Theo truyền thống, tết trung thu tại Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch hằng năm, đây là một trong những ngày lễ lớn mang ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình và trẻ em từ bao đời. Tết trung thu rất giống sự kết hợp giữa Halloween và Lễ Tạ Ơn ở phương Tây, ngày này trẻ em sẽ diễu hành trên phố, vừa hát vừa mang theo những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc. Vậy tết trung thu 2023 vào ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Coolmate trong bài viết hôm nay nhé!.
Tết trung thu 2023 vào ngày mấy ?
Theo phong tục truyền thống từ bao đời nay, Tết trung thu được tổ chức vào ngày Rằm tháng 8 (15/8 Âm Lịch). Năm nay, Tết trung thu ngày mấy? Tết trung thu 2023 sẽ được diễn ra vào thứ sáu ngày 29/9/2023 Dương Lịch. Tết trung thu còn được gọi với cái tên khác là Tết của trẻ em, Tết hoa đăng, Tết trông trăng hay Tết đoàn viên.
Tết trung thu 2023 sẽ được diễn ra vào ngày 29/9/2023 Dương Lịch
Nguồn gốc tết trung thu có từ đâu?
Tết Trung thu 2023 tính đến nay đã có lịch sử hơn 3000 năm, ngày lễ này bắt nguồn từ phong tục cúng trăng vào mùa thu nhằm tạ ơn trời đất đã ban cho con người một mùa màng bội thu. Người xưa cho rằng, tết trung thu là dịp để cha mẹ bù đắp khoảng thời gian đã mất cho con cái sau mùa thu hoạch bận rộn diễn ra vào tháng 9.
Tết Trung thu đã có lịch sử hơn 3000 năm
Do đó, nguồn gốc tết trung thu được ra đời không chỉ để ăn mừng vụ thu hoạch trong năm mà sau cùng là tổ chức ăn mừng sau nhiều thời gian làm việc chăm chỉ và xa gia đình dưới ánh trăng tròn. Điều này được coi là biểu tượng của tết trung thu, tượng trưng cho sự no đủ và thịnh vượng của cuộc sống.
Ý nghĩa của ngày tết trung thu
Trong quá trình phát triển văn hóa và lịch sử, tết trung thu đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa tích cực tới cuộc sống của mỗi gia đình. Các dịp lễ tết nói chung và tết trung thu 2023 nói riêng là ngày lễ để cả gia đình được quây quần bên nhau, mong cầu sức khỏe, bình an và hạnh phúc.
Tết trung thu là ngày lễ để cả gia đình được quây quần bên nhau, mong cầu sức khỏe, bình an và hạnh phúc.
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, ý nghĩa tết trung thu càng trở nên sâu sắc hơn. Mọi người chủ yếu đón tết trung thu như một thời gian nghỉ ngơi bên gia đình, các thành viên có cơ hội đoàn tụ, sum họp. Một điều đặc biệt là ngày nay, mặt trăng thường rất tròn, to và sáng nhất trong năm, điều này càng chứng tỏ rõ hơn về ý nghĩa của sự đoàn viên.
Phong tục ngày tết trung thu
Có rất nhiều các hoạt động khác nhau được tổ chức trong ngày tết trung thu tại Việt Nam. Những phong tục đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay như:
1. Thưởng thức bữa tối cùng gia đình
Tết trung thu 2023 này, bạn hãy cùng thưởng thức bữa tối cùng gia đình mình nhé. Theo phong tục, hình tròn của mặt trăng trong ngày này tượng trung cho sự đoàn tụ của gia đình trong tâm thức mỗi người. Chính vì thế mà ngày này, mỗi gia đình sẽ tổ chức ăn tối cùng nhau.
Thưởng thức bữa tối cùng gia đình
2. Ăn bánh trung thu
Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ trọng đại này. Hình dạng tiêu biểu của loại bình này gồm hình vuông và hình tròn, biểu tượng cho trời và đất. Hương vị ngọt ngào tượng trưng cho sự trọn vẹn, mọi người sẽ cắt bánh và cùng nhau thương thức, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Cùng nhau ăn bánh trung thu
3. Phá cỗ đêm trăng
Dưới ánh trăng sáng, người ta trải ra tấm chiếu và ngồi nói chuyện. Trẻ nhỏ sẽ ca hát, vui chơi bên những mâm cỗ trung thu với nhiều trái cây và bánh kẹo.
Thực hiện phá cỗ đêm trăng
4. Làm mâm thờ mặt trăng
Vào đêm trung thu, người ta sẽ bày ra một bàn tiệc dưới ánh trăng cùng với bánh trung thu, đồ ăn nhẹ, hoa quả và đôi nến được thắp sáng. Bởi theo dân gian, việc thờ cúng thần Mặt Trăng được coi là vị thần linh thiêng, có thể giúp con người thực hiện được những ước muốn trong những tháng tiếp theo của năm.
Làm mâm thờ cúng Thần Mặt Trăng
5. Múa hát, múa lân và rước đèn trung thu
Cuối cùng, ca hát, múa lân và rước đèn là phong tục được tất cả mọi trẻ em Việt Nam yêu thích. Lồng đèn là một phần không thể thiếu trong ngày tết trung thu, mọi người sẽ làm đèn lồng và mang chúng để dưới trông trăng, treo trên cây trước nhà hoặc thả đèn trời.
Ngày nay, có rất nhiều các khu vui chơi có trưng bày đèn lồng vào ngày trung thu, mọi người có thể đưa bé tới đó để chụp ảnh, thăm quan. Những chiếc đèn lồng trung thu ngày nay hiện đại và được trang trí khá cầu kỳ với nhiều hình dạng khác nhau, từ con vật - cây cỏ đến những chiếc đèn lông phát nhạc hiện đại.
Trẻ em xuống phố vui chơi, ca hát, rước đèn
Ngày tết trung thu ăn gì?
Ý nghĩa tết trung thu là ăn mừng cho mùa màng bội thu, do đó các loại thực phẩm thu hoạch được ưa chuộng trong dịp lễ này. Ngày lễ này, mọi người thường ăn những thứ như:
-
Bánh trung thu
-
Nho
-
Bưởi
-
Lê
-
Rượu
-
Quả Thị
- Cốm Vòng
Thưởng thức nhiều thực phẩm ngon trong ngày tết trung thu
Những điều nên và không nên làm ngày tết trung thu
Nên làm
-
Mặc quần áo màu đỏ
-
Thắp hương cho tổ tiên
-
Tóc tai và trang phục gọn gàng
Không nên làm
-
Hạn chế vui chơi ở nơi xa
-
Mặc đồ màu tối
-
Người bị ốm hoặc cơ thể đang bị yếu không nên ra ngoài,...
Ngày tết trung thu, trẻ em được vui chơi bên bạn bè và gia đình
Ngày nay, tết trung thu được thực hiện đơn giản hơn, khá ít các bậc cha mẹ có thể làm lồng đèn cho con vì món đồ chơi này có thể được mua ngoài cửa hàng một cách đơn giản. Thậm chí nhiều trẻ em cũng chưa hiểu rõ về ý nghĩa của tết trung thu. Nhưng Coolmate tin rằng, tết trung thu vẫn luôn là cái tết thứ hai trong năm được nhiều trẻ em đón mừng nhất.
Và hơn hết là các bậc cha mẹ vẫn luôn thể hiện tình yêu thương của mình bằng mọi cách khác nhau đối với con yêu của mình. Đọc tới đây bạn cũng đã biết “tết trung thu 2023 vào ngày mấy?” rồi phải không nào. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Cuối cùng, đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhập những thông tin hữu ích và xu hướng thời trang mới nhất!
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!