Những lỗ thủng trên áo thun luôn làm chúng ta khó chịu, dù chỉ bé xíu thôi cũng đủ khiến bạn không bao giờ có cơ hội mặc lại thêm lần nào nữa.
Áo thun là item không thể thiếu trong tủ đồ của bất kỳ chàng trai nào. Nhưng sau một thời gian sử dụng, chúng ta thường gặp phải hiện tượng khó chịu: những lỗ thủng nhỏ xuất hiện trên áo mà không rõ nguyên nhân. Những lỗ nhỏ này dù không đáng kể, nhưng lại khiến chiếc áo trở nên xấu xí và không thể mặc được nữa. Điều này xảy ra bất kể áo của bạn là hàng bình dân hay hàng hiệu đắt tiền. Cùng Coolmate tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
1. Tại sao áo bị thủng lỗ nhỏ một cách bí ẩn (đặc biệt là áo thun nam)?
1.1. Ma sát hàng ngày: Thủ phạm số một
Hàng ngày, chiếc áo thun của bạn có thể ma sát với các vật dụng xung quanh, với thắt lưng, khóa quần, với balo, túi xách. Tưởng chừng chẳng ảnh hưởng, nhưng theo thời gian thì chúng có thể tạo nên lỗ thủng mà bạn ít ngờ tới!
1.2. Chất liệu vải mỏng, kém chất lượng
Một nguyên nhân khác có thể là do chất lượng chiếc áo quá kém, vải quá mỏng cũng khiến lỗ thủng xuất hiện nhanh hơn, dễ dàng hơn. Vì thế, đôi khi chọn mua một chiếc áo với chi phí thấp lại khiến bạn phải tống chúng vào thùng rác nhanh hơn đấy!
Chất lượng vải, côn trùng... là những nguyên nhân phổ biến gây thủng áo
1.3. "Tai nạn" trong quá trình giặt giũ
Đôi khi, việc giặt không đúng chế độ, giặt kèm đồ sắc nhọn hay chất tẩy mạnh cũng là nguyên nhân khiến áo thun xuất hiện lỗ thủng không mong muốn.
1.4. Côn trùng (mối, mọt)
Nguyên nhân này thường thấy với những chiếc áo để lâu ngày trong tủ với môi trường ẩm thấp, dễ xuất hiện mối mọt. Và những sinh vật lạ này chính là nguyên nhân khiến áo bị thủng lỗ nhỏ.
2. Bí quyết chọn và bảo quản áo thun bền đẹp, nói không với lỗ thủng
2.1. Ưu tiên chất liệu vải dày dặn, dệt chắc chắn
Vải dày dặn, chất lượng cùng kiểu dệt bền chắc luôn mang đến những lợi ích cả về form dáng lẫn độ bền bỉ trong quá trình sử dụng. Bởi thế lời khuyên hữu ích cho bạn là chọn đúng nơi, đúng chỗ uy tín và phải chọn lựa thật kỹ chiếc áo trước khi xuống tiền bạn nhé!
Nên chọn áo thun chất liệu tốt để hạn chế vết thủng
2.2. Kỹ thuật giặt và phơi đúng cách để bảo vệ sợi vải
-
Phân loại đồ trước khi giặt: Nên giặt riêng áo thun, áo sơ mi với quần jean, quần short, áo khoác kèm khóa.
-
Sử dụng túi giặt cho áo thun mỏng: Túi giặt chính là “cứu tinh” để chiếc áo thun không bị kéo giãn, giằng xé trong máy giặt.
-
Chọn chế độ giặt nhẹ, nước lạnh: Giặt nhẹ bằng máy hoặc ưu tiên giặt tay cho áo thun, đặc biệt là loại áo mỏng.
-
Hạn chế sấy nhiệt độ cao, ưu tiên phơi tự nhiên: Phơi ngoài trời với ánh nắng không quá gay gắt là ưu tiên hàng đầu để hạn chế hỏng vải.
Nên phân loại quần áo, đồng thời lưu ý nồng độ chất tẩy rửa
2.3. Lưu ý giảm thiểu ma sát khi mặc và hoạt động
Nếu có thể, hãy hạn chế để áo ma sát với đồ dùng xung quanh hoặc chính những phụ kiện bạn đeo trên người. Điều này sẽ giảm đáng kể tình trạng áo bị thủng đó!
2.4. Bảo quản áo đúng cách trong tủ đồ
Bạn cũng nên chú ý về nơi bảo quản những chiếc áo thun. Đa số chất liệu áo thun không hợp điều kiện ẩm ướt, môi trường này khiến áo bị mối mọt tấn công gây hỏng áo.
Combo 3 Áo Thun Nam Cotton Compact
777.000đ
599.000đ
3. 4 cách xử lý áo bị thủng lỗ nhỏ trên áo thun đơn giản
3.1. Vá không cần kim chỉ
Bạn có thể vá những vết rách nhỏ trên áo thun mà không cần kim chỉ, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Chuẩn bị bàn ủi, vải mỏng và keo dán vải.

Ủi áo phẳng phiu, dùng tay gom phần rách lại. Đặt keo dán lên mặt sau vết rách, phủ vải lên trên và ủi trong khoảng 10 giây. Nếu cần, ủi lại để đảm bảo.
-
Ưu điểm: Dễ thực hiện, nhanh chóng mà không cần yêu cầu kỹ năng may vá.
-
Nhược điểm: Độ bền miếng vá không cao, đôi khi có thể lộ nếu bạn không khéo tay.
-
Khi nào nên dùng: Với những lỗ cực nhỏ và khi bạn cần sửa gấp.
3.2. Khâu giấu chỉ
Để khâu vết rách đẹp mà không lộ chỉ, bạn cần khâu từ mặt trái của áo. Chuẩn bị kim, chỉ, kéo, thước, phấn.

Bước 1: Khâu viền mép vết rách khít nhau, mũi kim cách nhau khoảng 1,5mm.
Bước 2: Khâu cố định các mép vải thừa bằng cách may theo đường chéo.
-
Ưu điểm: Độ bền cao, ít lộ chỗ vá mang đến độ thẩm mỹ cao.
-
Nhược điểm: Bạn sẽ cần sự khéo léo cũng như thời gian.
-
Khi nào nên dùng: Hãy dùng cho chiếc áo bạn yêu thích, có lỗ thủng lớn nhưng muốn dùng lâu dài
Khâu giấu chỉ cũng có thể vá lỗ thủng hiệu quả
3.3. Thêu hình trang trí
Biến những vết rách thành điểm nhấn độc đáo bằng cách thêu hình. Chuẩn bị chỉ màu, phấn hoặc bút vẽ và kim nhỏ.

Vẽ họa tiết lên vải và thêu lên vị trí bị rách. Sử dụng chỉ màu phù hợp hoặc tạo sự tương phản để làm nổi bật hình thêu.
-
Ưu điểm: Dễ tạo điểm nhấn, đồng thời độ che phủ khá tốt.
-
Nhược điểm: Yêu cầu hoa tay cao cùng khả năng sáng tạo.
-
Khi nào nên dùng: Các lỗ thủng dễ thấy và khi bạn muốn tạo nên chiếc áo có diện mạo mới.
3.4. Sử dụng miếng vá (patch) may/ủi
Hiện trên thị trường có khá nhiều kiểu miếng vá để xử lý những lỗ thủng trên áo. Bạn có thể sử dụng máy may hoặc bàn là để đính chúng lên áo. Tùy thuộc nhà sản xuất mà cách sử dụng miếng vá cũng khác nhau.
-
Ưu điểm: Dễ dùng, đa dạng mẫu mã, họa tiết.
-
Nhược điểm: Cần sự khéo tay và khéo mắt khi chọn miếng vá phù hợp.
-
Khi nào nên dùng: Lỗ thủng có kích thước trung bình.
{{{/infobox}}
Có thể sử dụng miếng vá để che lỗ thủng
4. Lỗ thủng quá lớn hoặc áo quá cũ? Đã đến lúc 'chia tay'?
4.1. Đánh giá tình trạng lỗ thủng và chất liệu vải
Dù có nhiều cách để vá lỗ thủng trên áo, nhưng không phải lỗ thủng nào hay chất liệu nào cũng có thể áp dụng. Hãy xem xét tình hình thực tế để có phương án phù hợp cho chiếc áo thun của bạn trước khi quyết định ngồi vá chúng.
4.2. Gợi ý tái chế áo thun cũ thành vật dụng hữu ích
Nếu đã không thể cứu vãn, bạn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng, chẳng hạn tái chế thành khăn lau, làm thú nhồi bông, túi xách hay món đồ nho nhỏ hữu ích nào đó. Quan trọng là khả năng sáng tạo của bạn như thế nào và độ khéo tay của bạn đến đâu mà thôi.
Tổng kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn xử lý áo bị thủng lỗ nhỏ đúng cách hơn, giúp lại những chiếc áo yêu thích mà khỏi lo mất sự chỉn chu tại bất cứ nơi đâu. Cùng học thêm nhiều mẹo hay ho xử lý lỗi nhỏ trên trang phục của bạn bằng cách tìm hiểu thêm nội dung các bài viết tại Coolblog bạn nhé!
{{{infobox}}}
>>> Xem thêm: