Red flag là gì? 12 Cách nhận biết red flag để tránh va phải cờ đỏ

Chúng ta luôn được cảnh báo phải tránh xa những người có red flag. Thế nhưng chính xác thì red flag là gì và đâu là những dấu hiệu cho chúng ta thấy điều này?

Ngày đăng: 03.03.2023, lúc 14:46 19.519 lượt xem

Thuở ban đầu khi yêu luôn là mộng đẹp, người ta không chút do dự mà thề thốt vĩnh hằng. Tuy nhiên dần dà theo thời gian, mối quan hệ sẽ có những tín hiệu xấu cảnh báo về những điều không hay có thể xảy ra. Vậy trong tình yêu, red flag là gì và làm thế nào nhận biết để tránh va phải? Cùng Coolmate tìm hiểu để để duy trì một mối quan hệ lành mạnh và lâu dài nhé!

Red flag là gì? 12 Cách nhận biết red flag để tránh va phải cờ đỏ

Red flag là gì? 12 Cách nhận biết red flag để tránh va phải cờ đỏ

1. Red flag là gì?

Để hiểu hơn về khái niệm tưởng chừng quen thuộc này, đầu tiên chúng ta cần làm rõ một vài vấn đề. Ví như:

1.1 Red flag là gì?

Red flag (tạm dịch: cờ đỏ) là dấu hiệu cảnh báo về các nguy hiểm tiềm tàng hoặc thảm hoạ có thể xảy ra. Trong văn hóa đại chúng, red flag thường được dùng để ẩn dụ về người, tình huống hoặc mối quan hệ mà bạn nên đề phòng. 

1.2 Nguồn gốc của red flag là gì, bạn đã biết?

Thực tế, thuật ngữ này bắt nguồn từ văn hoá sử dụng cờ đỏ trong lịch sử. Ngày xưa, người ta thường dùng cờ đỏ để đánh dấu cuộc diễn tập của quân đội, tàu chở vũ khí, thông báo nguy hiểm cháy rừng, tín hiệu trong cuộc đua thuyền và vùng biển không an toàn.

Nguồn gốc của red flag là gì, bạn đã biết?

Nguồn gốc của red flag là gì, bạn đã biết?

Vào thế kỷ XVIII, cờ đỏ được xem là dấu hiệu của sự nguy hiểm. Vậy lý giải về việc màu đỏ được dùng để cảnh báo red flag là gì? Đây là màu có bước sóng dài nhất trong tất cả các màu nên khả năng bị tán xạ cũng ít nhất. 

Chính vì thế, bất kỳ ai cũng có thể thấy nó ở khoảng cách xa hoặc trong các điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù,... Dần dần, Red Flag trở nên phổ biến và mở rộng ý nghĩa hơn ở nhiều phương diện khác như trong mối quan hệ, trong giao tiếp hay trong công việc.

1.3 Lý do trở nên phổ biến của thuật ngữ red flag là gì?

Như vừa đề cập, red flag được sử dụng nhiều hơn và được xem như tiếng lóng của những câu cảnh báo “hãy cẩn thận” hoặc “hãy đề phòng”. Chẳng hạn như trong lĩnh vực chứng khoán, red flag được dùng để chỉ những điều mà nhà đầu tư phải lưu ý khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên hiện nay, bối cảnh mà red flag được sử dụng nhiều nhất có lẽ là trong tình yêu. Nếu tra từ khóa “red flag là gì”, kết quả trả về thông thường sẽ là những bài viết chỉ ra dấu hiệu mà bạn không nên bỏ qua trong một mối quan hệ. Tại Việt Nam, kết quả của Google trend cũng cho thấy lượng tìm kiếm và truy cập về red flag luôn tăng vọt qua hàng tháng.

2. Trong tình yêu, red flag là gì?

Vậy red flag là gì trong tình yêu, bạn đã tường tận? Red flag còn được xem là dấu hiệu báo động đỏ về mối quan hệ không lành mạnh giữa bạn và đối phương. Nếu tiếp tục kéo dài, có thể nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm và đời sống tinh thần của cả hai người. 

Trong tình yêu, red flag là gì? Là phép ẩn dụ khuyên bạn nên “chạy đi”

Trong tình yêu, red flag là gì? Là phép ẩn dụ khuyên bạn nên “chạy đi”

Red flag là phép ẩn dụ nhằm chỉ ra những điều không ổn sắp xảy đến và khi đó bạn cần tránh xa. Red flag sẽ xuất hiện khi đối phương có hành động và biểu hiện khiến bạn hoài nghi về mối quan hệ này. Và lúc đó, bạn cần phải hiểu được red flag là gì trong tình yêu để đặc biệt thận trọng nếu không muốn bản thân mình bị tổn thương.

Thông thường trong các mối quan hệ mới, tình yêu, cảm xúc mới lạ và ham muốn có thể làm lu mờ đi khả năng phán đoán của bạn. Điều đó khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận ra dấu hiệu cảnh báo và phát hiện red flag trong tình yêu.

3. Những dấu hiệu trong tình yêu của red flag là gì?

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng đều muốn bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình và tránh khỏi những mối quan hệ toxic. Để làm được điều này, bạn cần nhận biết các chiếc “cờ đỏ” càng sớm càng tốt để nhanh chóng “chạy ngay đi”. Và đó là:

3.1 Liên tục nói dối

Nếu có ai đó hỏi rằng trong tình yêu, dấu hiệu đầu tiên của red flag là gì; câu trả lời chắc chắn sẽ là không trung thực. Nếu bạn nhận thấy đối phương thường xuyên nói dối, rõ ràng đây không phải là một dấu hiệu tốt. Samara Quintero - Nhà tâm lý trị liệu hôn nhân và gia đình cho biết một điều. 

Liên tục nói dối là dấu hiệu đáng ngờ vực

Liên tục nói dối là dấu hiệu đáng ngờ vực

Đó là tất cả chúng ta đều sẽ có lúc nói dối; tuy nhiên nếu bạn thấy đối phương liên tục lừa dối hoặc bị bắt quả tang nói dối, đó chính là điều đáng báo động. Đó có thể là những lời nói dối không đáng kể như không trung thực về nơi họ đến, đối tượng họ đang trò chuyện hoặc lớn hơn như việc ngoại tình,.... 

Việc bị lừa dối nhiều lần có thể khiến bạn không thể xây dựng niềm tin vững chắc trong mối quan hệ này. Thậm chí nó có thể phá hủy nền tảng mà bạn đã cố gắng tạo nên từ trước.

3.2 Thường xuyên hạ thấp bạn

Nếu đối phương thường xuyên hạ thấp hoặc chỉ trích bạn, ngay cả khi bằng cách tinh tế hay gây hấn thụ động,... Điều đó vẫn có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và tự tôn của bạn. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng tình cảm có thể tạo ra cảm giác lo lắng và bất an trong một mối quan hệ. Vậy ý nghĩa của chiếc red flag là gì trong tình huống này? Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng của đối phương đối với bạn và cả mối quan hệ tình cảm. 

Thậm chí, họ có thể làm bẽ mặt bạn trước mặt tất cả mọi người. Quintero cũng cho rằng, bạn cần giải quyết hành vi này với đối phương và nếu họ từ chối chịu trách nhiệm hay đổ lỗi cho bạn; có lẽ đã đến lúc bạn cần đánh giá lại mối quan hệ này.

Xem thêm: Simp là gì? Lụy tình là gì? Làm sao để thoát khỏi giai đoạn tình cảm này

3.3 Thiếu chủ động

Trong mọi vấn đề của mối quan hệ, bạn luôn là người phải chủ động tìm đến đối phương. Từ những việc đơn giản như bắt đầu buổi hẹn hò hay nghiêm trọng hơn là giải quyết khúc mắc khi cãi nhau,... đối phương sẽ không bao giờ chủ động mở lời trước. 

Một mối quan hệ tốt đẹp vốn nên đến từ 2 phía

Một mối quan hệ tốt đẹp vốn nên đến từ 2 phía

Đừng thắc mắc red flag là gì vì đây đích thị là chiếc cờ đỏ đang tung bay phấp phới trên bầu trời tình yêu mà khi trông thấy, bạn cần phải chạy thật nhanh. Bởi việc chủ động trong mối quan hệ, đây mới chính là điều họ để tâm. Điều đó cũng giúp hai bạn dễ dàng thấu hiểu, cảm thông và xích lại gần nhau hơn.

3.4 Không có sự bình đẳng

Hẹn hò và yêu đương là mối quan hệ song phương. Cả bạn và nửa kia đều xứng đáng nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ từ hai phía. Một mối quan hệ thực sự lành mạnh là phải có sự gắn kết và hợp tác tốt chứ không phải so sánh ai hơn ai. 

Họ không muốn thỏa hiệp cùng bạn trong mọi chuyện mà luôn xem mình là người chiến thắng? Đối phương luôn cho rằng mình là người làm chủ mối quan hệ này và bạn phải tuân theo yêu cầu của họ? Không cần đắn đo thắc mắc dấu hiệu của red flag là gì, đây chắc chắn là red flag.

3.5 Hành vi kiểm soát quá mức

Việc kiểm soát quá mức cũng là hồi chuông lớn buộc bạn phải cảnh tỉnh ngay và luôn. Người đó sẽ luôn kiểm soát tất cả mọi quyết định và quan điểm của bạn. Họ thường quan tâm đến những gì mình muốn hơn là những gì tốt nhất cho bạn. 

Chưa dừng lại ở đó, họ kiểm soát cả cảm xúc của bạn bằng sự im lặng. Nếu bạn không làm theo những gì họ muốn, họ sẽ ngừng nói chuyện với bạn một thời gian hay thậm chí là hành động như thể bạn không tồn tại. 

Họ cho rằng đây chính là kiểu trừng phạt đau đớn nhất. Emily Simonian - Nhà tâm lý trị liệu hôn nhân và gia đình cho biết rằng nếu bạn đang trong mối quan hệ với một người mà dường như khi làm mọi thứ đều trở nên phiến diện. 

Hành vi kiểm soát quá mức khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn

Hành vi kiểm soát quá mức khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn

Bạn có thể sẽ trở nên thỏa hiệp quá mức và cuối cùng cảm thấy tổn thương, bực bội, hiểu nhầm và không hài lòng. Trong mối quan hệ lành mạnh và không cần thắc mắc red flag là gì, điều quan trọng là cả hai phải xem xét nhu cầu và mong muốn của đối phương. Tất nhiên, sự thỏa hiệp không phải là đường một chiều. 

Để có mối quan hệ không toxic, cả hai đều cần thỏa hiệp và thấu hiểu những khác biệt của nhau, chứ không phải kiểm soát mọi hành động của người kia. Nếu đối phương không sẵn sàng thỏa hiệp trong cả vấn đề nhỏ nhặt lẫn vấn đề lớn hơn, bạn nên lưu ý. 

3.6 Có hành vi bạo lực

Dấu hiệu tiếp theo của red flag là gì? Nếu trong quá trình tìm hiểu và hẹn hò mà họ có biểu hiện của một số hành vi bạo lực, sẵn sàng tổn thương bạn, người thân yêu, người lạ và thậm chí cả động vật,... đây là biểu hiện rất rõ lá cờ đỏ đáng quan ngại. 

Bên cạnh đó, nếu đối phương nổi nóng và bất lịch sự với những người xung quanh như phục vụ, hay thốt ra lời tục tĩu khi nóng giận,... bạn cũng cần cân nhắc về red flag là gì vì đây chính là cờ đỏ cần lưu ý.

3.7 Ghen tuông thái quá, thiếu sự tin tưởng

Sự tin tưởng luôn là nền móng vững chắc cho mối quan hệ. Mặc dù ghen tuông là phản ứng tự nhiên khi người yêu mình dành nhiều thời gian cho người khác. Tuy nhiên nếu quá ghen tuông, điều này cho thấy họ có cảm giác không an toàn và có khả năng kiểm soát tiềm ẩn khiến bạn khó chịu.

Chẳng hạn họ sẽ cảm thấy ghen tị với cuộc sống xã hội bên ngoài của bạn. Một người ghen tuông có thể khiến bạn cảm thấy ngột ngạt với những cuộc gọi hoặc tin nhắn quá mức. Đồng thời cũng như cố gắng kiểm soát toàn bộ những gì bạn làm. 

Ghen tuông thái quá và thiếu sự tin tưởng về đối phương

Ghen tuông thái quá và thiếu sự tin tưởng về đối phương

Thông thường, những nỗ lực kiểm soát sẽ bắt đầu một cách rất tinh vi nhưng tăng dần cường độ. Hoặc họ có thể khiến bạn cảm thấy như thể không có gì bạn làm là đủ tốt. Và bạn đã phát hiện được dấu hiệu của red flag là gì chưa? 

Nếu nhận thấy mình bị ngộp thở hoặc liên tục phải thay đổi hành vi của bản thân để xoa dịu sự ghen tuông của đối phương, đây là dấu hiệu của vấn đề lớn hơn sắp xảy ra. 

Một phân tích tổng hợp vào năm 2010 cho thấy rằng khi sự ghen tuông trong mối quan hệ gia tăng, chất lượng mối quan hệ đó sẽ bị giảm xuống. Điều này còn cho thấy sự ghen tuông có hại đối với các mối quan hệ lãng mạn.

3.8 Đeo bám

Nếu việc cảm nhận những dấu hiệu của red flag là gì trong tình yêu còn khiến bạn cảm thấy mơ hồ, bạn có thể lưu ý đến một vài biểu hiện như:

  • Bạn cảm giác mất cân bằng và mất năng lượng khi hai người dành quá nhiều thời gian cho nhau

  • Bạn muốn ở một mình, nhưng đối phương cho rằng bạn không yêu họ

  • Bám lấy nhau đến nỗi ngoài mối quan hệ giữa hai người, bạn không còn mối quan hệ nào khác xung quanh.

  • Khi bạn và đối phương làm bất cứ điều gì cũng phải có nhau, cuộc sống chỉ có mỗi hai người,...

Các mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp bên ngoài có thể làm phong phú thêm cuộc sống của cá nhân và cả mối quan hệ của hai bạn. Nếu ai đó hoàn toàn phụ thuộc và quá bám dính lấy bạn, điều này có thể dẫn đến cảm giác bực bội và khó chịu. Đây là một trong những biểu hiện red flag khác khá quan ngại trong mối quan hệ yêu đương.

3.9 Nói xấu về người cũ

Khi yêu tình cảm luôn nồng nàn, mọi thứ về đối phương đều hoàn mỹ không vết xước. Tuy nhiên đến khi kết thúc mối quan hệ lại có những người thường xuyên dùng từ ngữ không tốt và phàn nàn về người cũ. 

Dấu hiệu của  red flag là gì? Là nói xấu về người cũ, luôn đóng vai nạn nhân

Dấu hiệu của  red flag là gì? Là nói xấu về người cũ, luôn đóng vai nạn nhân

Không chỉ thế, còn có nhiều người luôn hạ thấp người cũ và đổ lỗi về những thất bại trong mối quan hệ trước đây. Nếu người yêu hiện tại của bạn cũng thế, giờ là lúc bạn cần tìm hiểu red flag là gì và hãy cẩn thận nhé! 

Đây chính là một dấu hiệu cờ đỏ to đùng thể hiện sự thiếu chín chắn và thiếu trách nhiệm. Bởi chẳng may nếu hai bạn chia tay, lúc đó bạn cũng không biết được có khi mình lại trở thành đối tượng để họ bàn tán và nói xấu với người nào đó khác. 

3.10 Thao túng tâm lý

Trong tình yêu, red flag là gì và thao túng tâm lý có phải là điều đáng lo ngại? Bạn hãy thận trọng khi:

  • Đối phương khiến bạn phải tự vấn về quan điểm cá nhân của chính mình.

  • Họ khiến bạn cảm thấy cảm xúc của bạn không quan trọng và cho rằng bạn phản ứng thái quá.

  • Họ phản bác lại bất cứ điều gì bạn nói, đặt nghi vấn về trí nhớ của bạn và bóp méo ý thức, tư duy của bạn,...

Đây là hình thức lạm dụng tình cảm ngầm và đồng thời là một dấu hiệu cờ đỏ rõ ràng trong mọi quan hệ nào. Về sau, bạn sẽ phải sống trong nỗi sợ hãi, tội lỗi hoặc suy nghĩ rằng phải luôn có nghĩa vụ với người kia. Cuối cùng, họ đạt được những gì mình mong muốn và khiến bạn cảm thấy mất phương hướng, bất lực.

3.11 Giữ bí mật về bản thân

Nếu đối phương không muốn chia sẻ bất kỳ điều gì về quá khứ, công việc đang làm hay bạn bè, gia đình,... rất có thể họ cất giấu rất nhiều bí mật phía sau mà không muốn để bạn biết. Bạn nên hiểu được dấu hiệu của red flag là gì để thận trọng nếu như:

  • Họ như một người hoàn hảo.

  • Đối phương bảo mật kín về điện thoại, máy tính và các tài khoản mạng xã hội.

  • Họ phản ứng quá mức nếu hai bạn bất đồng quan điểm.

  • Đối phương không chia sẻ vị trí hiện tại.

Đây chính là những báo động đỏ cực lớn đối với mối quan hệ hiện tại của bạn, đừng bỏ qua nhé!

3.12 Vô trách nhiệm

Nếu hỏi rằng trong tình yêu, dấu hiệu red flag là gì thì đây thực sự là điều khó nhận ra nhất. Nhưng bạn có thể quan sát biểu hiện của đối phương như nhờ bạn hỗ trợ tài chính, hay không thể duy trì công việc lâu dài,... 

Đôi khi đó chính là biểu hiện của một người thiếu trách nhiệm mà bạn nên tránh xa nếu muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Ngoài tình yêu, mọi người còn tìm kiếm dấu hiệu của red flag là gì trong tình bạn hay trong công việc. 

Bạn cũng nên cân nhắc nếu đối phương là người thiếu trách nhiệm 

Bạn cũng nên cân nhắc nếu đối phương là người thiếu trách nhiệm 

Thiên kiến tiêu cực (negativity bias) là nguyên nhân khiến mọi người chú ý đến cờ đỏ như vậy. Việc sớm nhận biết những vấn đề được xem như một “tấm khiên” bảo vệ bản thân. Nó khuyến khích bạn đề phòng, tìm ra giải pháp hoặc thoái lui thay vì cứ mắc kẹt trong những mối quan hệ độc hại, tồi tệ.

4. Giải pháp cho red flag là gì trong tình yêu?

Nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo về mối quan hệ, đừng bỏ qua và hy vọng rằng tự nó sẽ biến mất. Hãy trực tiếp đối mặt bằng cách hỏi bản thân rằng red flag là gì và tại sao điều đó khiến bạn khó chịu. Hãy thành thật với chính mình và đừng bao giờ trốn tránh sự thật.

Theo Wendy Walsh - Tiến sĩ tâm lý cho rằng: “Nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo về mối quan hệ của mình, hãy thẳng thắn trao đổi chúng với đối phương.” Mỗi người sẽ cho cho mình lựa chọn riêng cho mình về ngôn ngữ và cách thể hiện tình yêu. 

Do đó để tránh những hiểu lầm không đáng có, hãy cứ chia sẻ với người ấy về cảm nhận của bạn, những điều bạn không hài lòng và nó khiến bạn cảm thấy thế nào,...  Bên cạnh đó, việc hiểu rõ red flag là gì và đặt ra ranh giới cũng là phần quan trọng của mối liên kết lành mạnh giữa con người với nhau, nhất là trong tình yêu. 

Tất cả chúng ta đều cần ranh giới bảo vệ bản thân và giữ cho mối quan hệ bền vững nhất có thể. Bạn nên trình bày rõ ràng về nhu cầu, ranh giới của mình và những điều cần giải quyết với người yêu. 

Giải pháp nào cho red flag trong tình yêu?

Giải pháp nào cho red flag trong tình yêu?

Thật vậy, điều đó sẽ giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn, giải quyết căng thẳng, mâu thuẫn và tạo được sự tin tưởng, làm nền tảng cho mối quan hệ lành mạnh lâu dài. Giao tiếp luôn là chìa khóa dành cho mọi mối quan hệ trong cuộc sống. 

Bên cạnh việc “vạch lá tìm sâu”, các bạn cũng nên chú ý đến những khía cạnh tích cực (green flag) thay vì cứ mãi chăm chăm gắn nhãn red flag lên mọi thứ. Tuy nhiên nếu nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và sức khỏe tinh thần, bạn nên cân nhắc bước ra khỏi mối quan hệ đó. 

Trường hợp sau những cuộc trò chuyện mà đối phương vẫn không lắng nghe và sửa đổi, đó cũng là lúc nên suy nghĩ đến việc kết thúc mối quan hệ hiện tại. Nếu không thể tự mình suy nghĩ rõ ràng, bạn có thể tâm sự với người thân, bạn bè hay ai đó đáng tin cậy để có thêm lời khuyên hữu ích. 

Tình huống xấu nhất, bạn hãy cứ can đảm cắt đứt quan hệ với đối tượng độc hại và thay vào đó là tập trung vào việc sửa chữa mối quan hệ với chính mình. Đừng bao giờ nhìn đời qua lăng kính tiêu cực, bởi chỉ có việc tử tế với bản thân mới là khởi đầu của nguồn năng lượng tiêu cực nhất.

5. Tổng kết

Thật khó để cắt nghĩa và nói đầy đủ rằng red flag là gì trong tình yêu. Bởi mỗi cá nhân và từng mối quan hệ sẽ có những vấn đề riêng biệt khác nhau. Bạn cũng không cần quá lo lắng mà hãy tin tưởng, trân trọng và yêu thương bản thân thật nhiều. Khi đó, bạn sẽ có thể nhìn ra và chủ động giải quyết vấn đề. 

Hy vọng qua bài viết trên của Coolmate sẽ giúp mọi người phần nào hiểu hơn về các dấu hiệu của red flag là gì. Từ đó để dễ dàng đón nhận những điều tốt đẹp mà bản thân mình xứng đáng được nhận. Và đừng quên ghé qua nhà CoolBlog thường xuyên để đón đọc nhiều điều hay ho hơn nữa nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn