Bơi lội - là bộ môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận trên cơ thể như chân, tay, cổ, vai,..v.v.. và nhiều nhóm cơ hoạt động liên tục. Từ đó giúp cân bằng và phát triển đều tất cả các nhóm cơ trên cơ thể. Ngoài ra bộ môn này còn thường xuyên được các vận động viên bổ sung vào các bài tập của mình để giữ sức bền, giữ dáng khi hồi phục chấn thương.
Có thể thấy bơi lội là một bộ môn có rất nhiều lợi ích và giúp bạn rèn luyện sức khỏe rất tốt. Nhưng với những bạn chưa biết bơi, hoặc bơi chưa đúng kỹ thuật sẽ khiến cho quá trình rèn luyện của bạn không được hiệu quả. Vậy trong bài viết ngày hôm nay, cùng Coolmate tìm hiểu về cách bơi sải - một kiểu bơi rất phổ biến và được các vận động viên rất yêu thích. Bắt đầu thôi
Bơi sải là gì ?
Bơi sải hay còn được gọi là kĩ thuật bơi trườn sấp, kỹ thuật này có tên quốc tế là freestyle stroke. Để thực hiện kiểu bơi này, các vận động viên bơi lội phải giữ thân mình gần như thẳng hoàn toàn và gần như là nằm sấp trên mặt nước. Đồng thời duỗi chân đạp nhẹ và quạt tay về phía trước, đẩy nước về sau để cơ thể tiến lên phía trước. Khi bơi bạn cũng phải kết hợp thở nghiêng đầu để lấy hơi nhằm có một quãng đường bơi dài hơi.
Bơi sải được xếp loại là cách bơi nhanh nhất và kiểu bơi này thường xuyên được đưa vào các sự kiện thể thao lớn. Ngoài ra kiểu bơi này còn là một hình thức rèn luyện sức mạnh toàn thân tối ưu nhất khi bạn phải kết hợp rất nhiều các nhóm cơ trên cơ thể. Cùng với đó bơi sải cũng phù hợp với nhiều lứa tuổi từ trẻ em đến người trung tuổi cũng đều có thể sử dụng kỹ thuật bơi sải và thành thạo nó.
Cách tập bơi sải đúng cách
Bước 1: Tập đạp chân trên cạn
Với những bạn chưa biết bơi hoặc đã biết bơi chúng ta cũng cần làm quen với động tác cũng như khởi động nhẹ trước khi bơi nhằm tránh các chấn thương không đáng có. Nếu có thể hãy tập một số bài khởi động nhẹ trước khi xuống nước như xoay khớp cổ tay, cổ chân, xoay khuỷu tay, khớp cổ các cơ được làm nóng và dễ dàng thực hiện các động tác hơn.
Tại sao chúng ta phải tập đạp chân trên cạn? Đạp chân là một kỹ năng rất quan trọng trong bơi, không chỉ có bơi sải mà các kiểu bơi khác như bơi trườn, bơi ếch, bơi bướm,..v.v.. cũng đều có các động tác liên quan tới đạp chân. Do đó luyện tập đạp chân ở trên cạn sẽ giúp bạn làm quen với động tác này và có thể thực hành nó khi xuống nước.
Để thực hiện làm quen với động tác đập chân này bạn cần nằm úp bụng trên cạn, hai chân duỗi thẳng, so le nhau nâng lên hạ xuống đến mức thành thục Lưu ý luôn phải giữ thẳng gối trong quá trình tập luyện trên cạn
Xem thêm sản phẩm đồ bơi cực tốt đang có mặt tại Coolmate
Bước 2: Tập sải tay trên cạn
Tiếp theo ta sẽ đến với bài tập sải tay trên cạn, cũng là một bài tập giúp bạn làm quen với động tác sải tay đồng thời cũng làm nóng phần cơ ở vùng cánh tay để giúp bạn có thể hoạt động dễ dàng hơn khi bước vào tập luyện ở dưới nước.
Ở động tác này bạn cần đứng thẳng rồi gập lưng ngang với mặt sàn cùng với đó kết hợp với kỹ thuật của hai tay trái và phải.
-
Tay trái: bước chân trái lên trước, chân phải về sau. Đặt tay phải lên đầu gối phải sau đó thực hiện động tác sải tay với tay trái
-
Tay phải: chúng ta sẽ thực hiện ngược lại với tay trái, bước chân phải lên trước, chân trái về sau. Đặt tay trái lên đầu gối trái sau đó thực hiện động tác sải tay với tay phải.
-
Sau khi đã thực hiện thành thục bạn có thể kết hợp sải tay cả 2 bên và tập nghiêng đầu lấy hơi sau mỗi 3 hoặc 4 sải tay để có thể làm quen khi xuống nước.
Lưu ý: trong khi quạt tay hay luôn giữ cho bàn bàn tay khép kín, điều này sẽ giúp động tác của bạn hiệu quả. Ngoài ra bạn hãy tập thuần thục các động tác như: tỳ nước, kéo nước, đẩy nước và đổi tay sau mỗi lần sải.
Bước 3: Kết hợp sải tay và đạp chân trên cạn
Trước khi đến với bước này này bạn hãy luyện tập thuần thục hai bước ở trên để có đến bước này có thể thực hiện một cách dễ dàng và đây cũng là bước quan trọng trong cách bơi sải hiệu quả và đúng kỹ thuật.
Để thực hiện động tác sải tay kết hợp đạp chân trên cạn này bạn cần thực hiện theo các bước sau:
-
Đứng hơi khom người về phía trước, 2 tay quạt luân phiên như ở bước số 2 đồng thời nghiêng người sau về phía tay quạt. Kết hợp cùng động tác nhấc chân ra phía sau như đang đạp chân dưới nước.
-
Khi nghiêng người qua bên nào bạn hãy nhấc chân phía bên đó ra đằng sau đồng thời hãy cố gắng nang cao khuỷu tay để chuẩn bị cho động tác vào nước.
-
Bạn nên xác định bên thuận của mình để có thể tập nghiêng đầu lấy hơi một cách hiệu quả.
Lưu ý: Hãy lấy hơi bằng mồm (tránh lấy hơi bằng mũi vì bạn rất dễ bị sặc nếu lấy hơi bằng cách này) và thời điểm lấy hơi thích hợp nhất là khi bạn đã thả gần hết khí ở dưới nước.
Bước 4: Làm quen với nước
Đối với những bạn chưa biết bơi hoặc chưa tiếp xúc với nước thì nỗi sợ nước là một điều không thể tránh khỏi và nó cũng là điều hiển nhiên dễ thấy ở những bạn mới tập bơi. Vậy làm thế nào để vơi bớt nỗi sợ khi gặp nước ?
Bạn hãy thực hiện theo một số bước sau để có thể làm quen với nước và đảm bảo an toàn nhé:
-
Hãy chọn một vị trí đứng có dòng nước tĩnh, không chuyển động tránh trường hợp trượt ngã, ngoài ra hãy chọn chỗ đứng có độ sâu vừa với chiều cao, đủ để phần ngực của bạn nằm trên mặt nước
-
Hãy đi cùng một người biết bơi hoặc thầy dạy bơi để có thể giúp bạn thích nghi và cảm thấy an toàn khi tiếp xúc với nước.
-
Bạn hãy đi lại xung quanh chỗ đứng của mình thật chậm rãi và hít thở đều đặn, bạn có thể sử dụng kính bơi để lặn, tập quen với cảm giác cả cơ thể nằm ở dưới nước.
Bước 5: Tập đạp chân dưới nước
Tiếp theo, sau khi đã tập đạp chân ở trên cạn và làm quen với nước chúng ta sẽ thực hiện việc đạp chân ở dưới nước, động tác chủ đạo trong cách bơi sải, động tác này sẽ giúp cơ thể chúng ta di chuyển.
Làm quen với việc nổi trên mặt nước
Trước khi chúng ta có thể đạp chân dưới nước, ta phải học cách làm quen với việc nổi và nằm úp trên mặt nước. Để thực hiện được động tác nổi trên mặt nước này bạn cần thả lỏng phần chân, bụng, thân dưới. Bạn có thể bám vào thành bể và nâng phần thân dưới lên sao cho chúng nổi trên mặt nước.
Hãy tập trước ở vùng nước nông rồi sau đó hãy làm quen ở vùng nước sâu hơn, hãy thử thách bản thân mình một chút để có thể làm quen với nước cũng như biết bơi nhanh hơn.
Việc trong những buổi đầu tiên, nước vào tai, mũi và mắt là điều không thể tránh khỏi, bạn có thể sử dụng kính bơi hoặc bịt tai để giảm thiểu lượng nước thâm nhập vào nhưng nếu có thể hãy làm quen với chúng vì trong tình huống khẩn cấp bạn đâu thể chuẩn bị sẵn kính bơi hoặc bịt tai đúng không nào.
Tập đạp chân dưới nước
Sau khi đã làm quen và nổi được trên mặt nước, bước tiếp theo là tập đạp chân khi ở dưới nước. Để thực hiện kỹ thuật này bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
-
Nằm sấp trên mặt nước, 2 tay nắm lấy một điểm cố định như: thành bể, cầu thang, người hướng dẫn,...v.v… Duỗi thẳng 2 tay và 2 chân và chú ý giữ cho đầu gối thẳng.
-
Đạp chân lên xuống liên tục như đã luyện tập ở trên cạn, bạn nên thành thạo động tác này khi ở trên cạn để khi xuống nước có thể áp dụng nó dễ dàng hơn. Hãy thực hiện việc đạp chân càng nhẹ nhàng và mềm mại càng tốt
-
Tiếp đến bạn có thể sử dụng phao hoặc ván nổi, dùng 2 tay bám vào phao đạp chân và di chuyển giữa 2 thành bể, hãy luôn giữ cho phần nước luôn ở ngang ngực hoặc bụng của bạn và luôn phải giữ thẳng gối
-
Nếu như đã thành thục khả năng đạp chân dưới nước và làm quen với nước đủ lâu. Bạn đã có thể tự mình nổi và đạp chân di chuyển. Hãy sử dụng tay duỗi thẳng về phía trước, khi người bạn đã có thể nổi trên mặt nước hãy đạp chân nhẹ nhàng để duy chuyển từ từ. Nếu như hết hơi bạn có thể đứng lại hít thở và tiếp tục di chuyển như vậy.
Bước 6: Kết hợp hợp sải tay và đạp chân dưới nước
Sau khi đã thực hiện các bước trên thuần thục và có một giác với nước đủ tốt để có thể thực hiện động tác bơi sải, bạn hãy thực hiện theo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1
Hãy đứng ở vùng nước ngang ngực, thực hiện động tác đạp chân dưới nước như ở bước 5 nhưng không bám vào phao mà hãy duỗi thẳng tay và đạp chân luân phiên, nhẹ nhàng. Sau đó khi đã ổn định hãy thực hiện động tác sải tay như đã tập ở bước thứ 2. Phối hợp 2 động tác này nhịp nhàng như đã luyện tập ở bước thứ 3.
( Lưu ý trước khi đến với bước này hãy tập luyện thật nhuần nhuyễn và thành thạo các bước ở bên trên để có cảm giác nước tốt nhất hoặc nếu cảm thấy chưa an tâm hãy thực hiện động tác này cùng người hướng dẫn hoặc một người biết bơi để đảm bảo an toàn)
Giai đoạn 2
Đến giai đoạn này bạn đã có thể thực hiện thành thục động tác bơi trườn rồi, hãy tập luyện nó thật nhiều để có thể thực hiện động tác lấy hơi ở giai đoạn 2 này nhé.
Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ tập quen với việc lấy hơi khi đang bơi sẽ giúp bạn có thể thực hiện quãng bơi của mình dài hơi hơn và xa hơn. Thực hiện động tác này bạn hãy nhớ lại những gì đã tập luyện ở những bước trên. Thở hết gần như hết hơi ở dưới nước và sau đó nghiêng đầu sang bên phía tay thuận để lấy hơi khi đẩy nước đi.
Những lưu ý để bơi sải đúng cách
Khi đã làm quen được với cách bơi sải, bạn nên chú ý những điểm sau để kỹ thuật bơi của mình được hoàn thiện và đúng cách nhất nhé.
-
Trong khi bơi các bạn thường mắc lỗi sai khi đạp chân, chúng ta thường chỉ đung đưa chân hoặc đạp mạnh để có thể đi nhanh hơn nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai vì khi đó chúng ta không những không thể đi nhanh hơn mà có thể sẽ dễ gây hụt hơi. Nên các bạn chỉ cần đưa 2 chân luân phiên nhau lên xuống nhẹ nhàng và thả lỏng như vậy sẽ bơi nhanh hơn và dai sức hơn.
-
Khi sải tay bơi chúng ta nên khép các đầu ngón tay lại với nhau như vậy động tác đẩy nước của bạn sẽ mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
-
Bạn nên lựa chọn một phía để tập xoay người và lấy hơi, tránh nhầm lẫn khi lấy hơi gây ra việc sặc nước hoặc hụt hơi khi bơi từ đó quãng đường bơi của bạn sẽ không được dài.
Lời kết
Vậy các bạn đã cùng Coolmate tìm hiểu về cách bơi sải đúng cách cho người mới bắt đầu và những lưu ý để tránh khỏi những chấn thương ngoài ý muốn khi chúng ta làm quen với bộ môn bơi lội này.
Nếu thấy bài viết này bổ ích và hấp dẫn hãy share nó đến bạn bè của mình nhé. Cũng đừng quên truy cập Coolmate và CoolBlog để đón chờ những mẫu áo chất lượng, đột phá cùng những bài viết thú vị, bổ ích nhé
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới.
>>> Xem thêm: Cách bơi ếch đúng cách thế nào? Kỹ thuật thở khi bơi ếch cho người mới