Áo Khoác Gió Đồng Phục Công Ty: Chọn Sao Cho Chất & Đúng Chuẩn?

Để giúp đơn vị, doanh nghiệp, trường học có thể chọn được mẫu áo khoác gió đồng phục phù hợp, Coolmate sẽ gợi ý đến bạn những mẫu áo khoác gió đồng phục có thiết kế mới mẻ, độc đáo với giá thành phù hợp.

Ngày đăng: 28.09.2023, lúc 23:03 1.070 lượt xem

Việc chọn áo khoác gió đồng phục cho công ty hoặc đội nhóm không chỉ đơn thuần là tìm một mẫu áo đẹp, mà còn phải đảm bảo sự hài hòa giữa phong cách, chất liệu, màu sắc và ngân sách. Trong bài viết này, Coolmate sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từ A-Z, giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn tối ưu và chọn được mẫu áo khoác gió đồng phục công ty chất lượng, phù hợp nhất. 

Tại sao áo khoác gió lại là lựa chọn đồng phục quốc dân cho công ty hiện đại?

Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đồng bộ trong mắt khách hàng & đối tác

Khi toàn bộ nhân viên cùng khoác lên mình chiếc áo đồng phục chỉn chu, đặc biệt là khi gặp gỡ khách hàng hay tham dự sự kiện, điều đó ngay lập tức tạo ra ấn tượng về một tập thể có tổ chức, ngăn nắp và đầu tư vào hình ảnh chuyên nghiệp. 

Sự đồng bộ này giúp tăng thiện cảm và xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác ngay từ cái nhìn đầu tiên

Sự đồng bộ này giúp tăng thiện cảm và xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác ngay từ cái nhìn đầu tiên

Tăng nhận diện hiệu quả với chi phí tối ưu

Mỗi nhân viên mặc đồng phục công ty có in logo và màu sắc thương hiệu khi di chuyển trên đường, gặp gỡ mọi người hay tham gia các hoạt động bên ngoài đều trở thành một biển quảng cáo di động

Đây là cách quảng bá hình ảnh tự nhiên, liên tục, giúp tăng nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả với chi phí tối ưu hơn hẳn so với nhiều kênh marketing truyền thống khác

Đây là cách quảng bá hình ảnh tự nhiên, liên tục, giúp tăng nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả với chi phí tối ưu hơn hẳn so với nhiều kênh marketing truyền thống khác

>>> Xem thêm: Đặt in áo khoác gió đồng phục chất lượng, giá tốt liên hệ ngay với CoolXprint - mô hình in áo theo yêu cầu tại Coolmate

Áo Khoác Nam HeiQ ViroBlock

-75% 499.000đ 124.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Bảo vệ sức khỏe nhân viên

Công dụng đa năng của áo gió đồng phục 

Công dụng đa năng của áo gió đồng phục 

  • Chắn gió hiệu quả khi đi xe máy hoặc làm việc nơi có gió lùa.
  • Giữ ấm cơ thể trong những ngày se lạnh, mưa phùn hoặc khi nhiệt độ xuống thấp.
  • Chống thấm nước nhẹ, giúp bạn không bị ướt khi gặp mưa nhỏ hay sương sớm. Đặc biệt hữu ích cho những vị trí thường xuyên phải di chuyển ngoài trời như shipper, sale thị trường, kỹ thuật, team sự kiện với các mẫu áo khoác chống nước đồng phục chuyên dụng.

Thể hiện sự quan tâm, văn hóa doanh nghiệp và tăng cường tinh thần đoàn kết.

Việc trang bị đồng phục áo gió công ty, đặc biệt là chiếc áo khoác thiết thực, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của ban lãnh đạo đối với nhân viên. Khi mọi người cùng mặc một kiểu trang phục, khoảng cách cấp bậc hay cá nhân dường như được xóa nhòa, tạo nên sự bình đẳng, gắn kết và niềm tự hào chung về tập thể, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và tinh thần đoàn kết.

Áo gió đồng phục thể hiện văn hóa công ty 

Áo gió đồng phục thể hiện văn hóa công ty 

Khám phá chất liệu may áo khoác gió đồng phục: Yếu tố quyết định chất lượng và trải nghiệm

Chất liệu chính là cốt lõi của chiếc áo khoác gió, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng bảo vệ, sự thoải mái và cả vẻ ngoài của sản phẩm. Cùng Coolmate tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Lớp vải ngoài – tấm khiên bảo vệ

Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, quyết định khả năng cản gió, chống nước và độ bền của áo

Vải Dù (Polyester/Nylon cơ bản):

Đây là chất liệu quốc dân khi may áo khoác gió đồng phục. Vải dù (Parachute fabric/Dobby fabric) thường được dệt từ sợi tổng hợp Polyester hoặc Nylon, bề mặt hay có vân dệt nhỏ (dobby).

Vải dù 

Vải dù 

  • Ưu điểm: Rất bền, khá nhẹ, và đặc biệt là có giá tốt, cực kỳ phù hợp nếu bạn cần đặt số lượng lớn hoặc có ngân sách eo hẹp. Khả năng cản gió tốt và trượt nước khá (chống được mưa nhỏ, mưa phùn), màu sắc cũng bền, khó phai.
  • Nhược điểm: Khả năng thoáng khí không cao, có thể gây nếu mặc hoạt động nhiều hoặc trời nóng. Đặc trưng của vải dù là khi cọ xát thường phát ra tiếng sột soạt nhẹ, và cảm giác sờ không mềm mại bằng các loại vải cao cấp.
  • Ứng dụng: Lý tưởng cho đồng phục số lượng lớn cần tối ưu chi phí, đồng phục học sinh, công nhân, áo khoác sự kiện, quà tặng…

Vải Microfiber (Polyester cao cấp)

Vải Microfiber là phiên bản nâng cấp của vải Polyester, được dệt từ những sợi siêu mảnh (microfiber), mang lại trải nghiệm khác biệt rõ rệt.

Vải Microfiber chống thấm tốt hơn, ít tiếng ồn, cảm giác cao cấp

Vải Microfiber chống thấm tốt hơn, ít tiếng ồn, cảm giác cao cấp

  • Ưu điểm: Bề mặt vải cực kỳ mềm mịn, sờ vào rất thích tay, khác hẳn vải dù thông thường. Khi cử động gần như ít tiếng ồn hoặc không có tiếng sột soạt. Khả năng chống thấm tốt hơn đáng kể, nước gần như trượt đi hoàn toàn trên bề mặt. Độ thoáng khí cũng nhỉnh hơn vải dù một chút. Vải giữ form tốt, mang lại cảm giác cao cấp, sang trọng hơn.
  • Nhược điểm: Giá thành cao hơn vải dù cơ bản.
  • Ứng dụng: Thích hợp cho các công ty muốn đầu tư vào hình ảnh thương hiệu, đề cao sự thoải mái và trải nghiệm của nhân viên, làm đồng phục cho cấp quản lý, quà tặng đối tác giá trị...

Vải Suýt/Tricot

  • Vải Suýt: Thường có bề mặt bóng nhẹ hơn vải dù, cảm giác dày dặn và đứng form hơn.
  • Vải Tricot: Đây là vải dệt kim (khác với vải dệt thoi như dù/microfiber), nên có độ co giãn nhẹ tự nhiên, bề mặt thường có các đường sọc chéo nhỏ đặc trưng.

Vải Suýt 

Vải Suýt 

Các loại vải gió đặc thù 

  • Vải gió lì: Bề mặt phẳng, mịn, gần như không thấy vân dệt.
  • Vải gió gân: Bề mặt có các đường gân sợi dệt nổi lên rõ rệt, tạo hiệu ứng thị giác.
  • Vải gió trám: Bề mặt được dệt thành họa tiết hình quả trám, thường là loại dày dặn và trông cao cấp nhất.

Vải gió đặc thù 

Vải gió đặc thù 

Lớp lót bên trong – Tăng cường sự thoải mái và giữ ấm

Lớp lót đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác thoải mái khi mặc và điều chỉnh khả năng giữ ấm của áo.

Lót lưới

Lót lưới là lớp lót được dệt từ sợi (thường là polyester) thành dạng lưới với nhiều lỗ nhỏ li ti. Công dụng chính của nó là tạo khoảng cách giữa da và lớp vải ngoài, giúp không khí lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác bí bách, ẩm ướt. Lớp lót này cũng thấm hút mồ hôi và nhanh khô, rất thoáng khí.

Áo lót lưới phù hợp cho áo khoác mặc ở miền Nam, thời tiết không quá lạnh, hoặc khi nhân viên cần vận động nhiều

Áo lót lưới phù hợp cho áo khoác mặc ở miền Nam, thời tiết không quá lạnh, hoặc khi nhân viên cần vận động nhiều

Lót nỉ/chần bông

Lót nỉ (mềm, có lớp lông xù nhẹ bên trong) hoặc lót chần bông (một lớp bông mỏng được may cố định) là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần khả năng giữ ấm tốt. Tuy nhiên, áo sẽ dày và nặng hơn, độ thoáng khí cũng kém hơn lót lưới.

Lớp lót này tạo cảm giác ấm áp, mềm mại, rất dày dặn, lý tưởng cho đồng phục mùa đông cho nhân viên ở miền Bắc, vùng núi, hoặc những ai làm việc trong môi trường lạnh

Lớp lót này tạo cảm giác ấm áp, mềm mại, rất dày dặn, lý tưởng cho đồng phục mùa đông cho nhân viên ở miền Bắc, vùng núi, hoặc những ai làm việc trong môi trường lạnh

Lót lụa/vải mỏng

Loại lớp lót này thường làm bằng vải dệt mịn, trơn láng (thường là polyester hoặc pha sợi khác), mang lại cảm giác mềm mại, dễ chịu khi tiếp xúc với da. 

Khả năng giữ ấm ở mức trung bình, là sự cân bằng giữa lót lưới và lót nỉ, phù hợp cho thời tiết se lạnh vừa phải

Khả năng giữ ấm ở mức trung bình, là sự cân bằng giữa lót lưới và lót nỉ, phù hợp cho thời tiết se lạnh vừa phải

Tham khảo dịch vụ in áo thun đồng phục, in đồng phục công ty chất lượng.

Áo 1 lớp, 2 lớp hay 3 lớp? Chọn sao cho đúng mục đích?

Độ dày của áo khoác gió thường được phân loại theo số lớp vải.

Áo 1 lớp

Áo 1 lớp chỉ có duy nhất lớp vải chính bên ngoài, không có thêm bất kỳ lớp lót nào. Đặc điểm nổi bật là siêu mỏng nhẹ, dễ dàng gấp gọn mang theo. Chức năng chính là cản gió nhẹ, chống bụi và có thể chống nắng (một số loại vải có khả năng chống tia UV). 

Khả năng giữ ấm và chống nước rất hạn chế

Khả năng giữ ấm và chống nước rất hạn chế

Áo 1 lớp phù hợp cho thời tiết nóng ẩm như miền Nam, mùa hè, làm áo khoác nhẹ đi đường hoặc khi tham gia hoạt động ngoài trời không cần giữ ấm nhiều. Đây cũng là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất.

Áo 2 lớp

Đây là cấu trúc phổ biến nhất cho áo khoác gió đồng phục. Áo 2 lớp bao gồm lớp vải chính bên ngoài và một lớp lót bên trong (có thể là lưới, nỉ, lụa...). 

Áo 2 lớp được ưa chuộng bởi sự cân bằng giữ cản gió, giữ ấm, độ bền, sự thoải mái và chi phí

Áo 2 lớp được ưa chuộng bởi sự cân bằng giữ cản gió, giữ ấm, độ bền, sự thoải mái và chi phí

Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh lớp lót để phù hợp với nhu cầu, ví dụ: mẫu áo khoác gió đồng phục công ty 2 lớp đẹp lót lưới cho miền Nam, hay 2 lớp lót nỉ cho mùa đông miền Bắc.

Áo 3 lớp 

Áo 3 lớp có cấu trúc phức tạp nhất: lớp vải ngoài chống chịu thời tiết, lớp giữa thường là bông nhân tạo để cách nhiệt, và lớp lót trong cùng tiếp xúc với cơ thể. 

Chức năng chính của nó là giữ ấm tối ưu, chuyên dụng cho thời tiết rất lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt

Chức năng chính của nó là giữ ấm tối ưu, chuyên dụng cho thời tiết rất lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt

Tuy nhiên, áo thường dày, cồng kềnh và nặng hơn đáng kể so với áo 1 hay 2 lớp, giá thành cũng cao nhất. Chỉ nên cân nhắc loại áo này cho đồng phục mùa đông cho nhân viên làm việc ở vùng núi cao, thời tiết đại hàn, hoặc công việc đặc thù ngoài trời kéo dài trong mùa đông lạnh giá.

Top kiểu dáng áo khoác gió đồng phục công ty vừa tiện dụng vừa thời trang

Kiểu dáng cơ bản và tính ứng dụng

Có mũ vs. Không mũ

Áo khoác gió có mũ và không mũ 

Áo khoác gió có mũ và không mũ 

  • Áo khoác có mũ:

Ưu điểm: Che mưa/nắng và gió tốt hơn cho phần đầu, tạo phong cách trẻ trung, năng động.

Nhược điểm: Có thể hơi vướng khi không đội, làm phần cổ áo trông dày hơn, đôi khi kém trang trọng.

Nên chọn khi: Nhân viên thường xuyên đi ngoài đường (shipper, sale thị trường), hoạt động ngoài trời nhiều, cần tính năng bảo vệ cao, hoặc công ty có phong cách năng động.

  • Áo khoác không mũ:

Ưu điểm: Gọn gàng, thanh lịch, trông chuyên nghiệp hơn, dễ phối với áo sơ mi có cổ bên trong.

Nhược điểm: Khả năng bảo vệ phần đầu kém hơn.

Nên chọn khi: Môi trường làm việc văn phòng là chủ yếu, thường xuyên gặp đối tác, yêu cầu sự chỉn chu, tối giản.

  • Tip nhỏ: Một số áo có mũ tháo rời, tăng tính linh hoạt nhưng cần chú ý điểm nối có thể kém thẩm mỹ.

Khóa kéo vs. Cúc bấm

Áo khoác khóa kéo và cúc bấm 

Áo khoác khóa kéo và cúc bấm 

  • Áo khoác kéo khóa:

Ưu điểm: Kín gió tốt hơn hẳn, thao tác đóng mở nhanh chóng, liền mạch, tạo vẻ hiện đại.

Nhược điểm: Có thể bị kẹt hoặc hỏng nếu chất lượng khóa không tốt.

  • Áo khoác cúc bấm:

Ưu điểm: Tạo điểm nhấn thời trang, mang phong cách cổ điển hoặc varsity, dễ sửa nếu bung cúc.

Nhược điểm: Không kín gió bằng khóa kéo, thao tác đóng mở tốn thời gian hơn.

  • Lời khuyên: Khóa kéo là lựa chọn thực dụng và phổ biến hơn cho đồng phục cần tính năng. Cúc bấm phù hợp hơn nếu muốn nhấn mạnh yếu tố thời trang, phong cách riêng biệt.

Bắt kịp xu hướng thiết kế hiện đại

Đồng phục không có nghĩa là nhàm chán. Một vài chi tiết nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt lớn.

Phối màu thông minh

Phối màu là cách sử dụng các mảng màu khác nhau trên cùng một chiếc áo để tạo điểm nhấn, giúp chiếc áo bớt đơn điệu và trông năng động, trẻ trung hơn

Phối màu là cách sử dụng các mảng màu khác nhau trên cùng một chiếc áo để tạo điểm nhấn, giúp chiếc áo bớt đơn điệu và trông năng động, trẻ trung hơn

Khi áp dụng cho màu sắc đồng phục, nên giữ sự tinh tế:

  • Sử dụng màu chủ đạo của công ty phối cùng các màu trung tính (đen, trắng, xám, xanh navy).
  • Vị trí phối màu thường thấy: cầu vai, hai bên sườn, dọc cánh tay, bên trong mũ áo, viền túi...
  • Tránh phối quá nhiều màu hoặc các màu quá chói lọi gây rối mắt và làm mất đi tính chuyên nghiệp. Đây là một xu hướng thiết kế giúp làm mới đồng phục hiệu quả.

Điểm cộng từ chi tiết nhỏ

Chính những chi tiết tinh tế nhỏ lại thường là yếu tố nâng tầm chiếc áo khoác đồng phục

Chính những chi tiết tinh tế nhỏ lại thường là yếu tố nâng tầm chiếc áo khoác đồng phục

  • Viền/chi tiết phản quang : Rất quan trọng để tăng khả năng nhận diện, đảm bảo an toàn khi di chuyển trời tối hoặc điều kiện thiếu sáng (cần thiết cho shipper, người hay về muộn).
  • Túi có khóa kéo/Túi ẩn : Giúp bảo quản đồ dùng cá nhân (điện thoại, ví, chìa khóa) an toàn hơn.
  • Dây rút ở mũ hoặc gấu áo: Giúp điều chỉnh độ ôm, tăng khả năng chắn gió khi cần.
  • Bo tay/gấu áo: Nên chọn loại bo dệt kim chất lượng tốt, độ đàn hồi cao, không bị bai dão sau một thời gian sử dụng.
  • Đường may: Chắc chắn, đều đặn, không có chỉ thừa thể hiện sự tỉ mỉ và chất lượng gia công.

Form dáng chuẩn chỉnh

Form dáng của áo ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái khi vận động và tổng thể diện mạo

Form dáng của áo ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái khi vận động và tổng thể diện mạo

  • Regular fit: Dáng suông vừa phải, không quá ôm cũng không quá rộng, mang lại sự thoải mái và phù hợp với đa số vóc dáng. Đây là lựa chọn an toàn và phổ biến nhất cho đồng phục tập thể.
  • Slim fit: Dáng ôm hơn regular fit một chút, tôn dáng người mặc, tạo vẻ hiện đại, gọn gàng. Phù hợp với môi trường công sở trẻ trung, nhưng cần đảm bảo không quá bó sát gây khó chịu.
    Theo xu hướng thiết kế hiện nay, form regular fit hoặc hơi ô
    m nhẹ đang được ưa chuộng cho đồng phục công ty để đảm bảo sự vừa vặn, chuyên nghiệp mà vẫn thoải mái.

Bí quyết chọn áo khoác gió đồng phục công ty chuẩn không cần chỉnh

Đã nắm rõ về chất liệu và kiểu dáng rồi, cùng Coolmate đi vào quy trình các bước để chọn được chiếc áo ưng ý nhất nhé!

Bước 1: Xác định rõ mục đích sử dụng và ngân sách

Trước khi bắt đầu, bạn hãy tự trả lời vài câu hỏi quan trọng:

  • Áo khoác này dùng chính cho việc gì (mặc đi làm hàng ngày, mặc trong sự kiện, làm quà tặng khách hàng...)?
  • Ai sẽ là người mặc chính (toàn bộ nhân viên, chỉ một bộ phận, hay cả khách hàng...)?
  • Ngân sách dự kiến cho mỗi chiếc áo là khoảng bao nhiêu?
    Việc xác định rõ mục đích sử dụng và ngân sách sẽ giúp bạn thu hẹp các lựa chọn ở các bước sau.

Xác định rõ mục đích sử dụng & ngân sách 

Xác định rõ mục đích sử dụng & ngân sách 

Bước 2: Chốt chất liệu & kiểu dáng 

Sau khi xác định rõ nhu cầu ở Bước 1, bạn hãy quay lại tham khảo thật kỹ những thông tin chi tiết về chất liệukiểu dáng mà Coolmate đã chia sẻ ở trên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với đề bài của mình.

Bước 3: Chọn size chuẩn – Thoải mái là ưu tiên hàng đầu

Size áo chuẩn đảm bảo sự thoải mái khi vận động, giúp nhân viên tự tin và duy trì hình ảnh chuyên nghiệp

Size áo chuẩn đảm bảo sự thoải mái khi vận động, giúp nhân viên tự tin và duy trì hình ảnh chuyên nghiệp

Tầm quan trọng: Một chiếc áo vừa vặn không chỉ đẹp mà còn giúp người mặc dễ dàng thực hiện công việc.

Tham khảo bảng size: Luôn yêu cầu và xem kỹ bảng size của nhà cung cấp bạn chọn, vì mỗi nơi có thể có thông số khác nhau. Chú ý các số đo quan trọng như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chiều dài áo, chiều dài tay.

Cách lấy số đo (nếu cần): Đo vòng ngực ở điểm lớn nhất, đo chiều dài tay từ vai đến cổ tay, đo chiều rộng vai từ điểm nối tay áo bên này sang bên kia.

Lưu ý khi đặt size cho tập thể:

  • Cách tốt nhất là yêu cầu nhà cung cấp cho mượn một bộ size mẫu (áo mẫu các size S, M, L, XL...) để từng người mặc thử và chọn size chính xác nhất.
  • Nếu không có size mẫu, cần thu thập thông tin chiều cao, cân nặng của từng người một cách cẩn thận.
  • Nên đặt dư một vài chiếc ở các size phổ biến (M, L) để dự phòng hoặc cho nhân viên mới.
  • Cân nhắc xem nhân viên có xu hướng mặc áo khoác rộng rãi hay cần mặc thêm nhiều lớp áo ấm bên trong vào mùa đông để chọn size nhích lên một chút nếu cần.
  • Không nên tự áng chừng size cho người khác!

Bước 4: Màu sắc và Logo – Linh hồn của chiếc áo đồng phục

Màu sắc

  • Nên chọn theo bộ nhận diện thương hiệu.
  • Màu tối (đen, xanh navy, xám) trông chuyên nghiệp, ít bám bẩn.
  • Màu sáng (trắng, xanh nhạt, vàng) trẻ trung nhưng dễ dơ.
  • Giải pháp tối ưu: Chọn màu nền trung tính, dùng màu thương hiệu làm điểm nhấn.

Màu sắc và logo là hai yếu tố thể hiện rõ nhất dấu ấn thương hiệu trên chiếc áo

Màu sắc và logo là hai yếu tố thể hiện rõ nhất dấu ấn thương hiệu trên chiếc áo

Logo

  • Vị trí phổ biến: Ngực trái (dễ nhìn), sau lưng (tăng nhận diện), cánh tay (tạo điểm nhấn).
  • Kích thước: Logo ngực thường 7-10cm, logo lưng có thể lớn hơn. Luôn kiểm tra bản mockup trước khi sản xuất.
  • Phương pháp in/thêu:
  • Thêu vi tính: Bền, sang trọng, nhưng khó thể hiện chi tiết nhỏ, giá cao.
  • In lụa: Tiết kiệm khi sản xuất số lượng lớn, bền với màu đơn giản.
  • In decal: Linh hoạt, phù hợp logo phức tạp, số lượng ít.
  • In PET: In sắc nét, nhiều màu, nhưng độ bền phụ thuộc chất lượng in.

Nên In lụa, In decal, In PET hay Thêu vi tính? 

  • Thêu vi tính: Bền nhất, sang trọng, phù hợp logo đơn giản/text, chi phí cao hơn.
  • In lụa: Chi phí tốt (cho số lượng lớn & ít màu), bền khá, phù hợp màu đơn sắc.
  • In decal: Linh hoạt (số lượng ít, nhiều màu, hình phức tạp), sắc nét, độ bền cần bảo quản kỹ.
  • In PET: Rất linh hoạt (hình ảnh phức tạp, gradient, ít/nhiều màu), sắc nét, độ bền cần bảo quản kỹ.

Bước 5: Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp/xưởng may uy tín

Tìm được nhà sản xuất đáng tin cậy là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Dưới đây là một số tiêu chí khách quan bạn nên xem xét khi đánh giá nhà cung cấp uy tín hay xưởng may:

  • Chất lượng sản phẩm mẫu: Yêu cầu xem hoặc may mẫu thử. Kiểm tra kỹ đường may có tỉ mỉ không? Chất liệu vải có đúng như cam kết? Form áo có chuẩn không?
  • Kinh nghiệm & Uy tín: Bạn hãy xem các dự án họ đã thực hiện (portfolio), tìm đọc đánh giá, phản hồi từ khách hàng cũ trên các kênh online hoặc hỏi người quen. Một xưởng may áo khoác gió đồng phục công ty giá rẻ chưa chắc đã tốt, cần cân nhắc cả yếu tố chất lượng. Tương tự, tìm nơi làm áo khoác gió đồng phục công ty cao cấp TPHCM (hay Hà Nội) cần xem xét kỹ năng lực thực tế.
  • Năng lực tư vấn & Thiết kế: Họ có hiểu rõ nhu cầu của bạn không? Có đưa ra tư vấn chuyên nghiệp về chất liệu, kiểu dáng? Có hỗ trợ thiết kế hoặc chỉnh sửa thiết kế không?
  • Quy trình làm việc: Các bước từ tư vấn, thiết kế, duyệt mẫu, sản xuất, kiểm tra chất lượng, giao hàng có rõ ràng, chuyên nghiệp không?
  • Chính sách: Báo giá có chi tiết, minh bạch không? Có hợp đồng rõ ràng về số lượng, chất lượng, tiến độ không? Chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm lỗi như thế nào? Cam kết thời gian giao hàng ra sao?

Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp/xưởng may uy tín

Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp/xưởng may uy tín

Mẹo nhỏ bảo quản áo khoác gió đồng phục luôn bền đẹp như mới

Để chiếc áo đồng phục gắn bó lâu dài, việc bảo quản đúng cách là rất cần thiết.

Giặt nhẹ nhàng

Đây là bước quan trọng nhất trong hướng dẫn bảo quản áo khoác gió đồng phục

Đây là bước quan trọng nhất trong hướng dẫn bảo quản áo khoác gió đồng phục

  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn giặt (care label) trên tag áo.
  • Lộn trái áo ra ngoài trước khi giặt để bảo vệ bề mặt vải và hình in/thêu.
  • Kéo hết khóa kéo, cài hết cúc (nếu có) để tránh làm xước vải trong quá trình giặt.
  • Ưu tiên giặt tay nhẹ nhàng hoặc chọn chế độ giặt nhẹ (Delicate/Handwash) trên máy giặt.
  • Sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm (dưới 30 độ C). Nước nóng có thể làm hỏng vải hoặc hình in.
  • Dùng bột giặt/nước giặt dịu nhẹ, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy hoặc các chất giặt tẩy mạnh.
  • Không vắt áo quá mạnh tay hoặc chọn chế độ vắt cực khô trên máy.

Phơi đúng cách

Cần lưu ý khi phơi khô áo gió đồng phục 

Cần lưu ý khi phơi khô áo gió đồng phục 

  • Không phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, vì tia UV có thể làm phai màu vải và làm giảm độ bền của sợi vải, cũng như ảnh hưởng đến hình in.
  • Nên tiếp tục phơi mặt trái của áo ra ngoài.
  • Treo áo bằng móc ở nơi thoáng gió, trong bóng râm.
  • Để áo khô tự nhiên là tốt nhất. Không nên dùng máy sấy ở nhiệt độ cao, trừ khi tag áo cho phép và bạn chọn chế độ sấy gió mát hoặc nhiệt độ thấp.

Là/ ủi

Việc là/ủi áo khoác gió cần hết sức cẩn thận:

  • Kiểm tra tag áo đầu tiên: Rất nhiều loại vải gió (đặc biệt là vải dù, nylon) không được phép là/ủi hoặc chỉ được là ở nhiệt độ rất thấp.
  • Nếu tag áo cho phép, bạn hãy chọn mức nhiệt độ thấp nhất trên bàn là (thường là mức dành cho vải Nylon/Polyester).
  • Không nên là/ ủi trực tiếp lên bề mặt có hình in lụa, in decal, in PET. Nhiệt độ cao sẽ làm chảy hoặc bong tróc hình in.
  • An toàn nhất là là/ ủi mặt trái của áo, hoặc đặt một lớp vải mỏng, sạch lên trên bề mặt áo rồi mới là.
  • Sử dụng bàn là hơi nước thường sẽ an toàn và hiệu quả hơn bàn là khô.

Bàn là với vạch chỉ nhiệt độ ở mức thấp nhất

Bàn là với vạch chỉ nhiệt độ ở mức thấp nhất

Các câu hỏi thường gặp

Áo khoác gió đồng phục công ty thường may bằng vải gì là tốt nhất?

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng công ty mà áo khoác gió được may bằng các chất liệu khác nhau

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng công ty mà áo khoác gió được may bằng các chất liệu khác nhau

  • Nếu bạn cần áo chống thấm tốt hơn, mềm mại và trông cao cấp hơn thì Microfiber là lựa chọn đáng cân nhắc. 
  • Nếu ưu tiên giá rẻ nhất cho số lượng cực lớn hoặc sự kiện ngắn hạn thì vải dù loại cơ bản là phù hợp. Tốt nhất chính là loại vải phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của công ty bạn.

May áo khoác gió đồng phục số lượng dưới 50 cái được không?

Hiện nay nhiều xưởng may đã linh hoạt hơn và nhận đơn hàng số lượng ít, thường từ khoảng 20-30 cái trở lên. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần là đơn giá cho mỗi chiếc áo chắc chắn sẽ cao hơn đáng kể so với khi đặt hàng trăm hay hàng ngàn cái. Lý do là vì các chi phí cố định như thiết kế, làm rập, lên mẫu in/thêu... được chia nhỏ cho ít sản phẩm hơn. 

Áo khoác gió 2 lớp có nóng lắm không, mặc mùa hè được không?

Áo khoác gió 2 lớp có nóng lắm không, mặc mùa hè được không?

Áo khoác gió có thể mặc mùa hè hay không còn tùy vào lớp lót bên trong

  • Nếu là áo khoác 2 lớp lót bằng lót lưới, thì áo sẽ khá thoáng khí. Bạn hoàn toàn có thể mặc ở miền Nam hoặc vào những ngày trời se lạnh, buổi tối, hoặc trong môi trường máy lạnh. Nó vẫn giúp cản gió tốt khi đi đường.
  • Nếu áo 2 lớp mà lót bằng lót nỉ hoặc chần bông thì chắc chắn sẽ nóng và chỉ phù hợp cho mùa đông lạnh.

In logo lên áo gió có dễ bong tróc không?

Độ bền của logo in phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: chất lượng công nghệ in của xưởng và cách bạn bảo quản áo

Độ bền của logo in phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: chất lượng công nghệ in của xưởng và cách bạn bảo quản áo

  • Các phương pháp như in lụa, in PET chuyển nhiệt nếu được thực hiện bởi xưởng uy tín với mực in, keo dán chất lượng tốt thì thường khá bền.
  • Thêu logo thì gần như là bền vĩnh viễn, không bao giờ lo bong tróc.
  • Để logo in được bền màu và hạn chế bong tróc, bạn cần tuân thủ hướng dẫn bảo quản: giặt nhẹ nhàng bằng tay hoặc chế độ nhẹ, lộn trái áo, không vò mạnh vào hình in, không dùng thuốc tẩy, không sấy nhiệt độ cao và không là/ủi trực tiếp lên hình in.

Làm sao để áo khoác gió đồng phục trông xịn và thời trang hơn?

Muốn áo đồng phục vừa chuẩn mực vừa thời trang, bạn hãy chú ý đến các yếu tố sau:

  • Chất liệu vải tốt: Chọn loại vải có bề mặt đẹp, mềm mại, đứng form như Microfiber thay vì vải dù thông thường giá rẻ.
  • Form dáng: Ưu tiên form vừa vặn (regular fit hoặc slim fit nhẹ), tránh kiểu áo quá rộng thùng thình.
  • Thiết kế tinh tế: Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một vài điểm nhấn nhỏ như cách phối màu hài hòa, chi tiết khóa kéo, bo tay, dây rút chất lượng.
  • Logo: Được in/thêu sắc nét, màu sắc chuẩn, kích thước và vị trí đặt cân đối, hài hòa với tổng thể áo.
  • Sự xịn sò đến từ sự tổng hòa của chất lượng và sự tinh tế trong thiết kế, chứ không phải sự lòe loẹt.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lựa chọn mẫu áo khoác gió đồng phục công ty mà Coolmate cung cấp. Với những thông tin bổ ích này, Coolmate tin chắc rằng bạn hoàn toàn có thể tự tin đưa ra quyết định để có được những chiếc áo đồng phục không chỉ đẹp, chuyên nghiệp mà còn thực sự phù hợp với nhu cầu và văn hóa của doanh nghiệp hay đội nhóm mình. 

Và đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và các xu hướng giới trẻ update mới mỗi ngày bạn nhé!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn