Toxic positivity (tích cực độc hại) là gì? Hậu quả và cách cải thiện chúng

Nếu bạn đang muốn biết khái niệm toxic positivity là gì thì hãy đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Ngày đăng: 12.01.2024, lúc 10:14 653 lượt xem

Nếu bạn là một người không ngừng cập nhật các khái niệm mới của giới trẻ thì chắc hẳn cũng đã nghe đến cụm từ toxic positivity rồi. Vậy theo bạn toxic positivity là gì, khái niệm này được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? Nếu bạn vẫn đang dành thời gian để đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này thì nhất định đừng có qua bài viết này của Coolmate nhé. Toàn bộ nội dung bài viết chính là những thông tin liên quan đến toxic positivity (tích cực độc hại) mà chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp để chia sẻ với mọi người. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Toxic positivity (tích cực độc hại) là gì?

toxic positivity là gì

Trạng thái toxic positivity (sự tích cực độc hại) là gì? 

Thời gian gần đây cụm từ toxic positivity (tích cực độc hại) được nhắc đến khá nhiều. Nói về ý nghĩa của khái niệm này nhiều người cho rằng toàn bộ ý nghĩa đã được thể hiện trọn vẹn ở tên gọi của nó rồi. Vậy theo bạn toxic positivity có nghĩa là gì? 

Thực ra, giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì tích cực độc hại là một loại trạng thái tôn sùng sự tích cực một cách quá đà nhằm vô hiệu hóa những cảm xúc tiêu cực như chán nản, buồn bã hay thất vọng,... Và trong những trường hợp này thì sự tích cực không còn có những ý nghĩa giống như sự vốn có ban đầu của chúng nữa mà sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tích cực độc hại (toxic positivity) sẽ có phần khiên cưỡng, giả tạo bởi mục đích cuối cùng của nó là cố sức để loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực đang ngự trị trong suy nghĩ của chúng ta. Nếu bạn vẫn chưa thể hình dung được cụ thể vấn đề thì hãy tham khảo một ví dụ cụ thể dưới đây của chúng tôi nhé!

Nếu chẳng may bạn đang cảm thấy cực kỳ buồn bã, ủ dột trước sự thất bại của bản thân. Rõ ràng là đang cảm thấy thất vọng, mất hết niềm tin ở bản thân mình vì đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể có được kết quả như mong muốn. Thế nhưng bạn vẫn cố gắng giả vờ vui vẻ, tích cực để che giấu đi toàn bộ những cảm xúc tiêu cực, luôn thể hiện trạng thái tốt nhất, vui vẻ và lạc quan để đánh lừa chính mình và cả những người xung quanh. 

Tất nhiên, so với cảm xúc tiêu cực thì trạng thái tích cực, vui vẻ sẽ tốt hơn rất nhiều. Thế nhưng đánh giá một cách khách quan khi bạn thể hiện sự tích cực một cách thái quá, không đúng nghĩa thì sẽ trở thành sự tích cực độc hại. 

Việc cố sử dụng những điều tích cực để che giấu những cảm xúc tiêu cực - diễn biến tâm lý bình thường của con người được cho là một lối suy nghĩ tích cực độc hại (toxic positivity). Điều này sẽ khiến bạn không có cơ hội thậm chí là không dám sống thật với cảm xúc của mình. Tích tụ lâu dài sẽ trở thành một sự u uất nặng nề, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của chính bạn. 

2. Toxic positivity có nguồn gốc từ đâu?

toxic positivity là gì

Nguồn gốc của trạng thái toxic positivity (sự tích cực độc hại)

Nhiều người thắc mắc về nguồn gốc ra đời của toxic positivity (tích cực độc hại). Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời: 

Theo diễn biến tâm lý bình thường thì bất cứ người nào cũng đều mong muốn bản thân mình luôn được vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng,... nói chung là tồn tại trạng thái tích cực nhất. Và điều này cũng đồng nghĩa rằng, cảm xúc tiêu cực là điều mà hầu hết chúng ta đều không mong gặp phải. 

Khái niệm tích cực độc hại được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1950 bởi nhà Tâm lý học có tên là Abraham Maslow. Sau chiến tranh Thế giới thứ II đã có nhiều người phải đối mặt với các vấn đề tâm lý và trị liệu tâm lý được xem là phương pháp tối ưu để giải quyết tình trạng này. 

Đồng thời nhà tâm lý học này cũng đã nói rằng “thành công của tâm lý học nằm về mặt tiêu cực nhiều hơn là tích cực”. Ở thời điểm đó tâm lý học chưa đủ sức nặng để được xem là một lĩnh vực chính thức nên người ta chưa nhận ra nguyên nhân của sự tích cực độc hại này. 

Năm 1998, một nhà Tâm lý học người Mỹ có tên Martin Seligman đã chính thức sáng lập ra lĩnh vực tâm lý học này. Và khi có cơ hội tiếp xúc, nhận thấy những đứa trẻ có thể điều chỉnh cảm xúc của mình một cách dễ dàng, Martin Seligman kết luận rằng người lớn cũng có thể trở nên tích cực để vượt qua các trạng thái tiêu cực như: lo âu, trầm cảm, buồn bã,... Và điều này cũng chính là nguồn gốc để khái niệm toxic positivity (tích cực độc hại) ra đời. 

Tuy nhiên, trong những năm này thì tâm lý học vẫn còn là một lĩnh vực còn non trẻ và có nhiều tranh cãi xoay quanh. Phải đến nhiều năm trở lại đây khi mà dân số gia tăng nhanh chóng cùng với nhiều vấn đề xã hội phức tạp xuất hiện thì các chuyên gia mới bắt đầu nghiêm túc để chỉ ra ra tác hại của sự tích cực độc hại.

3. Giải thích cụ thể về khái niệm toxic positivity (tích cực độc hại)

toxic positivity là gì

Giải thích cụ thể về trạng thái toxic positivity (sự tích cực độc hại)

Có thể bạn chưa biết hoặc cũng có thể bạn đã biết nhưng chưa chịu thừa nhận rằng, thực ra tất cả chúng ta đều đã có ít nhất một lần từng trải qua trạng thái toxic positivity (sự tích cực độc hại) rồi đấy. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Coolmate sẽ chia sẻ với bạn một ví dụ cụ thể như sau: 

Khi có một ai đó (người thân, bạn bè thân thiết hoặc một người đáng tin tưởng) đang gặp và trải qua những điều tồi tệ trong cuộc sống, họ thực sự buồn bã và suy sụp. Và bạn là một người ngoài cuộc chứng kiến toàn bộ quá trình thay đổi tâm lý của họ, trước sự u uất, chán nản, thiếu sức sống, thiếu tự tin này của họ bất giác bạn có những lời an ủi đại loại như: “Đừng buồn nữa, hãy vui vẻ lên”, “thực ra mọi chuyện không thực sự tồi tệ như bạn nghĩ đâu nên không cần lo lắng đến như vậy”, “tích cực lên nào, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”, “vui vẻ lên, tất cả rồi sẽ ổn mà thôi”,...

Đồng ý với nhau rằng, mục đích cuối cùng của những lời an ủi này chính là mong muốn tiếp thêm năng lượng tích cực cho người đang trải qua những chuyện không tốt. Nhưng rõ ràng ở thời điểm hiện tại, đối phương không cần đến những lời an ủi kiểu sáo rỗng như vậy. Nên nếu không thể thay họ gánh vác thì chắc là bạn nên chân thành lắng nghe, vì đó cũng là một cách để chia sẻ. 

Bởi đôi khi những lời động viên của bạn sẽ khiến cho họ càng cảm thấy bản thân đã quá yếu đuối nên càng thêm cảm thấy tội lỗi. Vậy là thay vì sống thật với cảm xúc của mình thì đối phương lại lựa chọn che giấu, giả vờ vui vẻ, mạnh mẽ để làm hài lòng mọi người xung quanh mình. Và việc cố phớt lờ cảm xúc tiêu cực một cách cực đoan như vậy sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu mà đôi khi chính họ cũng không ngờ đến.

Sự tích cực độc hại lâu dần sẽ làm giảm dần lòng tự trọng và xu hướng chối bỏ cảm xúc thật sự của bản thân mình. Trong cuộc sống hiện tại, sự tích cực độc hại đang dần len lỏi vào các khía cạnh từ công việc cho đến các mối quan hệ tình cảm và những vấn đề cá nhân khác. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được sự hiện diện của sự độc hại này. Và điều này cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người ngày càng trở nên trống rỗng hơn.

4. Những biểu hiện cụ thể của toxic positivity (tích cực độc hại)

toxic positivity là gì

Biểu hiện của tích cực độc hại 

Vậy làm sao để nhận diện được toxic positivity (tích cực độc hại)? Đây thực sự là một câu hỏi khó vì sự tích cực độc hại này nằm ẩn sâu bên trong mà đôi khi chính bản thân chúng ta cũng không hề biết được. Cứ như vậy nó trở thành một chất độc ăn mòn dần tinh thần của bạn. 

Tuy nhiên, nếu để ý thì bạn có thể nhận ra vấn đề bằng một số biểu hiện nổi bật như sau:

4.1 Luôn tìm cách để che giấu cảm xúc thật của mình 

Thật ra những người lạc quan luôn biết cách để giữ được sự vui vẻ, hy vọng trong cả những hoàn cảnh xấu nhất. Thế nhưng họ chưa bao giờ cố gắng để che giấu những cảm xúc tồi tệ như bất an, lo lắng hay buồn bã. Họ sẵn sàng đối mặt và thừa nhận những cảm xúc tiêu cực và đó chính là một cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh. 

Trong khi đó, những người có thói quen giữ trạng thái năng lượng tích cực thì lại chưa bao giờ chịu thừa nhận những bất ổn của bản thân. Luôn luôn cố gắng thể hiện sự vui vẻ, hào hứng để đánh lừa mọi người. Nhưng thật ra, tất cả nỗi buồn, sự ủ rũ đang được họ cất ở một góc trong tâm trí và tự mình gặm nhấm. 

4.2 Thể hiện cảm xúc trái ngược với tâm trạng 

Một trong những biểu hiện khác dễ thấy ở người tích cực độc hại đó chính là luôn nỗ lực thể hiện cảm xúc trái ngược với tâm trạng của mình. Mỗi khi cảm thấy buồn bã, thay vì thể hiện ra sự u sầu, trầm mặc thì họ lại chọn cách khoác lên mình chiếc áo vui vẻ, hào hứng. 

Những người tích cực độc hại luôn có niềm tin rằng, sự tích cực dù giả tạo thì cũng sẽ giúp triệt tiêu được những cảm xúc tiêu cực. 

4.3 Phủ định mọi cảm xúc tiêu cực 

Sự tích cực độc hại được hiểu là trạng thái tích cực một cách thái quá và cực đoan. Và trong bất cứ tình huống nào thì họ cũng không cho phép cảm xúc tiêu cực xuất hiện. Nếu bạn chỉ thể hiện sự tích cực và chưa bao giờ thừa nhận cảm xúc tiêu cực, nhiều khả năng bạn là người tích cực độc hại. 

4.4 Gạt bỏ cảm xúc tiêu cực của người khác 

Không chỉ phớt lờ trước cảm xúc tiêu cực của chính mình, những người tích cực độc hại còn có xu hướng gạt bỏ cảm xúc tiêu cực của người khác. Thay vì đồng cảm với nỗi buồn của đối phương thì người tích cực độc hại sẽ phủ định toàn bộ tâm trạng của đối phương. 

Trước những lời an ủi sáo rỗng như vậy của bạn đối phương sẽ có cảm giác xấu hổ. Nhận được lời động viên của bạn nên họ chỉ miễn cưỡng vui vẻ để che giấu cảm xúc thật bên trong của mình.

4.5 Phớt lờ vấn đề của bản thân 

Một trong những biểu hiện nổi bật dễ nhận thấy ở người tích cực độc hại (toxic positivity) chính là phớt lờ những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Thay vì đối mặt để tìm cách giải quyết thì bạn sẽ bơ chúng, giữ niềm tin là điều này có thể khiến bản thân trở nên hạnh phúc hơn. 

Bạn không nhận ra rằng vấn đề sẽ mãi ở đó nếu như bạn không tìm cách để giải quyết. Cho dù là bạn đã cố gắng để ngó lơ nhưng bằng một cách nào đó vấn đề vẫn sẽ xuất hiện trong tương lai nếu bạn không khắc phục. 

Và thực ra việc bạn phớt lờ vấn đề chỉ khiến cho cuộc sống của bạn mãi giẫm chân một chỗ mà thôi. Bạn mãi mãi sẽ không thể có được bài học kinh nghiệm sau những lần thất bại. 

4.6 Thường xuyên nói những lời an ủi sáo rỗng 

Những người có xu hướng suy nghĩ tích cực độc hại thường có thói quen sử dụng những câu từ sáo rỗng để an ủi người khác. Đôi khi những lời nói này xuất phát từ ý tốt nhưng vì bạn là người theo đuổi tư duy độc hại nên sẽ rất khó để đưa ra những lời động viên đúng nghĩa. 

Vô tình những lời động viên này sẽ khiến cho đối phương bị hụt hẫng vì không thực sự nhận được những điều mà họ mong chờ. 

4.7 Luôn trong tình trạng không cảm thấy hạnh phúc 

Kể cả khi đã nỗ lực để thể hiện trạng thái tốt nhất nhưng những người tích cực độc hại cũng rất hiếm khi cảm thấy hạnh phúc. Lý do là bởi họ luôn chối bỏ hoặc tìm cách phớt lờ những cảm xúc thật sự nên luôn có cảm giác trống rỗng bên trong. 

Hơn nữa, đôi khi họ còn có suy nghĩ những quy tắc của xã hội đôi khi còn khiến con người phải sống gò bó trong một khuôn khổ nhất định nên khiến cho họ không cảm nhận được hạnh phúc. 

5. Hậu quả của toxic positivity (tích cực độc hại)

toxic positivity là gì

Hậu quả của tích cực độc hại 

Cũng giống như nhiều mối quan hệ độc hại khác, toxic positivity (tích cực độc hại) cũng sẽ giết chết con người ta về mặt tinh thần. Và khi bạn tồn tại tư duy tích cực độc hại thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại như: 

5.1 Gia tăng căng thẳng 

Hầu hết trong chúng ta đều được khuyến khích nên học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Nhưng bạn nhớ đừng đánh đồng giữa kiểm soát với phớt lờ nhé. Việc quản lý, kiểm soát sẽ giúp bạn tránh được những hành vi bộc phát và hạn chế mâu thuẫn trong các mối quan hệ. 

Còn những lúc chỉ có một mình hoặc bên cạnh người mà bạn tin tưởng thì đừng có gồng mình để che giấu cảm xúc thật của mình nhé. 

Việc dồn nén cảm xúc tiêu cực vào bên trong lâu dài sẽ khiến cho tinh thần của bạn càng trở nên nặng nề, ngột ngạt, làm gia tăng căng thẳng và thúc đẩy sự gia tăng sản xuất hormone cortisol 

5.2 Tăng mức độ của các cảm xúc tiêu cực 

Một trong những cách tốt nhất để triệt tiêu cảm xúc tiêu cực chính là kịp thời giải tỏa những cảm xúc không tốt. Khi nhận thấy tâm trạng không vui bạn có thể có khóc hoặc chia sẻ với bạn bè đáng tin. Việc làm này sẽ giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn nhiều vì nỗi buồn cũng đã vơi bớt đi. 

Thay vào đó, nếu bạn cứ cố gắng che đậy những cảm xúc thật của mình, cố dồn nén nỗi buồn thì những suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, đến một lúc nào đó sẽ bùng nổ.

5.3 Hình thành chuỗi cảm xúc thứ cấp 

Chuỗi cảm xúc thứ cấp là gì? Đây là những cung bậc cảm xúc được hình thành từ những cảm xúc ban đầu. Ví dụ như khi tâm trạng vui vẻ, cảm thấy lạc quan thì tự nhiên trong bạn sẽ hình thành cảm giác vui vẻ, có hy vọng to lớn vào một điều gì đó. 

Ở những người tích cực độc hại, khi cảm xúc tiêu cực bị dồn nén sẽ kéo theo một chuỗi cảm xúc thứ cấp. Cảm giác buồn bã sẽ kéo theo một loạt những cảm xúc khác như bi quan, thất vọng, lo âu hay cảm giác sợ hãi,... 

Khi những cảm xúc tiêu cực này không được giải quyết triệt để thì bạn sẽ phải đối mặt với một chuỗi các cảm xúc thứ cấp khác. Và kết quả cuối cùng là tinh thần của bạn sẽ ngày một suy kiệt. 

5.4 Luôn cảm thấy bản thân tội lỗi, cô đơn 

Một trong những tác hại khác của sự tích cực độc hại (toxic positivity) là gây ra cảm giác tội lỗi. Bạn không đủ mạnh mẽ để thừa nhận cảm xúc thật của mình, phải tự thúc giục mình trở nên vui vẻ để vô hiệu hóa nỗi buồn. Chính lỗi suy nghĩ này đã khiến cho nhiều người hình thành cảm giác tội lỗi khi để cho cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong tâm trí mình. 

5.5 Gia tăng các vấn đề về tâm lý 

Trong nhiều năm trở lại đây, các chuyên gia tâm lý nhận thấy kiểu tư duy tích cực độc hại (toxic positivity) làm gia tăng nhiều vấn đề tâm lý, nhất là trầm cảm. Khi bạn cứ luôn phải cố gắng kiếm cách để che đậy nỗi đau bằng những niềm vui, sự tích cực miễn cưỡng thì chắc chắn sẽ không thể giải quyết nỗi buồn. 

Không những vậy, theo thời gian nỗi buồn sẽ tăng lên càng nặng nề cùng với đó là hàng loạt các loại cảm xúc thứ cấp: đau khổ, bi quan, chán nản, mất hứng thú,... Và khi nỗi buồn quá lớn trong thời gian dài sẽ khiến bạn rơi vào trầm cảm 

5.6 Có xu hướng cổ xúy những vấn đề tiêu cực 

Vì luôn có xu hướng phủ định những cảm xúc tiêu cực nên bạn sẽ phớt lờ những vấn đề bản thân đang phải đối mặt. Thay vì đấu tranh để bảo vệ những điều bản thân theo đuổi thì bạn lại dễ dàng thỏa hiệp và sử dụng cảm xúc vui vẻ miễn cưỡng để che đậy cảm xúc. 

Cách làm này đã vô tình ủng hộ cho những vấn đề tiêu cực. Bạn không nên cổ xúy cho kiểu tư duy này vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và mọi người xung quanh. 

5.7 Giảm lòng tự trọng 

Lòng tự trọng được xem là kim chỉ nam để đánh giá giá trị bản thân của mỗi con người. Những người có xu hướng toxic positivity (tích cực độc hại) sẽ thường có xu hướng giảm lòng tự trọng. Vì không thật sự hiểu được giá trị của chính mình nên lâu dài sẽ mất đi sự tự tin vốn có. 

Những người tích cực độc hại luôn có niềm tin mạnh mẽ rằng, họ chỉ bản lĩnh khi lạc quan, vui vẻ. Những sự xuất hiện của các loại cảm xúc tồi tệ, chán nản cũng có nghĩa là họ đang gặp thất bại. 

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì cảm xúc tiêu cực là một phần tất yếu của cuộc sống và nó vẫn sẽ xuất hiện ngay cả khi chúng ta cố gắng phớt lờ. Vậy nên những người có tư duy này sẽ luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, thất bại.

6. Cách cải thiện sự tích cực độc hại

toxic positivity là gì

Cách cải thiện tình trạng tích cực độc hại 

Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng toxic positivity (sự tích cực độc hại)? Vì nếu không giải quyết thì nó sẽ “ăn mòn” dần tâm trí, tinh thần ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số cách đơn giản để giúp bạn tránh xa được chiếc “bẫy” này, cùng tham khảo nhé!

6.1 Lắng nghe một cách chân thành 

Đừng vội phủ định hoàn toàn những cảm xúc của người khác, thay vào đó bạn nên chân thành lắng nghe khi đối phương có mong muốn chia sẻ. Vì khả năng đối chọi với stress ở mỗi người không giống nhau nên bạn đừng quá lạm dụng điều này nhé. 

Trải nghiệm của mỗi người không giống nhau, những gì mà đối phương trải qua chưa chắc đã giống với những điều bạn từng gặp nên đừng an ủi họ bằng những lời động viên sáo rỗng. 

Bạn không nhất thiết phải lên tiếng, đổi lại hãy lắng nghe và dùng chiếc ôm để an ủi đối phương. Hoặc đơn giản chỉ là một cái nắm tay cũng đã đủ để giúp họ thấy nhẹ lòng và vui vẻ hơn. 

6.2 Nói những lời an ủi chân thành 

Những lời an ủi chân thành khác hoàn toàn với những lời an ủi sáo rỗng. Thay vì phủ định cảm xúc của họ bạn hãy thừa nhận rằng đó là những điều tất yếu. Một khi nhận được sự công nhận từ bạn, họ sẽ thôi không có cảm giác xấu hổ hay tội lỗi vì đã để cảm xúc tiêu cực hiện diện trong cuộc sống. 

6.3 Mạnh dạn thừa nhận cảm xúc của chính mình 

Sau nhiều lần cố tình phớt lờ cảm xúc tiêu cực của bản thân bạn sẽ phải đối mặt với những hệ lụy đối với sức khỏe tinh thần. Tất nhiên cảm xúc tiêu cực là điều không ai mong muốn nhưng nó lại hiện diện như một phần tất yếu của cuộc sống. 

Phải đến lúc tự mình trải qua những trải nghiệm buồn bã, đau khổ, thất vọng,... thì bạn mới cảm nhận được trọn vẹn hạnh phúc và niềm vui. 

Bạn nên mạnh dạn thừa nhận cảm xúc của mình bằng nhiều cách: chia sẻ tâm trạng của mình với người đáng tin, cho bản thân được phép khóc lóc, buồn bã khi gặp những điều không vui trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ trọn vẹn hơn khi bạn có cơ hội trải qua đầy đủ mọi kiểu cung bậc cảm xúc để thấu hiểu chính mình. 

6.4 Kiểm soát nhưng không phủ nhận cảm xúc tiêu cực 

Ngay sau khi thừa nhận cảm xúc tiêu cực, bạn hãy tìm cách để kiểm soát chúng một cách lành mạnh nhất. Nếu để cảm xúc không tốt ngự trị quá quá lâu thì bạn sẽ bị nhấn chìm trong những điều u ám. 

Một số cách để kiểm soát cảm xúc tiêu cực như: ngồi thiền, tập thể dục, massage hoặc viết nhật ký, chăm sóc cây cối, dọn nhà hoặc nấu nướng,... Những hoạt động lành mạnh này sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui, giúp bạn lấy lại được cân bằng sau những chuỗi ngày tiêu cực. 

6.5 Chia sẻ vấn đề của mình với người đáng tin cậy 

Vì không thể tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống nên thay vì phớt lờ thì bạn nên mạnh dạn đối mặt và kiếm cách để vượt qua. Bạn hoàn toàn có thể tìm một người sẵn sàng lắng nghe tất cả những tâm sự của bạn, không phán xét, không phủ định hay phát lờ vấn đề bạn đang gặp phải. 

Hãy giãi bày mọi cảm xúc của mình với người bạn cảm thấy tin tưởng để có thể lấy lại trạng thái cân bằng, có đủ niềm tin để vượt qua mọi thứ. 

Toxic positivity (tích cực độc hại) mang đến cho người ta nhiều tác hại cả về tinh thần lẫn thể chất vậy nên để bảo vệ mình bạn nên tìm hiểu để có được lối tư duy lành mạnh, đúng đắn nhất nhé!

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến toxic positivity (tích cực độc hại), mong rằng sau khi đọc hết bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề. Chúc bạn có được tinh thần tích cực đúng nghĩa. 

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới” 

>>> Xem thêm: 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn