Silent Treatment là gì? Sự im lặng độc hại ảnh hưởng đến chúng ta như nào?

Nếu bạn đang ở đây, có thể là bạn đã từng trải qua sự im lặng độc hại khi đang cãi nhau đối phương bỗng biến mất, để lại bạn chơi vơi với hàng ngàn câu hỏi. Hoặc cũng có thể bạn vô tình cho người khác “Silent Treatment” và tự hỏi tại sao mình chỉ im lặng thôi mà gây sát thương với đối phương cao đến thế. Vậy Silent Treatment là gì

Ngày đăng: 13.01.2024, lúc 23:55 1.370 lượt xem

Silent treatment là gì? Bạn đã từng bị “bơ toàn tập” trong một tập thể, với một người khác hay cảm giác bản thân thật giống một người vô hình tại nơi làm việc bao giờ chưa? Nếu đã từng thì có thể bạn đã bị đối xử im lặng độc hại hay còn gọi silent treatment. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu để hiểu rõ hơn về hành vi này và biết cách để đối diện với nó ngay dưới đây nhé!

1. Silent Treatment là gì?

Silent treatment hay sự im lặng độc hại là gì? Silent treatment đề cập đến hành vi từ chối giao tiếp bằng lời nói, hành động và đối xử với đối phương như người vô hình. Trong môi trường làm việc hay thậm chí học đường, những kẻ bắt nạt thường sử dụng silent treatment để hạ thấp, sỉ nhục và tấn công một đối tượng mục tiêu. 

Silent Treatment là gì

Silent Treatment là gì? (Nguồn: Tâm lý học)

Ví dụ về sự im lặng độc hại nơi công sở có thể kể đến như là việc từ chối trả lời câu hỏi từ người khác, phớt lờ nhận xét, tham khảo của một người khác, không đọc email, tin nhắn…. Sự phớt lờ này có thể khiến người bị đối xử im lặng cảm thấy bản thân họ bị xúc phạm, cảm thấy khó chịu và không đáng để tranh cãi. 

Thực chất, hình thức silent treatment có thể cũng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ thường nhật của bạn như đối với bạn bè, người thân, những người đang trong mối quan hệ tình cảm. Những người có hành vi đối xử với người khác bằng phương thức im lặng độc hại thường được coi là người có EQ thấp, người ái kỷ (narcissist), kiểu người thích thao túng tâm lý, hoặc là có kỹ năng giao tiếp kém.

2. Dấu hiệu của silent treatment là gì?

Một vài biểu hiện cho thấy bạn đang bị đối xử im lặng độc hại có thể kể đến như:

  • Đối phương thẳng thừng phớt lờ, không để ý đến bạn

  • Đối phương đã im lặng trong một khoảng thời gian dài mà bạn không biết bao giờ chuyện này mới kết thúc

  • Đối phương nói chuyện với người khác nhưng lại từ chối giao tiếp với bạn

  • Bạn cố gắng để bắt chuyện với đối phương nhưng thứ nhận lại chỉ là sự im lặng

  • Bạn cảm thấy bản thân như đang bị trừng phạt bởi sự im lặng, bị cô lập, phớt lờ

ảnh hưởng của sự im lặng độc hại

Ảnh hưởng của sự im lặng độc hại tới một người (Nguồn: Tâm lý học)

3. Sự im lặng độc hại ảnh hưởng đến chúng ta như nào?

Đầu tiên silent treatment sẽ khiến tổn thương đến lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học gọi sự im lặng này như hành vi "cố ý gây đau đớn" bằng cho tâm lý đối phương. Vì bản năng sơ khai của con người là vẫn cần giao tiếp qua lại để có ý thức về sự tồn tại của mình trong tập thể, trong mối quan hệ.

Im lặng độc hại có thể trở thành nhát dao cắt đứt mọi nỗ lực, mọi gắn kết, khiến người đó cảm thấy mình "không được công nhận" và sự tồn tại của mình thật vô nghĩa. Tâm lý học ví hành vi im lặng này như "vẫy một khúc xương trước mặt chú chó cưng nhưng lại rút ngay về không cho nó được lấy" - khiến nạn nhân rơi vào hố đen ức chế, tác động đến tinh thần.

Tiếp theo là thao túng tâm lý. Người bị đối xử im lặng sẽ rơi vào trạng thái hoài nghi, ghét bỏ bản thân, muốn thay đổi tình hình, thậm chí muốn thay đổi chính mình và có thể xuống nước năn nỉ thậm chí đánh mất chính bản thân họ.

Tuy hành vi này được xem là gây hấn thụ động, người lựa chọn im lặng… không phải lúc nào cũng cố tình ác ý. Nhưng hầu hết họ đều không hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của Silent Treatment lớn đến mức nào lên người đối diện.

Theo PsychCentral thì 3 lý do trên đây là lý do phổ biến của người sử dụng Silent Treatment.

thao túng tinh thần

Im lặng độc hại - Thao túng tinh thần (Nguồn: Tâm lý học)

4. Tại sao con người lại chọn sử dụng biện pháp im lặng độc hại thay vì nói lên để giải quyết vấn đề?

Im lặng để tự bảo vệ khỏi tổn thương

Người im lặng trong cuộc tranh cãi không nhất thiết phải là người muốn tấn công, mà thậm chí họ còn có thể là nạn nhân của tổn thương. Theo Tiến sỹ Tâm lý Kristin Davin, họ cũng có thể là sợ hãi đối diện với sự xung đột, cãi vã và coi hành vi im lặng như một cách giải quyết, một cách tự vệ để bảo vệ cảm xúc của mình. Bằng cách im lặng đó, họ có thể tạm thời tránh xa khỏi những cuộc chiến tranh mà họ dự đoán sẽ mang lại đau thương cho mình.

Im lặng do khó khăn trong giao tiếp

Không phải ai cũng biết cách xử lý khéo léo trong những cuộc xung đột. Những người thiếu kỹ năng giao tiếp, không rành ăn nói có thể chọn lựa im lặng, chủ yếu là vì họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ và thể hiện cảm xúc của mình. Mặc dù im lặng không phải là phương pháp tốt nhất nhưng đôi khi nó là cách đơn giản và nhanh nhất để họ tránh nghĩ quá nhiều.

ai là nạn nhân của im lặng độc hại

Không phải ai cũng là nạn nhân (Nguồn: Tâm lý học)

Im lặng để "trả đũa"

Người có tính cách, tinh thần mạnh mẽ có thể chọn im lặng như một cách để thao túng và trừng phạt cảm xúc của người khác. Đây là một hình thức trừng phạt, khi họ cố tình im lặng để gây ra tổn thương và ép người khác phải thực hiện theo hành động mong muốn của họ. 

Trong trường hợp này hành vi im lặng thường được coi là một cách lạm dụng tâm lý độc hại. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng im lặng độc hại có thể gây chấn thương tâm lý tương đương với nỗi đau về thể xác.

5. Làm thế nào để đối phó với sự im lặng độc hại?

Bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân

Trước hết, trong mọi trường hợp hãy giữ bình tĩnh, thực hiện hít thở sâu, ổn định cảm xúc và tránh bối rối tìm kiếm câu trả lời ngay lập tức. Thay vào đó, nên tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự im lặng của đối phương. 

Người ta có thể sử dụng im lặng như một cách để tránh việc nói những lời cay đắng, cãi vã hoặc vì đơn giản họ coi im lặng là một cách giải quyết ôn hòa, im lặng cho qua chuyện. Việc này có đôi khi là xuất phát từ họ, không phải từ bạn nên hãy đợi chút để họ có thêm thời gian suy nghĩ.

hành vi im lặng độc hại cố ý

Im lặng độc hại có thể là hành vi cố ý (Nguồn: Tâm lý học)

Tiếp nhận khách quan

Chấp nhận rằng mỗi người đều có một cách tiếp cận và động cơ khác nhau. Trong khi bạn là người muốn giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức, nhưng người khác có thể chọn lựa im lặng để hòa giải vì họ đang gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, ngôn ngữ và kiểm soát chúng.

Chia sẻ cảm xúc một cách thành thật

Sau khi vấn đề đã được giải quyết, bạn có thể chia sẻ cảm xúc thật của mình với đối phương. Ngược lại, họ cũng có thể sẽ làm điều tương tự. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của cả 2 và định hình mối quan hệ của mình.

im lặng độc hại ảnh hưởng tới tâm lý

Im lặng độc hại ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người bị hại (Nguồn: Tâm lý học)

Rời đi khi cần thiết

Nếu sự im lặng độc hại trở nên quá thường xuyên, quá đương nhiên và gây tổn thương, hãy xem xét đến việc cắt đứt mối quan hệ này. Điều này không chỉ giúp bạn giữ vững ranh giới cá nhân, giữ lại tự tôn của mình mà còn bảo vệ tinh thần của bạn khỏi những tác động tiêu cực từ người khác.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về im lặng độc hại (Silent Treatment là gì). Hành vi lạm dụng cảm xúc mang lại tác động độc hại và nếu kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý. Do đó, nếu gặp các trường hợp này, bạn nên chủ động đối phó để tìm được cách giải quyết tốt nhất. Hãy cùng theo dõi Coolblog để biết thêm thật nhiều thông tin mới nhé!

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới” 

>>> Xem thêm:

Existential crisis là gì? Bạn có đang bị rơi vào khủng hoảng mục đích sống không?

Toxic positivity (tích cực độc hại) là gì? Hậu quả và cách cải thiện chúng

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn