In lụa trên áo thun là gì? Tìm hiểu kỹ thuật in lụa trên vải chi tiết

Bạn có biết in lụa áo thun là gì chưa? Cùng Coolmate tìm hiểu kĩ thuật in lụa trên vải chi tiết qua bài viết ngay sau đây nhé.

Ngày đăng: 21.07.2023

Các chi tiết in lụa trên vải ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thời trang hiện nay. In lụa áo thun sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng và cả giá thành. Nhưng bạn đã nắm các thông tin về kĩ thuật in này chưa? Cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết về kĩ thuật in lụa lên vải qua bài viết ngay sau đây nhé. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

In lụa trên áo thun là gì? Tìm hiểu kỹ thuật in lụa trên vải chi tiết

In lụa là gì? Nguồn gốc của kỹ thuật in lụa 

  • In lụa là gì ?

In lụa hay còn được gọi là in silkscreen là một phương pháp in ấn sử dụng kỹ thuật màn lụa để đưa mực lên bề mặt vật liệu, thường là vải, giấy, nhựa, da, gỗ, kim loại hoặc các chất liệu khác. Phương pháp in lụa đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước và vẫn được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và thời trang ngày nay.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

In lụa là gì? (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật in lụa trên vải là sử dụng một màn lụa căng chặt trên khung gỗ, sau đó đặt các mẫu in lên màn lụa và đổ mực lên phía trên. Mực sẽ chỉ đi qua các khe hở trên màn lụa, tạo thành hình ảnh hoặc mẫu in trên vật liệu phía dưới (vải, giấy...).

Không chỉ có vải vóc, kĩ thuật in lụa cũng có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ như in nilon, thủy tinh, mạch điện tử, mạch đồng hồ, các sản phẩm làm từ gỗ, kim loại, giấy,... Hay cũng có thể áp dụng để sản xuất gạch men khi thay thế phương pháp vẽ dưới men.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Kĩ thuật in lụa bằng tay yêu cầu sự khéo léo của thợ (Nguồn: Internet)

Bạn đang tìm nơi in áo thun theo yêu cầu nhưng chưa biết địa điểm nào uy tín? Ghé ngay CoolXprint để sở hữu những chiếc áo độc nhất do chính bạn là người lên ý tưởng thiết kế dành cho bản thân, bạn bè, người yêu,...

{{{productpreview}}} 648057cc57465f3ec70136ba {{{/productpreview}}}

  • Vậy bạn có biết nguồn gốc của kĩ thuật in lụa này là từ đâu chưa? 

Vào năm 1925, việc in lụa lên giấy, vải giả da, bìa, thủy tinh, tấm kim loại,... đã được sử dụng tại Châu Âu. Nhưng nguồn gốc của chúng có lẽ đã có mặt từ hơn 1,000 năm trước. 

Con người phát hiện ra rằng nếu sử dụng những sợi tơ kéo căng cố định trên một khung gỗ, sau đó thì dùng keo hoặc hồ để bịt những phần trên khung đó, chỉ để hở một số khoảng trống thì khi đưa mực xuyên qua các khoảng trống đó sẽ có thể sao chép hình ảnh một cách đơn giản và lặp lại nhiều lần một cách dễ dàng. 

Người Trung Quốc đã phát triển kỹ thuật này để in trên các vật liệu như vải, giấy, da, và các chất liệu khác. Kỹ thuật in lụa ban đầu được sử dụng để in hình vẽ và chữ cái lên vải trong ngành dệt may và trang trí.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Nguồn gốc của kĩ thuật in lụa (Nguồn: Internet)

Sau đó, kĩ thuật này nhanh chóng được người châu Âu biết tới. Và họ dùng các kiến thức về khoa học và kĩ thuật ở giai đoạn đó để phát triển cho ngành in lụa này. Năm 1870, các công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in được được vào phát triển tại Pháp và Đức. 

Đến năm 1907 tại nước Anh, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình sử dụng tơ để làm tấm lưới. Đến năm 1914 tại Mỹ, phương pháp in lưới nhiều màu đã được John Pilsworth đã phát triển nên. 

Đến 1925, thế giới đã sử dụng kĩ thuật in lụa này để in lên hầu hết các sản phẩm làm từ các loại chất liệu khác nhau. Khi xã hội càng phát triển và có nhiều phương pháp tiên tiến khác nhau, nhưng ngành in lụa này vẫn có chỗ đứng và được nghiên cứu để phát triển hơn nữa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Công nghệ in lụa ngày càng phát triển và trở thành một trong những phương pháp phổ biến trong ngành may mặc hiện nay (Nguồn: Internet)

Vì sao nên lựa chọn in lụa trên áo thun

Lựa chọn in lụa trên áo thun là một phương pháp in ấn phổ biến và có nhiều tính năng vượt trội. Dưới đây là một số lý do mà bạn nên cân nhắc và lựa chọn in lụa trên áo thun:

  • Có chất lượng và đạt độ bền cao: In lụa mang lại chất lượng in ấn rõ ràng và sắc nét trên áo thun. Mực được đẩy qua màn lụa trên các lớp đầy đủ màu sắc, cho phép tạo ra hình ảnh và mẫu in có độ chi tiết cao. Điều này giúp cho các thiết kế áo thun in lụa có độ bền cao, khó phai màu và không bị bong tróc lớp in sau một thời gian sử dụng.
  • Đa dạng màu sắc: In lụa cho phép sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong một thiết kế mà không phát sinh thêm chi phí. Các màu sắc có thể trộn lẫn với nhau để tạo ra hiệu ứng đa dạng và sinh động hơn.
  • Có thể áp dụng được cho nhiều loại vải khác nhau: Kỹ thuật in lụa có thể được áp dụng trên nhiều loại vải khác nhau, từ cotton, polyester, cho đến các loại vải có độ co giãn cao. Điều này giúp cho việc in lụa phù hợp với nhiều loại áo thun với các mục đích sử dụng khác nhau.
  • Chi phí hợp lí: In lụa thường có giá thành tương đối rẻ so với các phương pháp in ấn khác nếu bạn cần in với số lượng lớn. Điều này làm cho việc in lụa trở thành lựa chọn có tính kinh tế và phổ biến cho các đơn hàng lớn.
  • Khả năng tùy chỉnh cao: In lụa cho phép tùy chỉnh thiết kế theo ý muốn của khách hàng, với khả năng in ấn hầu hết mọi hình ảnh, logo, chữ cái, hoặc mẫu in mà bạn muốn trên áo thun.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Vì sao nên lựa chọn in lụa trên áo thun?

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng in lụa phù hợp hơn cho các đơn hàng số lượng lớn. Nếu bạn cần in một số lượng nhỏ lẻ áo thun thì có thể cân nhắc các phương pháp in khác như in nhiệt hoặc in kĩ thuật số thì sẽ phù hợp hơn. 

Phân loại các kỹ thuật in lụa

Kĩ thuật in lụa sẽ được phân biệt bằng nhiều cách thức khác nhau. 

1. Phân loại dựa vào cách thức khuôn in

Dựa vào cách thức khuôn in để phân biệt thì sẽ có 3 loại in lụa như sau: 

#1. In lụa thủ công

Đây là phương pháp in lụa truyền thống và cổ điển nhất. Người thợ in sẽ dùng tay để đặt mẫu in lên màn lụa và đổ mực lên rồi dùng thanh gạt để đẩy mực xuống bề mặt vải. Điều này yêu cầu sự chính xác và tinh tế từ người thợ in, và thích hợp cho việc in ấn số lượng nhỏ.

#2. In lụa bán tự động 

In lụa bán tự động là việc sử dụng một số biện pháp cơ khí vào quá trình thao tác. Việc in này vẫn thực hiện thủ công là chính, nhưng có hỗ trợ của máy móc và thiết bị để căn chỉnh, giúp tăng hiệu suất sản xuất và giảm bớt thời gian cũng như khối lượng công việc cho con người. 

#3. In lụa tự động

Trái lại với phương pháp thủ công thì in tự động là việc sử dụng 100% máy móc vào quá trình in ấn.  Việc căn chỉnh, gạt mực hay sấy khô đều có máy hỗ trợ. Nhờ đó, bạn sẽ gia tăng số lượng sản xuất và tăng năng suất hơn. Phương pháp này thích hợp với những đơn hàng cần in trong thời gian ngắn hay những đơn hàng số lượng lớn. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Phân loại dựa vào cách thức khuôn in

2. Phân loại dựa vào hình dạng của khuôn in

Bên cạnh kiểu phân loại theo cách thức của khuôn in, người ta còn phân theo hình dạng khuôn. Sẽ có 2 dạng khuôn in như sau: 

#1. Khuôn in lưới phẳng 

Kiểu khuôn in này là một dạng tấm và được dùng để in lên các vật liệu phẳng và mềm như giấy, vải, cao su,... 

#2. Khuôn in lưới tròn 

Kiểu khuôn in này sẽ chuyên được dùng để in lên các vật liệu có đường cong như in thủy tinh, in gốm sứ, chén bát, đĩa, bình cắm hoa,... 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Phân loại dựa vào hình dạng của khuôn in (Nguồn: Internet)

3. Phân loại dựa vào phương pháp in lụa

Với kiểu phương pháp in thì có thể chia thành các dạng in lụa như sau:

#1. In trực tiếp 

Kiểu in này là trực tiếp in lên các sản phẩm và vật liệu cần in. Phương pháp này thường áp dụng cho các vật liệu in có màu trắng hoặc vàng. Vì các sản phẩm này thường không bị tác động bởi màu nền nên chất lượng màu in sẽ sắc nét hơn. 

#2. In lụa phá gắn

In lụa phá gắn cũng là một phương pháp in lụa phổ biến. Kiểu in này sẽ áp dụng cho các sản phẩm có màu nền mà khi in trực tiếp có thể bị lem hoặc nhòe màu. Nếu muốn màu in được lên thành phẩm đẹp thì đây sẽ là phương pháp in được lựa chọn để không làm lẫn màu sắc với nhau. 

#3. In dự phòng 

Đối với các sản phẩm không thể áp dụng kiểu in phá gắn thì người ta sẽ dùng phương pháp in dự phòng cho các vật liệu có màu nền. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Phân loại dựa vào phương pháp in lụa (Nguồn: Internet)

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Cũng như nhiều phương pháp in khác, cách in lụa trên vải cũng có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu để cân nhắc và lựa chọn phương pháp thích hợp nhất nhé. 

1. Ưu điểm của kĩ thuật in lụa trên vải:

Tại sao kĩ thuật in lụa trên vải lại phổ biến và được sử dụng nhiều trong ngành may mặc hiện nay? Cùng khám phá những ưu điểm của phương pháp này sau đây nhé: 

  • Chất lượng in ấn cao: In lụa mang lại chất lượng in ấn rõ ràng và sắc nét, với khả năng tái tạo các màu sắc và chi tiết tốt. Điều này cho phép tạo ra các thiết kế in ấn đẹp mắt và chất lượng cao trên áo thun và các vật liệu khác.
  • Đa dạng màu sắc: Kỹ thuật in lụa cho phép sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong một thiết kế mà không phát sinh thêm chi phí. Điều này giúp tạo ra các mẫu in đa dạng và sinh động hơn.
  • Khả năng tùy chỉnh cao: In lụa cho phép tùy chỉnh thiết kế theo ý muốn của khách hàng, với khả năng in ấn hầu hết các hình ảnh, logo, chữ cái, hoặc mẫu in mà bạn muốn trên áo thun.
  • Có độ bền cao: Các mẫu in lụa trên áo thun thường có độ bền cao, không phai màu và không bị bong tróc lớp in sau một thời gian sử dụng, đặc biệt khi giặt bằng tay và bảo quản đúng cách.
  • Đa dạng chất liệu in: Có thể in được trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Điều này giúp bạn có thể thoải mái lựa chọn nhiều loại sản phẩm và chất liệu để áp dụng phương pháp in này. 
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí với số lượng lớn: việc in lụa này sẽ phát huy thế mạnh của mình với các đơn hàng lớn. In lụa áo thun những đơn hàng lớn thường nhanh chóng mà không bị mất nhiều thời gian, và giá thành cũng tiết kiệm hơn nhiều.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Những ưu điểm vượt trội của kĩ thuật in lụa trên vải

