và quy trình sản xuất công phu như trên đã một phần trả lời cho câu hỏi tại sao vải Cashmere lại có giá cao đến vậy. Dưới đây là những lý do chi tiết nhất:

Điều kiện nuôi dê Cashmere rất khó khăn

Điều kiện chăn nuôi dê ở vùng Cashmere rất khó khăn

Nguồn lông quý giá

Một chú dê chỉ cho ra 200 gram/ năm. Để tạo nên một chiếc áo khoác len cần trung bình 500 - 800 gram bông, đồng nghĩa với 4 chú dê 1 năm chỉ cho ra lượng lông để may ra một chiếc áo. Mỗi năm chỉ thu hoạch lông dê được 1 lần vào mùa xuân khiến lông dê càng trở nên quý giá.

Điều kiện chăn nuôi khó khăn của dê Cashmere

Để cung cấp lượng len cần thiết, các trang trại phải nuôi tất nhiều dê. Chi phí xây dựng chuồng trại và chăm sóc dê rất lớn. Bên cạnh đó điều kiện chăn nuôi và chất lượng lông cũng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu. Vùng khí hậu khắc nghiệt Cashmere có thể khiến chất lượng lông không ổn định.

Quy trình sản xuất công phu

Thời gian để hoàn thành một sản phẩm từ thu hoạch lông đến đóng gói luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nhiều nơi còn sản xuất vải theo quy trình thủ công khiến thời gian hoàn thành kéo dài ra. Bảo vệ chất lượng lông luôn là ưu tiên hàng đầu nên đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm. 

Những đặc tính của chất liệu vải cashmere

Giá cả luôn đi đôi với chất lượng. Với tầm giá đó, đặc điểm nổi trội nhất của vải Cashmere là gì mà có thể khiến người ta sẵn sàng chi trả nhiều đến vậy?

Giữ nhiệt tốt

Vải Cashmere có khả năng giữ được nhiệt rất tốt, chính là bởi nguồn gốc của các sợi lông Cashmere được thu hoạch từ những con dê sống ở nơi có nhiệt độ thấp. Do đó mà khả năng giữ nhiệt của loại vải này được đánh giá là gấp nhiều lần so với các loại len khác thông thường. Chính điều này mà vải Cashmere thường được sử dụng khá nhiều ở những nước xứ lạnh. 

Bề mặt vải mịn

Không giống với đa số các loại len khác, vải Cashmere luôn tạo ra các sản phẩm có bề mặt rất mềm mại, chúng có thể khiến bạn cảm thấy ngay lần chạm đầu tiên. Khi mặc lên người sẽ luôn cảm nhận được sự thoải mái, thậm chí là mẫu thiết kế đó có cồng kềnh hay rườm rà đi chăng nữa. 

Bề mặt vải Cashmere mềm mịn

Bề mặt vải Cashmere siêu mịn màng và mềm mại

Là loại len siêu nhẹ

Điều tuyệt vời mà vải Cashmere mang đến cho người dùng chính là cảm giác siêu nhẹ. Giúp cho mọi người cảm thấy thích thú về trang phục và có thể mặc chúng ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. 

Giá thành cao

Bởi sản lượng thu hoạch sợi Cashmere không nhiều do đó mà giá thành của các sản phẩm từ vải Cashmere khá cao so với mặt bằng chung. Chưa kể, có khá nhiều các loại trang phục được làm từ vải Cashmere được các nhà thiết kế tiến hành bằng thủ công, chi phí nhân công cao. 

Sản phẩm len Cashmere giá thành cao

Các sản phẩm được làm từ vải Cashmere có giá cao

Hút nước nhanh

Vải Cashmere hút nước khá nhanh, chúng có thể là ưu điểm cho những ai thường xuyên đổ mồ hôi, yêu thích sự thoáng mát. Nhưng cũng chính vì đặc tính này mà vải Cashmere có trọng lượng lớn hơn so với các loại trang phục khác khi vệ sinh. Bạn sẽ thấy chúng trở nên nặng hơn khi đem đi giặt. 

Khả năng co giãn không cao

Vải Cashmere chỉ có độ co giãn ở mức trung bình. Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn các trang phục có size lớn hơn kích thước của cơ thể. Điều này giúp quá trình hoạt động và di chuyển được thoải mái hơn. 

Ứng dụng vải Cashmere trong đời sống

Vải Cashmere rất cao cấp nên chủ yếu được ứng dụng để may các sản phẩm thời trang cao cấp. Tuy vậy, tính ứng dụng của loại vải này cũng rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở ngành công nghiệp thời trang.

May áo quần cao cấp

Trang phục sang trọng may bằng vải Cashmere

Áo len Cashmere mang lại nét tinh tế và sang trọng cho người mặc

Áo len Cashmere là sản phẩm phổ biến nhất được ứng dụng chất liệu vải này. Ngoài ra, vải Cashmere còn dùng để may áo sơ mi, vest, đồ lót,... Các sản phẩm từ vải Cashmere mềm mại và đem lại cảm giác thoải mái tối đa cho người mặc.

Làm khăn quàng cổ

Khăn quàng cổ bằng vải Cashmere

Khăn quàng cổ từ vải Cashmere không chỉ ấm mà còn thấm hút mồ hôi tốt

Khăn quàng cổ từ vải Cashmere cũng được yêu thích không kém nhờ khả năng giữ ấm và thấm hút mồ hôi siêu tốt. Những chiếc khăn len này không gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và tạo cho bạn vẻ ngoài sang trọng và thanh lịch.

Làm các phụ kiện cao cấp

Găng tay bằng vải Cashmere.jpg

Găng tay Cashmere là phụ kiện lý tưởng cho những ngày đông giá rét

Ngoài khăn quàng, găng tay, mũ len hay túi xách đều có thể may từ vải Cashmere. Những sản phẩm này rất phù hợp cho những ngày đông lạnh giá. Bạn có thể dùng để làm quà để tạo ấn tượng cho sự tinh tế và đẳng cấp.

Làm chăn ga Cashmere

Vải Cashmere làm chăn, ga, bọc gối

Không gian phòng ngủ sang trọng và ấm áp hơn nhờ chăn Cashmere

Chăn ga, bọc gối,... may từ vải Cashmere đem lại một giấc ngủ ngon cho bạn. Không chỉ ấm áp mà còn thư giãn vì chất liệu nhẹ và mềm. Không gian phòng ngủ được nâng tầm cao cấp hơn, chất lượng giấc ngủ được đảm bảo hơn thì giá cả không còn quá quan trọng.

Ứng dụng trong nội thất

Trong những gia đình sang trọng, vải Cashmere có thể được dùng làm bọc ghế, đệm lót, rèm cửa,... Những chất liệu này tạo điểm nhấn ấm áp, dễ chịu và phần nào thể hiện sự đẳng cấp của gia chủ.

Hướng dẫn cách chăm sóc vải Cashmere bền lâu

Khi đã bỏ một số liền lớn để mua các sản phẩm Cashmere thì bạn nên giữ gìn và bảo quản vải thật cẩn thận. Một vài cách chăm sóc vải không phải ai cũng biết như dưới đây, giúp vải Cashmere của bạn bền lâu hơn. 

Lưu ý khi giặt giũ

Giặt áo len bằng máy giặt

Không nên giặt đồ len bằng máy giặt

  • Nhiệt độ giặt: Nên giặt vải Cashmere với nhiệt độ bình thường hoặc hơi ấm (tự nhiên hoặc dưới 37 độ)
  • Loại xà phòng: Sử dụng xà phòng chuyên dụng cho vải Cashmere
  • Giặt tay nhẹ nhàng: Nên giặt bằng tay nhẹ nhàng thay vì giặt máy
  • Tránh vò quá mạnh: Khi giặt không nên chà xát quá mạnh hoặc vắt quá kỹ
  • Tránh nước xả và nước hoa: Hạn chế sử dụng nước xả, nước hoa xịt trực tiếp lên vải vì có thể gây biến đổi cấu trúc vải

Lưu ý khi phơi

Phơi áo len trên bề mặt phẳng

Nên phơi đồ len nằm ngang trên bề mặt phẳng để tránh mất form

  • Mẹo nhỏ với khăn tắm khô: Để áo trên một chiếc khăn tắm khô, sạch và cuộn chúng lại. Tips này giúp trang phục được thấm bớt nước, giúp áo khô nhanh hơn
  • Phơi trên mặt phẳng: Tốt hơn hết là để quần áo được khô trên một mặt phẳng ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt khác
  • Không dùng móc treo: Đặc biệt không sử dụng móc treo vì điều này có thể làm trang phục Cashmere bị mất form.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc áo với tần suất vừa phải

Sử dụng sản phẩm vải Cashmere với tần suất vừa phải để duy trì độ bền

  • Tần suất vừa phải: Không nên sử dụng vải Cashmere liên tục nhiều lần vì sẽ khiến vải nhanh xuống cấp
  • Tránh tiếp xúc vật sắc nhọn: Vết xước ở móng tay, trang sức có góc cạnh,... đều có nguy cơ khiến vải Cashmere bị xước.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn: Khi bị dính bụi bẩn, vải Cashmere sẽ rất khó để vệ sinh, lâu dài có thể mất đi vẻ tươi mới và mềm mại.

Những câu hỏi thường gặp về vải Cashmere   

Phân biệt vải cashmere thật và giả như thế nào?

Bạn có thể sờ để cảm nhận độ mềm của nó. Vải Cashmere mềm và nhẹ đến nỗi ngón tay lướt đi trên mặt vải một cách nhẹ nhàng. Vải Cashmere có độ co giãn thấp, bạn có thể kéo vải ra để kiểm tra. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra nhãn mác và các chứng nhận liên quan để chắc chắn về chất lượng của vải.

Vải cashmere hay vải lông cừu tốt hơn? 

Dựa vào sở thích và khả năng tài chính của từng người để đánh giá xem loại nào tốt và phù hợp hơn với người mua. Mỗi loại vải đều có những ưu điểm nổi bật khó để xác định loại nào chất lượng hơn. Nếu bạn là người thích sang trọng, quý phái thì vải Cashmere có vẻ tốt hơn. Với những ai ưu tiên sự bền bỉ và dễ bảo quản thì chắc chắn sẽ lựa chọn áo lông cừu.  

Như vậy là Coolmate đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vải “Cashmere là gì” cũng như hiểu hơn về loại vải tuyệt vời này. Không phải tự nhiên khi loại vải này được mệnh danh là “vải dành cho giới nhà giàu” mà bởi vì những ưu điểm tuyệt vời mà chỉ Cashmere mới có thể mang lại. 

Cuối cùng, đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhập những thông tin hữu ích và xu hướng thời trang mới nhất nhé!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn