Vải đũi, chắc hẳn ai cũng đã từng dùng qua những món đồ được làm từ chất vải đặc biệt này. Liệu bạn đã biết được bao nhiêu phần về loại chất liệu này? Cùng Coolmate kiểm chứng chút nhé!
1. Vải đũi là gì?
Nếu tơ tằm là loại vừa mềm, vừa mịn thì “người anh em” vải đũi lại rất xốp, nhẹ và mát, có khả năng thấm hút tốt. Gọi là “anh em” của vải tơ tằm vì sợi đũi là sản phẩm tận dụng phế liệu từ tơ tằm. Phế liệu của cả một quá trình nuôi tằm ươm tơ có tỉ lệ rất cao, vì người ta chỉ lấy được 40% là phục vụ cho sản xuất lụa tơ tằm, còn lại 60% là phế liệu.
Sợi đũi thu được từ kén tơ tằm có sợi chỉ to và thô, trong khi đó, lụa tơ tằm được tạo thành từ những sợi chỉ nhỏ và mịn. Dệt vải đũi là một trong những phương pháp dệt lâu đời nhất trên thế giới. Đặc trưng của vải đũi là cảm giác mát, mịn khi chạm và sau nhiều lần giặt, bề mặt càng trở nên mềm hơn.
2. Các loại vải đũi
2.1. Vải đũi thô
Vải đũi thô còn có tên gọi lụa Tussah, được dệt từ sợi những tơ tằm thô. Do là chất đũi thô, chưa qua tác chế nên loại vải này vẫn có độ thô đặc trưng. Chính điều này làm cho loại vải thô khá nổi tiếng và được ưa chuộng ở các nước có khí hậu nóng ẩm.
2.2. Vải đũi hoa
Vải đũi hoa là loại vải đũi thông thường, trong quá trình may dệt được thiết kế kèm hoa với những tạo nét mộc mạc, mang phong cách thuần vải đũi.
Loại vải đũi này luôn được chị em quan tâm, ưa chuộng với những chiếc đầm hoa tạo nên nét đẹp thanh thoát và nhẹ nhàng của các nàng.
2.3. Vải đũi xước
Vải đũi xước là loại vải có kết cấu mềm mịn hơn những loại đũi còn lại. Chất vải dày dặn hơn, nhưng khi mặc hoặc chạm vào thì không có cảm giác nóng hay khó chịu. Cái tên gọi cũng đã nói lên nét đặc biệt của loại vải này. Trong quá trình may dệt, các vết xước nhẹ được tạo ra dọc theo các đường sợi, tạo điểm nhấn đặc trưng dẫn đến tên gọi đũi xước hiện nay.
Xem thêm
2.4. Vải đũi cotton
Kết hợp giữa những ưu điểm vượt trội được ưa chuộng phổ biến của cotton và chất vải mềm mại đặc biệt của vải đũi, đũi cotton là nguyên liệu mang sự kết hợp đầy mới lạ.
Loại vải này thường được sử dụng trong may mặc các loại rèm cửa, vỏ chăn gối để có thể làm nổi bật những tính năng của nó.
2.5. Vải đũi trơn
Nếu trên bề mặt của vải đũi xước chúng ta thấy những đường kẻ hay quá trơn tru như vải đũi cotton thì vải đũi trơn được đánh giá là khá mịn và không có quá nhiều đường gân. Chất liệu vải này thường chỉ có một màu như màu be, xám, trắng, thích hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.
3. Đặc điểm của vải đũi
3.1. Ưu điểm của vải đũi
An toàn cho da
Với nguồn gốc từ tự nhiên, các sản phẩm từ vải đũi luôn đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn cho làn da người mặc. Nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải đũi giả, các bạn nên cẩn thận để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất nhé.
Thoáng mát
Mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng mát là những cụm từ đầu tiên để miêu tả vải đũi. Nên khi mặc sản phẩm từ vải đũi, người mặc sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái. Bên cạnh đó, với kết cấu đặc biệt khi dệt có những khoảng hở, không khí từ đó sẽ dễ thoát ra, đi kèm khả năng thấm hút cực kì phù hợp với các bạn thường xuyên vận động nhẹ.
Dễ dàng giặt ủi
Vải đũi rất khá mỏng, trọng lượng nhẹ nhàng vì thế rất dễ vệ sinh. Qua nhiều nước giặt thì chất thô đũi càng trở nên mềm mại. Hơn nữa, vải nhanh khô hoàn toàn không gây mùi hôi khó chịu khi hoạt động ra mồ hôi nhiều.
3.2. Nhược điểm của vải đũi
Dễ nhăn
Vì có nguồn gốc 100% tự nhiên nên vải đũi cũng dễ bị nhăn hơn so với các loại vải pha khác.Chính vì thế, vải đũi rất khó bảo quản và khiến bạn phải tốn nhiều thời gian cho việc là ủi. Nên tránh gấp quần áo may bằng vải đũi để tránh tạo thành các nếp gấp trên thân vải. Khi giặt giũ cũng nên tránh giặt máy ở chế độ mạnh để vải không bị nhăn lại.
Độ co giãn thấp
Sợi vải đũi không thể co giãn tốt do độ đàn hồi rất thấp, vải cuối cùng sẽ bị đứt và rách đi nếu được gấp và ủi ở cùng một nơi liên tục.
4. Những sản phẩm từ vải đũi
4.1. Giày Slip on từ vải đũi
Là loại giày được làm thủ công hoàn toàn cùng với đặc điểm của vải đũi, giày slip on luôn chắc chắn, êm chân, thông thoáng khí,và thấm hút mồ hôi rất tốt.
Màu sắc trang nhã, dễ kết hợp với nhiều loại phục trang khác nhau, thích hợp cho việc đi học, đi chơi và cả đi làm.
4.2. Quần áo
Là một loại chất liệu khá đặc biệt, có nhiều ưu điểm vượt trội nên vải đũi cũng được ứng dụng trong sản xuất quần áo rất nhiều.
Thông thường dễ dàng bắt gặp chất liệu đũi ở các loại áo sơ mi nam nữ, váy vóc, đồ ngủ, đồ trẻ em với màu sắc, họa tiết và thiết kế vô cùng đa dạng, thịnh hành, cùng tính năng phù hợp cho những ngày hè nóng bức.
4.3. Rèm cửa, chăn ga
Với đặc tính an toàn với da, chất thoáng mát, dễ làm sạch, chất đũi cotton cũng được dùng để làm chăn ga, gối đệm, rèm cửa, khăn bàn và những phụ kiện nội thất khác.
5. Quy trình sản xuất vải đũi
Bước 1: Thu hoạch sợi thô
Sau quá trình xử lý kén tằm, những sợi tơ mềm sẽ được rút ra để đem đi dệt lụa, phần sợi thô, chất lượng có phần kém hơn còn lại chính là nguyên liệu để tạo ra vải đũi.
Bước 2: Đun sợi thô
Những sợi thô sau khi được thu hoạch, được đem đi ngâm với nước trong khoảng 4 tiếng. Sau quá trình ngâm, sẽ tiếp tục đem nấu kỹ để sơi tơ được mềm hơn.
Bước 3: Kéo sợi
Đây là công đoạn đòi hỏi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và đầy kinh nghiệm của những người thợ lành nghề. Việc kéo sợi giúp sợi tơ dài ra và tăng độ bền, độ dai. Ở bước này những sợi tơ sẽ được cho vào nước và dùng tay kéo ra thành những sợi dài.
Bước 4: Hoàn thiện
Những sợi tơ sau khi được kéo sẽ đem đi phơi khô, Sau đó được đem đi dệt để thành vải. Những tấm vải đũi thành phẩm ban đầu sẽ có màu vàng nhạt. Để nhuộm màu lên đẹp nhất, người sản xuất sẽ đem các tấm vải đi tẩy trắng.
6. Cách bảo quản vải đũi luôn bền đẹp như mới
- Giặt tay hoặc giặt máy chế độ nhẹ: Vải đũi thường rất “nhạy cảm” và dễ bị hư hỏng khi giặt máy. Vì vậy, bạn nên giặt tay hoặc giặt máy nhẹ để tránh làm rách hoặc biến dạng sợi đũi.
- Giặt nước lạnh: Giặt vải đũi bằng nước lạnh để tránh co rút và làm mất màu sợi đũi.
- Dùng chất tẩy nhẹ: Sử dụng bột giặt/ nước giặt nhẹ để giữ cho vải không bị hư hỏng. Trước lần giặt đầu tiên, tốt nhất bạn nên xem chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm.
- Tránh vắt mạnh: Không nên vắt quần áo đũi mạnh sau khi giặt. Thay vào đó, hãy bóp vải nhẹ nhàng cho bớt nước rồi phơi trong môi trường thoáng khí.
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Khi phơi quần áo đũi không nên để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mạnh có thể làm mất màu và làm giảm độ bền vải. Tốt nhất là phơi chúng trong bóng râm hoặc nơi có ánh sáng nhẹ.
- Là ủi nhẹ nhàng: Sử dụng chế độ ủi nhẹ hoặc ủi từ mặt trong của vải để tránh làm hỏng và biến dạng vải.
- Cất giữ đúng cách: Khi chưa sử dụng đến, hãy cất đồ vải đũi ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh độ ẩm cao.
Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp bạn bảo quản vải đũi luôn bền đẹp như mới, kéo dài tuổi thọ.
7. Kết luận
Như vậy, Coolmate đã vừa giúp bạn tìm hiểu về loại chất liệu vải đũi độc đáo. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết bổ ích. Đừng quên theo dõi chúng tớ để học thêm nhiều kiến thức hay ho nhé!