Một trong số những loại vải mang màu sắc hiện đại đan xen truyền thống được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc chính là vải gấm. Vẻ đẹp mềm mại trong chất vải, tinh tế trong hoa văn đã giúp vải gấm trở thành một chất liệu cao cấp để tạo nên những bộ trang phục ấn tượng.
Tìm hiểu những thông tin không phải ai cũng biết về vải gấm
Loại vải đặc biệt này sẽ có những đặc điểm như thế nào? Ưu và nhược điểm của vải gấm khi ứng dụng trong đời sống là gì. Cùng Coolmate tìm hiểu nhé!
Vải gấm là gì?
Vải gấm lần đầu tiên xuất hiện là khoảng 5000 năm trước tại Trung Quốc. Loại vải này được cho là vô cùng xa xỉ khi dệt từ tơ tằm và quá trình sản xuất vô cùng phức tạp, đòi hỏi tay nghề tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ.
Loại vải này trước đây là chất liệu cao cấp, chỉ có những bậc vua chúa mới sử dụng. Loại vải gấm lưu hành trong cung thường có nhiều màu sắc, hoa văn nổi bật.
Vải gấm xuất phát hình thành từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào các quốc gia khác nhau tại châu Á lại mang những nét đặc trưng văn hóa riêng. Đến với Việt Nam, loại vải này được khâu dệt cầu kì, đặc biệt là vải gấm tơ tằm khiến người mặc cảm nhận được sự mát mẻ, mịn màng trên da.
Cũng bởi những lý do trên mà vải gấm có giá thành tương đối cao. Xã hội phát triển và thay đổi cũng đem đến nhiều sự thay đổi cho vải gấm với nhiều phân loại khác nhau, mở rộng đối tượng tiêu dùng.
Vải gấm gồm những loại nào?
Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó chính là vải gấm bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Sự phân chia này dựa vào cấu trúc, cách thức sản xuất mà có.
Vải gấm được chia nhỏ thành nhiều phân loại khác nhau dựa trên cấu trúc của vải
-
Vải gấm tơ tằm: Loại đầu tiên - vải gấm tơ tằm cũng là loại vải gấm truyền thống xuất hiện lâu đời nhất. Chất liệu này được dệt từ những sợi tằm từ thiên nhiên. Con tằm được chăm sóc, lớn lên và nhả tơ, quá trình này diễn ra vô cùng lâu, đòi hỏi người nuôi đầu tư thời gian, công sức. Chính vì vậy mà vải gấm tơ tằm có giá thành không hề rẻ nhưng cũng đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm tạo nên từ gấm tơ tằm vô cùng tuyệt vời.
-
Vải gấm nhân tạo: Thay vì dệt bằng sợi tơ tằm thì đúng như tên gọi vải gấm nhân tạo, chất liệu này được kết thành từ các loại sợi nhân tạo khác nhau.Giá thành của gấm nhân tạo rẻ hơn so với các loại vải khác nên tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng.
-
Vải gấm hoa nổi: Vải gấm hoa nổi dệt kì công hơn với những họa tiết nổi làm cho tấm vải trở nên đặc biệt. Các nhà thiết kế thời trang hiện nay vô cùng yêu thích chất liệu này bởi sự đặc biệt của nó. Sức hút của vải gấm hoa nổi nằm ở chỗ vải thể hiện được vẻ đẹp truyền thống kết hợp hiện đại một cách hài hòa.
-
Vải gấm cotton: Kỹ thuật dệt vải gấm cotton khá phức tạp để hoa văn trên bề mặt có hiệu ứng chìm nổi khác nhau. Tuy nhiên chúng vẫn được gọi là gấm cotton vì sợi dệt là cotton tự nhiên, phân biệt với vải gấm tơ tằm.
Ưu điểm và nhược điểm của vải gấm
Vải gấm cũng là một chất liệu trong cuộc sống nên việc bên cạnh ưu điểm thì cũng có nhược điểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc biệt của loại vải này nhé!
Ưu điểm
Hoa văn đặc biệt tinh xảo
Nhắc đến vải gấm, điểm đầu tiên mà ai cũng nhớ đến chính là sự cầu kỳ của hoa văn loại vải này có. Trang trí hoa văn trên vải gấm có thể coi là một bộ môn nghệ thuật và người tạo nên hoa văn này là nghệ sĩ. Chuẩn mực cái đẹp của vải gấm đối với nhiều người nằm ở hoa văn.
Hoa văn của vải gấm có thể là những hình ảnh cây cỏ, hoa lá, muôn thú được cách điệu theo hơi hướng nghệ thuật. Hoa văn này cũng có thể được thiết kế riêng theo ý tưởng, mong muốn của khách hàng.
Hoa văn trên vải gấm luôn khiến người ngắm nhìn bị thu hút
Bên cạnh hoa văn trên bản thiết kế, việc tạo ra hiệu ứng chìm nổi cho họa tiết cũng là một điểm quan trọng để sinh ra được cái “hồn” của cả tấm vải. Vải gấm dù phân loại nào, cao cấp hay không thì họa tiết vẫn khiến người ngắm nhìn bị thu hút.
Có thể nói, hoa văn trên vải gấm là một trong những lý do quyết định chất liệu này được sử dụng nhiều trong việc chuẩn bị hoàng phục, hoàng tộc. Ngày nay, họa tiết vải gấm vẫn là một yếu tố quan trọng quyết định nên giá trị của chất liệu này.
Màu sắc vải đa dạng
Vải gấm được dệt từ các sợi ngang dọc khác nhau và điểm làm nên sự khác biệt về màu sắc của vải này chính là sợi được nhuộm trước khi dệt. Bạn sẽ thấy hiệu ứng màu bóng ánh lên của tấm vải nếu người thợ đầu tư thời gian vào quá trình nhuộm màu sợi.
Quá trình dệt thủ công dù mất thời gian nhưng cũng giúp vải gấm có được nhiều màu sắc sinh động khác nhau, khó phai màu do tác độ của thời gian. Vải gấm khi tiếp xúc với ánh sáng càng trở nên tuyệt vời hơn với những hiệu ứng thị giác ấn tượng.
Độ bền cao
So sánh với những dòng vải khác trên thị trường, vải gấm là một trong những chất liệu có tuổi thọ cao. Quá trình hình thành nên tấm vải được dệt thủ công vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận.
Vải gấm có độ bền với thời gian tương đối cao
Độ bền của chất liệu này còn được thể hiện qua sự bóng mịn của vải sau nhiều lần giặt. Màu sắc của vải gấm cũng không bay nhanh như một số chất liệu khác sau thời gian dài sử dụng.
Khả năng giữ nhiệt tốt
Bên cạnh những ưu điểm về vẻ bên ngoài thì vải gấm ứng dụng vào trong ngành may mặc còn cho thấy là chất liệu giữ được nhiệt tốt. Khả năng giữ ấm có thể là một điểm cộng tuyệt vời cho chất liệu này, giúp người dùng vừa có được một món đồ đẹp tinh tế, vừa làm tốt nhiệm vụ của một món đồ giữ ấm.
Nhược điểm
Vải dễ bám bẩn
Vải gấm được dệt thủ công nên sẽ khó tránh được tình trạng dễ bám bẩn và khó pha. Hạn chế bố trí sử dụng vải gấm ở những nơi ẩm ướt hay địa điểm ăn uống.
Vải gấm dễ thấm nước và thời gian khô lâu
Khác biệt với các dòng vải khác trên thị trường thì vải gấm dày nên vệ sinh vất vả. Bạn nên chọn thời gian hanh khô để tránh khiến vải bị ẩm ướt lâu ngày sinh ra ẩm mốc.
Vải gấm được ứng dụng trong đời sống
Một điểm đặc biệt là ngoài ngành may mặc, vải gấm cũng được ưu ái sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự cổ điển kết hợp hiện đại giúp loại vải này xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
Lĩnh vực thời trang
Lĩnh vực đầu tiên khẳng định tên tuổi của vải gấm chính là ngành may mặc. Với vô vàn những ưu điểm tuyệt vời phía trên, vải gấm nhanh chóng trở thành một ứng cử viên sáng giá đối với các nhà thiết kế khi có ý tưởng mang hơi thở cổ điển.
Vải gấm được ứng dụng nhiều nhất trong ngành may mặc, thời trang
Rất nhiều những bộ sưu tập lấy cảm hứng từ văn hóa cung đình xưa, văn hóa Hà Nội cũ đã lấy chất liệu gấm làm chủ đạo. Bên cạnh áo dài, khăn, quần áo thì vải gấm còn được sử dụng để làm nên những chiếc túi xách ấn tượng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.
Lĩnh vực kiến trúc
Kiến trúc nhà ở hay nói chính xác là thiết kế nội thất là một ngành giúp vải gấm tiến gần hơn đến nhiều đối tượng khách hàng. Chất liệu này có thể sẽ trở thành một chiếc rèm cửa trong ngôi nhà phong cách indochine, một bộ chăn ga gối đệm trong căn phòng ngủ của người chủ yêu thích nét cổ điển.
Đặc điểm mềm mại, thoáng mát và mang tính nghệ thuật cao sẽ giúp vải gấm có cơ hội tiến xa hơn và có nhiều hơn các ứng dụng trong thiết kế nội thất.
Cách vệ sinh và bảo quản vải gấm
Những sản phẩm từ vải gấm vốn có giá trị tương đối cao nên đòi hỏi cách vệ sinh và bảo quản cẩn thận để đảm bảo chất lượng. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn thực hiện quá trình này một cách dễ dàng hơn.
Vệ sinh vải gấm đúng cách sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng
Cách vệ sinh
- Bước 1: Hòa nước ấm và xà phòng, ngâm vải gấm vào nước. Tỉ lệ giữa xà phòng và nước ấm vừa đủ (không quá nóng hoặc quá lạnh, tránh vải xuất hiện tình trạng giãn hoặc co rút.
- Bước 2: Chà nhẹ nhàng những vị trí có vết bẩn
- Bước 3: Giặt lại với nước sạch đến khi hết xà phòng và vắt một cách nhẹ nhàng.
- Bước 4: Phơi món đồ đó ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nếu bạn sử dụng máy giặt để làm sạch thì nên chọn mức giặt nhẹ nhàng và có chế độ vắt để đảm bảo món đồ từ vải gấm được làm sạch đúng cách.
Cách bảo quản
Vải gấm nên được vệ sinh bằng tay để đảm bảo độ bền của vải. Loại bột giặt bản sử dụng để làm sạch vải cần có thành phần clo vừa phải. Nhiệt độ lý tưởng để giặt chất liệu này là 30 độ, không quá nóng hoặc quá lánh. Khi phơi, bạn có thể lật mặt ngược lại của sản phẩm để tránh mất màu.
Lời kết
Vải gấm là chất liệu xuất hiện trong đời sống với nhiều ứng dụng khác nhau, đem lại sự thoải mái cho người sử dụng bởi chất lượng vải cao cấp. Hi vọng với những chia sẻ từ CM24 by Coolmate, bạn đã có thêm thông tin về loại vải đặc biệt này.
Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật nhanh nhất những tin tức về thời trang và cuộc sống.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới
Xem thêm Vải Taffeta là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong đời sống Vải Organza là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải Organza trong đời sống Vải rayon là gì? Ứng dụng của sợi vải rayon trong thời trang