Lễ Vu Lan là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan?

Lễ Vu Lan còn có tên gọi khác là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ quan trọng theo quan niệm của đạo Phật. Ngày nay, Lễ Vu Lan được ăn sâu vào nếp sống, nếp sinh hoạt của người Việt Nam.

Ngày đăng: 29.08.2021

Lễ Vu Lan còn có tên gọi khác là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ quan trọng theo quan niệm của đạo Phật. Vào những ngày này, người ta hướng đến việc tưởng nhớ đến các bậc làm cha, mẹ; những người đã có công sinh thành và dưỡng dục.

le-vu-lan

Ngày nay, Lễ Vu Lan được ăn sâu vào nếp sống, nếp sinh hoạt của người Việt Nam. Ngày Lễ Vu Lan hằng năm tại Việt Nam, các con cháu luôn thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Lễ Vu Lan diễn ra vào thời gian nào?

Ngày lễ được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy hằng năm (tức ngày 15/7 âm lịch), đây cũng là ngày. Vào mỗi mùa lễ này, người Việt Nam có phong tục sum họp gia đình, đi chùa cầu bình an, tặng quà cho cha mẹ, dâng hương lễ Phật. Tâm hướng thiện là điều quan trọng nhất. Bất kể ai trong ngày lễ này đều hướng về cội nguồn, hướng về cha mẹ.

Câu chuyện về nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan

Ngày Lễ Vu Lan xuất phát tử cửa Phật, tuy nhiên nó không còn là tín ngưỡng Đạo Phật nói riêng, mà nó đã trở thành một nét văn hóa đậm nét nhân văn của người Việt. Vậy nguồn gốc ra đời của Lễ Vu Lan như thế nào và ngày lễ được người Việt ghi nhận từ khi nào?

Trong cuốn kinh Vu Lan Bồn ghi chép lại, Lễ Vu Lan đã được ghi nhận từ thời Đức Phật. Dưới thời Đức Phật, ngài đã hiểu rõ đạo làm con, một người con sinh ra được nuôi dưỡng, chở che, yêu thương từ cha mẹ. Đây là điều phước lành, vì vậy người con ấy cũng cần có sự báo đáp lại công ơn sinh thành mà cha mẹ đã hy sinh. Ngài truyền dạy nguyên lý này từ đời này qua đời khác.

le-vu-lan1

Một trong 10 vị đệ tử giỏi giang theo Đức Phật là Tôn Giả Mục Kiều Liên. Khi Mục Kiều Liên sau bao nhiêu năm khổ luyện tu thành chính quả, theo lời dạy của Đức Phật, ngài nhờ đến mẫu thân sinh thành. Ngài sử dụng đôi mắt tinh thông để tìm kiếm mẹ khắp nơi. Ngài tìm thấy mẹ mình trở thành Ngạ quỷ bị đày đọa khổ sở. Không đành lòng để mẹ mình chịu cảnh khổ, Ngài đã bất chấp để xuống cõi ngạ quỷ dâng cho mẹ bát cơm đầy.

Tuy nhiên, vì mẹ của ngài trong quá khứ làm nhiều việc ác, khi đưa cơm lên miệng tất cả biến thành lửa thiêu. Tôn giả Mục Kiều Liên không thể nào giúp được mẹ, đành quay về cầu cứu Đức Phật. Đức Phật chỉ bảo: “Dù ông có tu thành chính quả, phép thuật thần thông quảng đại thế nào cũng không thể cứu mẹ ông, chỉ có một cách tập hợp sức mạnh của các chư tăng khắp nơi thì mới có thể đưa mẹ ông thoát khỏi kiếp  Ngạ quỷ này”

le-vu-lan2

Mục Kiều Liên nghe theo lời dạy của Đức Phật, đi cung thỉnh tất cả các chư tăng khắp nơi, chuẩn bị lễ cúng vào ngày 15/7. Sau đó, mẹ ngài đã hóa giải được ác nghiệp và được giải thoát. Từ đó, vào ngày 15/7 hằng năm, ngày Lễ Vu Lan đã ra đời.

 Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo ơn, báo hiếu

Ngày Lễ Vu Lan là cơ hội để con cháu thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với bậc làm cha mẹ cao quý đã chăm sóc và hy sinh để chúng ta có được cuộc sống sung túc, no đủ. Còn một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt chính là hướng con người luôn tâm niệm uống nước thì phải nhớ nguồn, nhớ người sinh ra mình, nhớ dân tộc, nhớ quê hương, nhớ đất nước. Cũng nhờ ngày lễ này, đạo lý đền ơn đáp nghĩa rạng rỡ hơn bao giờ hết.

Khi lên chùa dâng lễ vào ngày Lễ Vu Lan báo hiếu, nhà chùa sẽ cài bông hồng trắng và bông hồng đỏ. Bông hồng đỏ dành cho những người còn cha mẹ, để nhắc nhở rằng hãy luôn cố gắng nghe lời, ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ. Còn bông hồng trắng dành cho những người kém may mắn hơn, vì cha mẹ họ đã mất và đồng thời cũng nhắc nhở rằng dù cha mẹ ở đâu, đạo làm con vẫn phải ghi nhớ, không bao giờ được quên ơn cha mẹ.

le-vu-lan3

Ngày nay, các phương tiên thông tin đại chúng ngày càng phát triển, ngày Lễ Vu Lan được lan truyền rộng rãi nhiều hơn thế. Ngày lễ này hằng năm còn có ý nghĩa nhắc nhở, giáo dục tâm hồn của con người hãy sống lương thiện, chân thành đặc biệt luôn trân trọng những người thân bên cạnh mình. 

Các hoạt động nên làm vào ngày lễ Vu Lan 

1. Gia đình sum họp

le-vu-lan4

Mỗi người con khi trưởng thành đều có công việc riêng và tất bật với cuộc sống, không phải ai cũng may mắn tìm được công việc mà vẫn ở gần cha mẹ. Chính vì vậy, vào thời gian này, các con cháu trong nhà dù ở đâu, làm gì thì hãy cùng ngồi lại trò chuyện, ăn uống cùng nhau. Đây cũng là món quà to lớn nhất mà bậc làm cha mẹ đều mong muốn.

2. Nói những lời yêu thương, lời chúc chân thành với cha mẹ mình

Lễ Vu Lan là dịp để chúng ta gửi những lời yêu thương, lời chúc chân thành đến cha mẹ. Yêu thương cha mẹ cả trong hành động lẫn lời nói. Dành tặng cho cha mẹ một cái ôm thật chặt, cùng nhau ngồi lại tâm sự, chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống.

le-vu-lan5

Mỗi gia đình có một nề nếp và văn hóa riêng, nhưng bạn hãy luôn động viên cha mẹ luôn vui vẻ, lạc quan để sống thọ bên con cháu.

3. Dành tặng cho cha mẹ những món quà

Tặng quà cũng là một phương án thiết thực và ý nghĩa dành tặng cho cha mẹ vào ngày Lễ Vu Lan. Bạn  có thể tìm hiểu sở thích của cha mẹ để tìm những món quà sao cho phù hợp.

le-vu-lan6

Mỗi bạn có một điều kiện khác nhau, hãy lựa chọn đúng đắn món quà làm bố mẹ vui. Đôi khi điều khiến cha mẹ vui không phải bạn tặng quà hào nhoáng, chính là sự trưởng thành khi bạn biết quan tâm tới cha mẹ. 

4. Đi lễ chùa cầu bình an

Lễ Vu Lan là ngày lễ quan trọng trong năm của tín ngưỡng Phật Giáo, vì vậy, ngày này hằng năm nhà chùa đều tổ chức lễ cúng vô cùng lớn. Mọi người nhân dịp này cũng nên đi lễ chùa để hiểu biết thêm về ý nghĩa của ngày lễ. Bạn có thể lên chùa cầu bình an cho cha mẹ. Bạn nào chu đáo hơn thì dâng lễ Phật Giáo để ngài phù hộ cho cha mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

le-vu-lan7

Cửa Phật cũng khuyên rằng vào những ngày này nên cầu cho những người đã khuất sớm siêu thoát, làm phước, làm từ thiện, phóng sinh để tích phúc đức, hóa giải nghiệp cho gia đình và bản thân.

5. Thắp hương cho tổ tiên

Ngoài việc bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, chúng ta có thể mở rộng hơn bằng việc thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên. Vào ngày Lễ Vu Lan này, bạn hãy dâng mâm cỗ, thắp nén hương cảm tạ tổ tiên. Đây là phong tục văn hóa gắn liền với nếp sống của Việt Nam – một nét đẹp cần gìn giữ và phát huy.

le-vu-lan8

Thật trùng hợp vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm cũng là ngày xá tội vong nhân theo nền văn hóa của các nước Á Đông.  Tương truyền rằng, đây là ngày cõi âm và cõi dương được thông qua với nhau bằng cửa địa ngục và là ngày ân xá cho các vong linh. Vào ngày này có lễ cũng cô hồn cho các vong linh đang còn vướng ở trần thế. Vì thế, khi chuẩn bị mâm cũng cho tổ tiên trong nhà, thì mọi người  nên chuẩn bị thêm mâm lễ ngoài trời để cúng cho những vong linh không nơi nương tựa.

Một năm chỉ có một ngày Lễ Vu Lan duy nhất để thể hiện tình yêu thương cho cha mẹ, nhưng 364 ngày còn lại bạn cũng đừng quên thể hiện điều đó nhé. Gia đình hạnh phúc được xây dựng bởi những người cha mẹ mẫu mực và những người con biết yêu thương. 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng