Phong tục Việt Nam luôn nổi tiếng với những truyền thống văn hóa đặc sắc và gắn liền theo năm tháng. Mâm quả đám cưới là một trong số đó, một sính lễ không thể thiếu trong bất kỳ hôn lễ nào tại Việt Nam.
Mâm quả đám cưới miền Tây gồm những gì? (Nguồn: Internet)
Trong bài viết này, Coolmate sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về mâm quả đám cưới miền Tây. Để xem mâm quả đám cưới miền Tây gồm những gì? và ý nghĩa đằng sau những loại quả đó, bắt đầu thôi !!!
1. Mâm quả đám cưới miền Tây là gì?
Trong các loại đám cưới thì đám cưới miền Tây chính là đám cưới giữ được trọn vẹn và đầy đủ những bản sắc dân tộc nhất từ xưa tới nay. Trong đó không thể thiếu mâm quả đám cưới miền Tây.
Mâm quả đám cưới miền Tây là gì? (Nguồn: Internet)
Bắt nguồn từ sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh, khi hai vị thần này cần chuẩn bị đầy đủ sinh lễ, lễ vật để có thể hỏi cưới công chúa Mị Nương. Từ đó, tập tục thách cưới của người dân Việt Nam nói chung và của người miền Tây nói riêng đã được ra đời.
Mâm quả đám cưới miền Tây được coi như những sính lễ, lễ vật được nhà trai chuẩn bị, dâng tặng cho gia đình nhà gái để được rước “nàng” về dinh. Khi đi hỏi cưới, thông thường đàng trai sẽ chuẩn bị ít nhất 6 mâm quả, mỗi mâm sẽ có một ý nghĩa khác nhau.
Mâm quả đám cưới miền Tây là gì? (Nguồn: Internet)
Nhưng theo thời gian, tập tục này cũng dần được thay đổi, sao cho phù hợp với truyền thống của thời nay. Không còn những yêu cầu khắc nghiệt, hay gây cản trở cho những cuộc hôn lễ nữa.
Dù vậy, bên đàng trai khi đến rước dâu cũng vẫn cần chuẩn bị sính lễ, để hỏi cưới cô dâu về làm vợ. Nhưng mâm quả cưới này sẽ được bày biện, mua sắm tùy theo điều kiện tài chính và khả năng của đàng trai, không còn “khắc nghiệt” như xưa.
2. Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây
Về ý nghĩa, thì mâm quả đám cưới miền Tây luôn mang đậm chất miền quê sông nước, với những tráp trầu cau, tráp trái cây, tráp bánh, tráp rượu,.... vô cùng quen thuộc và gần gũi. Những sính lễ này được hiểu như một lời cảm ơn chân thành từ đàng trai cho đàng gái bởi công sinh thành, dưỡng dục để giờ đây họ có được một cô dâu thảo, hiền và xinh đẹp.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, việc bày biện, trang trí cho mâm quả đám cưới sao cho thật gọn gàng, lộng lẫy và thẩm mỹ. Cũng là một lời hứa, ngầm hiểu rằng đàng trai sẽ luôn nâng niu, trân trọng đàng gái nói chung và cô dâu nói riêng, không hề có sự phần biệt hay ngăn cách gì giữa hai gia đình.
3. Mâm quả đám cưới miền Tây gồm những gì?
Thông thường, một mâm quả đám cưới không chỉ ở miền Tây mà bất cứ vùng miền nào cũng đều gồm có: trầu - cau, mặn - ngọt. Đây đều là những thành phần tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc và hạnh phúc của một cuộc hôn nhân.
Mâm quả đám cưới miền Tây gồm những gì? (Nguồn: Internet)
Cách sắp xếp mâm ngũ quả thông thường sẽ là: mâm trầu cau - mâm trái cây - mâm ngọt (các loại bánh) - mâm trà rượu - mâm mặn (gà, xôi, heo quay) - mâm quần áo. Đủ 6 mâm sính lễ, đầy đủ thủ tục để đàng trai có thể đến hỏi cưới nhà cô dâu.
Tuy nhiên đây chỉ là những tiêu chí chung, mà bất cứ mâm quả sính lễ nào cũng cần phải có. Nhưng ở miền Tây, vùng đất Nam Bộ này nổi tiếng với sự hiền lành, chất phác và vô cùng hào sảng. Vậy nên mâm quả đám cưới miền Tây sẽ có phần nhiều hơn so với mâm quả thông thường.
Mâm quả đám cưới miền Tây gồm những gì? (Nguồn: Internet)
Một mâm quả đám cưới miền Tây có thể từ 7 đến 20 mâm tùy theo điều kiện tài chính và khả năng của mỗi người. Nhưng thông thường, một mâm quả sẽ gồm các thành phần sau đây:
- Trầu cau
- Rượu trà, nến
- Trái cây địa phương
- Bánh ngọt
- Xôi gấc
- Heo quay, gà luộc
- Trang sức, vàng bạc, đá quý
- Bánh kem
4. Ý nghĩa sính lễ trong mâm quả đám cưới miền Tây
Chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây và biết được tầm quan trọng của chúng trong buổi lễ trọng đại này. Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu, tại sao lại có những sính lễ đó trong mâm quả đám cưới và chúng có tác dụng gì, ngay dưới đây nhé.
4.1 Mâm trà rượu
Trong bất kỳ nghi lễ nào của người Việt cũng thể nào thiếu vắng sự hiện diện của trà và rượu. Hai thành phần để giúp tạo nên một đám cưới vui vẻ với những câu nói rôm rả, xôn xao, làm cho không khí đám cưới càng trở nên sôi động, hoạt náo hơn. Nhất là trong ngày vui của cả hai bên gia đình như ngày cưới.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Mâm trà rượu, cũng có ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính của các bậc con, cháu dành cho ông bà tổ tiên. Một lời cảm tạ đến bậc sinh thành và cầu mong ông bà, tổ tiên sẽ chứng giám và phù hộ, độ trì cho cuộc hôn nhân của con, cháu được viên mãn và thành công tốt đẹp.
4.2 Mâm bánh phu thê
Bánh phu thê hay còn có tên gọi khác là xu xê. Loại bánh này có tạo hình khá đặc biệt và có ý nghĩa rất sâu sắc. Ở miền Bắc, bánh phu thê có hình trụ, gói bằng giấy kính nhiều màu sắc và vô cùng bắt mắt. Còn ở miền Tây hay miền Nam, bánh phu thê có lớp vỏ ngoài màu trắng và được gói trong những hộp lá dứa hoặc lá dừa có hình vuông.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Hình dáng bánh phu thê, tròn đầy, tượng trưng cho sự đủ đầy, hài hòa giữa âm và dương. Phần nhân đậu xanh hoặc dừa, được bao bọc kỹ càng trong ruột bánh, tượng trưng cho sự bao bọc, chở che của cô dâu và chú rể. Màu sắc của chiếc bánh, thể hiện triết lý ngũ hành, kết hợp hài hòa và cân bằng giữa vạn vật.
4.3 Mâm xôi gấc
Mâm xôi gấc là mâm quả không thể thiếu trong bất cứ đám cưới nào của người miền Tây. Xôi gấc mang một màu đỏ tươi, tượng trưng cho những điều may mắn, hạnh phúc, son sắt vợ chồng, hứa hẹn một gia đình ấm no, sung túc.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, mâm xôi cũng tượng trưng cho một lời chúc phúc đến từ bậc sinh thành dành cho hai người con, cầu cho cuộc hôn nhân của các con luôn được suôn sẻ, điều lành mang đến, điều dữ mang đi, học hành làm ăn tấn tới.
Tại mảnh đất sông nước như miền Tây, trong mâm xôi gấc của họ luôn đi kèm theo một chữ Hỷ biểu trưng cho sự sung túc hoặc một con gà luộc bên trên mâm xôi gấc. Hình ảnh này tượng trưng cho con gà đẻ trứng vàng, tức cầu cho gia đình luôn thịnh vượng, an yên và gặt hái được nhiều tài lộc.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
4.4 Mâm trái cây
Tại mảnh đất Nam Bộ thì trái cây được xem như một loại đặc sản không thể thiếu và đây cũng là mâm quả quan trọng trong đám cưới miền Tây. Thông thường mâm trái cây sẽ bao gồm 5 loại quả chính, tượng trưng cho mâm ngũ quả, đó là: thanh long, mãng cầu, táo, nho, xoài. Những loại quả không chỉ ngon, bổ mà còn rất ý nghĩa.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Mở rộng một chút, đó là ở miền Bắc chúng ta cũng sử dụng 5 loại quả chính để bày biện mâm trái cây cho đám cưới. Nhưng khác với miền Nam, 5 loại quả được sử dụng phổ biến tại miền Bắc đó là: lê, hồng, cam, táo, đào. Những loại quả này thường tượng trưng cho sự hài hòa của đất trời và âm dương.
Áo Thun 84RISING Jurassic Warriors
Áo Thun 84RISING Jurassic Warriors
4.5 Mâm trầu cau
Mâm trầu cau cũng là một sính lễ không thể thiếu trong mâm quả đám cưới miền Tây. Trước hết, mâm trầu cau thường được các cụ lớn tuổi sử dụng. Đây cũng được xem như một món sính lễ thể hiện sự tôn trọng cho bề trên, những người có công sinh thành và nuôi dưỡng, các bậc cha ông trong gia đình.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, trầu cau thường được ăn kèm cùng vôi, hòa quyện và tạo nên hương vị nồng say. Hơn nữa, màu sắc của miếng trầu cũng là màu sắc đỏ tươi, màu đỏ của sự may mắn, sự son sắt giống như mâm xôi gấc.
4.6 Mâm heo quay
Cuối cùng là mâm heo quay, mâm sính lễ này thường được mang ý nghĩa một sự sung túc, thịnh vượng. Mâm heo quay cũng thường chỉ xuất hiện ở những gia đình “chịu chơi” hoặc có hầu bao rủng rỉnh một chút. Còn thông thường, mâm lễ heo quay cũng không mấy được ưa chuộng tại các đám cưới Việt Nam.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, một mâm lễ mặn cũng góp phần biểu lộ cho sự mặn mà, nồng thắm của tình yêu cô dâu chú rể. Sao cho luôn bền lâu, trăm năm hạnh phúc và bên nhau đến đầu bạc răng long.
5. Một số nghi thức trong đám cưới miền Tây
Miền Tây có lẽ là vùng đất giữ được những bản sắc truyền thống của một đám cưới Việt Nam nhiều nhất từ xưa tới nay. Đến hiện tại, đám cưới miền Tây vẫn có đủ 3 lễ theo như phong tục truyền thống, đó là: dạm hỏi (lễ dạm ngõ), đám nói (lễ ăn hỏi), đám cưới (lễ cưới).
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, theo như phong tục ngày xưa còn có các lễ khác như: lễ giáp lời, thông gia, phản bái. Hơn nữa, người dân nơi đây sẽ tránh tổ chức đám cưới vào những năm Kim Lâu của gia đình. Tệ hơn sẽ là hủy hôn nếu như con dâu, hoặc con rể không hợp tuổi với bố mẹ chồng, vợ. Nhưng theo sự phát triển của thời đại, các hủ tục này đã được loại bỏ dần dần.
Những điểm thú vị khác của đám cưới miền tây đó là sự thay đổi trong mâm quả đám cưới miền Tây. Như mâm thịt heo hoặc bánh ngọt sẽ được thay thế bằng mâm bánh kem, hay như mâm rượu trà sẽ được thay bằng rượu ngoại. Những thay đổi này tuy nhỏ, nhưng cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ cho mâm sính lễ, vừa cập nhật theo xu hướng thời đại mới.
Ý nghĩa của mâm quả đám cưới miền Tây (Nguồn: Internet)
Một điều thú vị nữa mà chúng ta chỉ có thể thấy ở những đám cưới của miền Tây sông nước, đó là rước dâu bằng ghe, thuyền. Điều này khá hiếm gặp tại các tỉnh thành miền Bắc hoặc miền Nam bởi đa phần nhà trai sẽ sử dụng ô tô để rước dâu. Nhưng miền Tây thì không, đàng trai sẽ sử dụng ghe để đến nhà cô dâu và rước dâu về dinh cũng bằng ghe.
Lời kết
Trên đây, Coolmate đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về mâm quả đám cưới miền Tây, cùng với đó là ý nghĩa sâu xa đằng sau mâm sinh lễ này. Các bạn có thể tham khảo những phong tục tại các đám cưới miền Tây và áp dụng chúng cho đám cưới sau này, những nét chất phác, hiền lành, mến khách mà bất kỳ đám cưới nào cũng nên có.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi hết bài viết này, nếu các bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ đến bạn bè và người thân của mình để mọi người cùng biết nhé. Ghé thăm Coolmate và CoolBlog để trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm quần áo tốt nhất cũng như những bài viết hay và bổ ích nhé. Hẹn gặp lại ở những bài viết sau <3