4.2. Nhược điểm của kĩ thuật in lụa

Bên cạnh ưu điểm thì in lụa cũng có những nhược điểm như sau: 

  • Giá thành cao với số lượng nhỏ: Kỹ thuật in lụa thích hợp hơn cho các đơn hàng số lượng lớn. Nếu bạn cần in một số lượng nhỏ áo thun, giá thành có thể cao hơn so với các phương pháp in ấn khác
  • Thời gian và công sức: In lụa bằng tay yêu cầu sự chính xác và tinh tế từ người thợ in, và quá trình in có thể mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp in tự động. Hơn nữa, mực in cũng bám khá chặt, khó rửa, nên cần cẩn thận và tỉ mỉ khi in để tránh bị lem mực, rỉ mực
  • Hạn chế với các mẫu in phức tạp: In lụa có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra các mẫu in có độ phức tạp cao hoặc màu sắc phức tạp có độ đậm nhạt khác nhau.
  • Hạn chế với chất liệu không phẳng: In lụa khó áp dụng lên các bề mặt không phẳng như cong, uốn cong hoặc có định hình không đều.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Nhược điểm của kĩ thuật in lụa trên áo thun (Nguồn: Internet)

Tóm lại, kỹ thuật in lụa mang lại chất lượng in ấn cao và khả năng tùy chỉnh cao, nhưng có hạn chế với số lượng nhỏ và các mẫu in phức tạp. Khi lựa chọn kỹ thuật in lụa, cần cân nhắc kỹ các yêu cầu và điều kiện cụ thể của dự án in ấn.

Quy trình in lụa áo thun

Để tạo nên một sản phẩm áo thun in lụa thành phẩm cần trải qua các quá trình như sau: 

1. Chuẩn bị khung in và pha keo 

Việc đầu tiên cần chuẩn bị chính là khung in. Khung này thường có hình chữ nhật và được làm bằng gỗ. Bên cạnh khuôn in, bạn cũng cần pha keo PVA. Khi pha keo cần tạo nên một hỗn hợp có độ sệt nhất định để đạt hiệu quả khi phủ lên mặt tấm lưới để in. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Chuẩn bị khung in và pha keo để bắt đầu các bước in lụa áo thun

2. Chụp phim và tạo khuôn in lụa 

Sau khi đã tạo keo thì ở bước này, người ta sẽ dùng keo để tráng kín bề mặt của tấm lưới in và đem đi sấy khô. Khi keo đã khô thì tiến hành chụp phim lên lưới in. Có thể đặt bảng phim lên trên lớp keo và chụp dưới ánh nắng mặt trời hoặc bên dưới ánh đèn trắng. 

Sau 2 - 3 phút, lấy khuôn in ra và xịt nước. Ở những vị trí vừa chụp phim, lớp keo sẽ bị rửa trôi đi và mực in có thể thấm qua đó để in hình lên các bề mặt cần in. Mỗi một màu thợ in sẽ dùng những bảng phim khác nhau và thực hiện lần lượt từng lượt in. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Chụp phim và tạo khuôn in lụa (Nguồn: Internet)

3. Pha mực in 

Đây là bước cần thực hiện cho các hình in cần pha màu. Thợ sẽ dùng những màu in cơ bản và tiến hành trộn màu để tạo nên màu mực chuẩn với hình cần in. 

4. Tiến hành in lụa áo thun 

Với bước này, thợ in cần cố định vật liệu cần in bằng một loại keo đặc biệt. Sau đó đặt khuôn vào vị trí cần in trên áo, cho mực in lên và kéo thanh gạt mực để mực có thể thấm qua tấm lưới. Cần lập lại tối thiểu 2 lần để mực được bám đều lên bề mặt cần in.

5. Sấy khô hoặc phơi thành phẩm

Bước cuối cùng là sấy khô hoặc phơi thành phẩm để hoàn tất việc in lụa trên áo thun. Thợ sẽ phơi hoặc sấy từ 12 - 48 giờ để hình in bám chặt vào bề mặt vải, sau đó mới chuyển sang công đoạn tiếp theo nếu có. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Đợi mực in khô để có được thành phẩm như yêu cầu

5 mẫu áo thun in lụa đẹp, cực hot hiện nay 

1. Áo thun in logo

Áo thun in logo thường là các mẫu áo nhóm, áo lớp, hay áo đồng phục công ty. Khi in logo thì vị trí được chọn sẽ là hình in nhỏ ở trước ngực áo. Hoặc logo cỡ to được in ở mặt lưng của áo. 

Hoặc một số thương hiệu thời trang cũng chọn hình thức in tên của mình trên các sản phẩm áo thun. Với các thiết kế này thì logo thương hiệu sẽ được cách điệu để trong thời trang, cá tính và hiện đại hơn. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Áo thun in logo bằng phương pháp in lụa hiện đại

2. Áo thun In slogan

Tương tự như mẫu in logo, slogan cũng thường được chọn làm các thiết kế để in trên các sản phẩm thời trang. Những dòng slogan thường được in to và lớn ở trước ngực hoặc ở mặt lưng của áo.  Với kĩ thuật in lụa trên áo thun, các dòng chữ này sẽ được in một cách sắc nét và chắc chắn trên áo. Màu sắc lên màu cũng chuẩn hơn và giúp nổi bật thiết kế của áo. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Áo thun in lụa slogan của thương hiệu, tổ chức, hội nhóm

3. Áo thun in họa tiết 

Một trong những kiểu áo thun in lụa đẹp chính là những chiếc áo in họa tiết. Có thể là các nhân vật hoạt hình, nhân vật truyền cảm hứng, cây, nhà, hoa, lá,... Bất kì chi tiết nào cũng có thể sử dụng để tạo nên các mẫu áo đẹp nhờ vào công nghệ in lụa hiện đại. 

Các hình ảnh này sẽ được in lên áo một cách sắc nét và chuẩn xác nhất. Vị trí hình in trên áo họa tiết cũng có thể được tùy chỉnh tùy vào thiết kế và phong cách của người mặc. Có thể là những chi tiết cỡ nhỏ ở trước ngực, tay áo, hoặc những hình cỡ lớn hơn ở phần bụng hoặc lưng áo. 

Việc thiết kế áo có thể được sáng tạo tùy vào khả năng thẩm mĩ của những chiếc áo nhóm, áo lớp. Hoặc bạn cũng có thể nêu ý tưởng và nhờ những bàn tay thiết kế chuyên nghiệp tại các xưởng in ấn. CoolXprint cũng là một trong những nơi lí tưởng giúp bạn có được những chiếc áo in lụa vô cùng đẹp mắt và chất lượng nhưng với chi phí vô cùng hợp lí đó. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Áo thun in lụa họa tiết sắc nét, đảm bảo chất lượng

4. In lụa áo thun cặp 

Các cặp đôi cũng thường đánh dấu chủ quyền của nhau bằng cách mặc áo thun đôi. Thay vì chọn mua những mẫu áo có sẵn, các bạn cũng có thể đặt in lụa những kiểu áo độc quyền mà chỉ có bạn và người ấy mới sở hữu. 

Với kiểu áo đôi này, các bạn có thể tạo ra hình vẽ chibi của cả mình và in lên áo của đối phương. Hoặc cũng có thể là 2 mảnh ghép trên 2 áo để khi ghép lại thành một cặp,... Có rất nhiều ý tưởng để thiết kế áo thun cặp khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm để tự tạo những mẫu áo cho riêng mình nhé. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

In lụa áo thun cặp để khẳng định chủ quyền của các cặp đôi

5. In lụa áo thun cổ động 

Các chi tiết hay hình ảnh cổ động cũng là một kiểu áo thun in lụa bắt mắt mà bạn có thể lựa chọn. Các hình ảnh này nhờ công nghệ in lụa áo thun giúp các chi tiết được rõ, đẹp và màu sắc đẹp mắt hơn. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Mẫu in lụa áo thun các chi tiết cổ động

Xem ngay BST The Moments của Coolmate kết hợp với nữ cầu thủ Huỳnh Như

T-Shirt Care & Share Đam mê

-60% 249.000đ 99.000đ
Sản phẩm được gửi từ kho Hà Nội

T-Shirt Care & Share Tự hào

-60% 249.000đ 99.000đ
Sản phẩm được gửi từ kho Hà Nội

Một số câu hỏi thường gặp khi đặt in lụa áo thun

#1. Hỏi: In lụa trên áo thun có bền không?

Trả lời: In lụa trên áo thun là một hình thức in hình có độ bền cao. Màu sắc khi dùng phương pháp in lụa nổi bật, được phủ bởi lớp lụa dẻo dai, có độ co giãn cao cũng như độ bóng tốt, nên cực kì bền màu và bắt mắt. 

Nếu bạn thường xuyên mặc áo thun thì in lụa là một lựa chọn tối ưu. In lụa có độ bên nên khi sử dụng lâu dài không lo tình trạng bong tróc hay phai màu.

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

In lụa trên áo thun có bền không?

#2. Hỏi: Chất liệu vải phù hợp để in lụa?

Trả lời: In lụa là một phương pháp in ấn mang lại hiệu quả cao cho các sản phẩm thời trang và đời sống. Kiểu in này có thể sử dụng ở nhiều loại chất liệu khác nhau như thun, lụa, jeans, cotton, sợi bông, chiffon,... Đặc biệt, công nghệ này cũng có phép in lên vải cotton 65% hoặc cotton 100% khi mà các kĩ thuật in khác lại khuyến cáo không nên sử dụng. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

In lụa có thể in được trên nhiều loại vải khác nhau

#3. Hỏi: Lựa chọn màu sắc nào để in lụa trên áo thun?

Trả lời: Nếu nói về màu vải của áo, hay màu vải nền thì nên lựa chọn những áo có màu trắng, nhạt hoặc màu sáng để làm nền. Vì những màu sắc này giúp hình in lên vải được rõ ràng và sắc nét hơn. Nếu bạn chọn vải màu nền tối thì nên lựa chọn vải tương tự nhưng có tone sáng hơn để giúp hình ảnh in trên áo nổi bật hơn. 

Nếu nói về màu sắc sử dụng để in hình lụa thì bạn nên sử dụng những màu đơn sắc, tránh dùng những kiểu màu gradient, hay màu có độ loang, vì khi lên hình sẽ không tạo được màu sắc như mong muốn. Đây cũng là một nhược điểm của kĩ thuật in lụa này. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Sử dụng màu sắc đa dạng để in lụa, tuy nhiên nền màu trắng và sáng giúp hình in rõ ràng, sắc nét hơn

#4. Hỏi: Giá thành in lụa trên áo thun bao nhiêu?

Trả lời: Giá in lụa sẽ áp dụng khác nhau tùy vào số lượng hình in, màu sắc và số lượng áo cần in. Bạn có nhiều hình in, và các hình in có nhiều màu sắc khác nhau sẽ có giá cao hơn so với những thiết kế chỉ có 1 - 2 màu cần in. Điều này không bị ảnh hưởng bởi kích cỡ hình in to hay nhỏ. 

Tương tự, nếu bạn cần in áo số lượng càng lớn thì cũng sẽ có mức giá rẻ hơn so với việc in số lượng ít. Nên với các mẫu áo đồng phục, áo nhóm, áo lớp thì đây là một lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. 

Ví dụ: in 1 màu 1 vị trí cho 10 áo có giá 15k, thì với số lượng 100 áo sẽ có giá tầm 5k. Hay nếu bạn in 5 màu cho một vị trí thì có giá khoảng 50k cho số lượng ít, và giá khoảng 20k nếu in với số lượng lớn hơn. Tùy vào xưởng in sẽ có các mức chi phí khác nhau. 

in-lua-ao-thun-la-gi-2241

Giá in tùy thuộc vào số lượng hình in, số màu sắc và bao nhiêu áo cần in

Lời kết

Vậy là chúng ta đã đi khái quát qua khái niệm và tìm hiểu cách in lụa trên vải là gì rồi đó. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về những ưu thế của kĩ thuật in lụa áo thun. Nếu có nhu cầu in lụa cho các sản phẩm sắp tới của mình thì có thể liên hệ Fanpage CoolXprint by Coolmate để được tư vấn và báo giá nhé. 

Đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm những chia sẻ về những kinh nghiệm hay trong cuộc sống cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé. 

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”


 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn