Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán - Nét đẹp của văn hoá dân tộc

Những ngày Tết lại đang cận kề, những câu hỏi về ý nghĩa mâm ngũ quả, về cách trang trí ngũ quả sao cho đúng, đủ và đẹp nhất lại được đặt ra. Vì vậy, hôm nay Coolmate sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán nói chung và cả đặc trưng riêng của mỗi vùng miền nhé!

Ngày đăng: 28.11.2021

Những ngày Tết lại đang cận kề, những câu hỏi về ý nghĩa mâm ngũ quả, về cách trang trí ngũ quả sao cho đúng, đủ và đẹp nhất lại được đặt ra. Vì vậy, hôm nay Coolmate sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán nói chung và cả đặc trưng riêng của mỗi vùng miền nhé!

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Mâm ngũ quả là gì?

Vào mỗi dịp Tết nguyên đán, mỗi gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm trái cây gồm năm loại quả với năm ý nghĩa khác nhau để lên bàn thờ tổ tiên và đó chính là mâm ngũ quả. 

Ở mỗi vùng miền khác nhau, thậm chí là mỗi gia đình khác nhau sẽ có những suy nghĩ và quan niệm khác nhau để bày trí mâm ngũ quả cho phù hợp. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Bàn thờ tổ tiên luôn là yếu tố quan trọng trong ngày Tết của người Việt và mâm ngũ quả luôn được xem như một nét đặc biệt của những ngày này, thường được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ càng.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Mâm ngũ quả giúp con cháu có thể bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ để có được thành quả trong suốt một năm vừa qua, và cũng để bày tỏ mong ước cho những điều tốt lành may mắn trong năm mới sắp tới. Đây là nét đẹp truyền thống luôn được nhân dân ta bảo tồn và kế thừa hàng ngàn năm.

“Ngũ hành” bao gồm kim tức kim loại, thủy là nước, mộc là gỗ, hỏa là lửa và thổ là đất. Đây là năm yếu tố ngũ hành, là nguồn gốc của vạn vật, theo thuyết duy vật cổ đại thì ngũ hành tạo ra mọi vật chất. Qua thời gian, bản sắc văn hóa của các dân tộc được giao thoa với nhau và tư tưởng ngũ hành đã được dân tộc Phương Đông tiếp nhận sâu sắc vào đời sống văn hóa, và cũng được khắc họa ngay trên mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt.

Ngũ trong ngũ hành tức là năm, là con số đại diện sự may mắn, là biểu tượng chung của sự phát triển sinh sôi nảy nở. Dân gian ta thường truyền tai nhau rằng ngũ quả là sự quy tụ các loại trái cây trong đất trời được dâng lên tổ tiên. Hay trong sách Chiêm thư, mâm ngũ quả còn có thể dự đoán mùa màng trong năm và cầu thị cho những mùa sắp tới gặt hái được bội thu.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đán là dịp phù hợp nhất để mang mọi tinh hoa đất trời, mang thành quả, công sức, mồ hôi của mình kính dâng tổ tiên, trời đất, thánh thần và mẹ thiên nhiên. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán vô cùng quan trọng và to lớn.

Ý nghĩa các loại quả thường có trong mâm ngũ quả

Chuối xanh: Màu xanh là màu của mộc, màu của sự tươi mát. Hình ảnh những quả chuối ôm ấp vào nhau, nải chuối tầng tầng lớp lớp dường như là hình ảnh con cháu quây quần, hạnh phúc và che chở cho nhau.

Phật thủ: Đây là loại quả được xem là tượng trưng cho bàn tay khổng lồ của Phật luôn che chở, bảo vệ cho toàn thể gia đình.

Bưởi: Bên ngoài căng tròn, bên trong mọng nước như thể hiện mong muốn may mắn, an khang, thịnh vượng.

Cam, quýt, quất: “Quất” nghĩa là “cát”. Có cam quýt trong mâm ngũ quả sẽ mang theo nhiều sự cát tường, thăng tiến trong cả sự nghiệp lẫn sức khỏe. 

Lựu: Với những gia đình có ít con cháu thường sẽ ưu tiên một vị trí trên mâm ngũ quả cho một quả lựu thể hiện mong ước sẽ “con đàn cháu đống” trong năm tới.

Táo: Dù là táo ta, táo tàu thì táo luôn được hi vọng sẽ đem về sự phú quý, giàu sang cho gia chủ.

Thanh long: “Long” là rồng, có thanh long như mâm ngũ quả thêm sự uy nghi của rồng mây hội tụ phát tài lộc. 

Sung: Có lẽ đây là loại quả mà cả ba miền Bắc Trung Nam đều có trong mâm ngũ quả. Một năm cả gia đình sẽ đầy sự sung túc, sung mãn, dồi dào sức khỏe, tiền bạc.gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Đu đủ là tượng trưng cho sự đủ đầy, thịnh vượng.

Xoài: Xoài hay đọc nhanh sẽ được phát âm giống như “xài”,đây là mong ước của mọi thành viên trong gia đình rằng trong năm tới sẽ có thể xài tiền thoải mái hơn.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Phía trên đây là Coolmate đã tổng hợp các loại quả và ý nghĩa mà cả ba miền nước ta đều lựa chọn. Tuy nhiên là mâm ngũ quả nên sẽ chỉ có 5 loại quả được lựa chọn cho mỗi mâm, vì vậy mỗi vùng miền, mỗi gia đình đều có thể tự bày trí theo quan điểm của mình miễn là bày tỏ được tấm lòng đối với tổ tiên thì đều được chấp nhận. Hãy cùng khám phá xem 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam sẽ có mâm ngũ quả khác nhau như thế nào nhé!

Ý nghĩa mâm ngũ quả ba miền

     1. Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, đa số mọi người đều tin vào ngũ hành nên mâm ngũ quả cũng thường phải quy tụ đủ  theo 5 màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng của 5 yếu tố có kim, mộc, thủy, hỏa và thổ.

Nếu bạn là người con đất Bắc, chắc hẳn bạn đã biết cách truyền thống nhất của trưng bày mâm ngũ quả với lớp dưới cùng là nải  chuối, đỡ phía trên là bưởi hay phật thủ vàng nằm trong lòng nải chuối, xung quanh sẽ là đào hồng và quýt còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ thêm phần bắt mắt.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

     2. Mâm ngũ quả miền Trung

Có lẽ vì mảnh đất khó khăn, chịu nhiều khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên nên cuộc sống người dân Miền Trung cũng rất khó khăn. Vào dịp Tết Nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá quan trọng hình thức mà mọi người quan trọng tấm lòng và sự thành tâm dâng cúng lên tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau, lại một màu sắc và hương vị riêng. 

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

     3. Mâm ngũ quả miền Nam

“Cầu sung vừa đủ xài” chính là mong muốn mà mỗi người dân đất Nam muốn gửi gắm đến gia tiên vào những ngày Tết đầu năm, cầu cho sự sung túc và đủ đầy. Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.

Một điều có phần khác biệt giữa hai miền Bắc Nam, với người con đất Bắc mâm ngũ quả ngày Tết có phần đa dạng và thoải mái hơn với chuối, lê, quýt, cam…thì người miền Nam lại rất kỵ các loại quả này. Với chuối được xem là dễ trơn trượt và làm ăn khó có thể phất lên được còn cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, đổ bể, thất bại.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Một số sai lầm khi bày trí mâm ngũ quả ngày Tết

     1. Bày quả đã chín già

Mọi người thường dễ gặp sai lầm khi quá quan trọng hình thức và thường có xu hướng chọn những loại quả chín để có màu sắc tươi mát nhất. Tuy nhiên, mâm ngũ quả không chỉ được bày trên bàn thời trong một ngày mà có thể lên đến cả tuần. Vì vậy nếu chọn quả đã chín thì chắc chắn chúng sẽ bị hỏng, làm mất đi cái nét đẹp và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

     2. Bày quả có gai, nặng mùi

Theo quan niệm từ xưa đến nay, những đồ vật sắc nhọn thường không được đặt lên bàn thờ, nó có thể chống lại sự tâm linh và niềm tin của mọi người. Vì vậy những loại quả có gai cũng không nên được trưng bày vào ngày đầu năm mới. Ngoài ra, một số loại trái cây nặng mùi như mít và sầu riêng cũng không phải là lựa chọn của các gia đình.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

     3. Bày hoa quả bị ướt

Cũng tương tự như chọn những trái cây chín thì trái cây rửa sạch sẽ dễ bị ngấm nước, từ đó hư hỏng hoặc lên chồi non mới. Do đó, sau khi mua hoa quả mua về, bạn có thể dùng khăn giấy lau nhẹ hết lớp bụi bẩn bên ngoài cũng đã thể hiện được thành ý với tổ tiên và đồng thời đảm bảo được sự tươi mới của mâm ngũ quả.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Như vậy như lời hứa ban đầu, Coolblog đã giải thích ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán và một số đặc trưng trong mâm ngũ quả cho bạn. Hi vọng, cái Tết sắp tới, bạn và gia đình sẽ có một mâm ngũ quả mang thật nhiều sự ấm áp và  đủ đầy.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng