sticky-campaign
00 : 00 : 00

Chạy bộ có nên mặc áo khoác? Giải đáp A-Z & Bí quyết chọn đồ chuẩn runner

Dù mới bắt đầu hay chạy bộ lâu năm, nên hay không nên gắn bó với chiếc áo khoác khi chạy bộ vẫn là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Tìm kiếm câu trả lời trong bài nhé!

Ngày đăng: 04.05.2025, lúc 15:36 21 lượt xem

"Chạy bộ có nên mặc áo khoác?" - Đây chắc hẳn là băn khoăn của không ít bạn runner, từ người mới bắt đầu đến cả những người đã có kinh nghiệm. Bài viết này của Coolmate sẽ cùng bạn mổ xẻ từ A-Z: khi nào nên, khi nào không, lợi ích và cả những tác hại tiềm ẩn nếu mặc sai cách, cũng như bí quyết chọn áo khoác chạy bộ chuẩn chỉnh nhất nhé!

Khi nào NÊN và KHÔNG NÊN mặc áo khoác chạy bộ?

Để giúp các bạn dễ hình dung, hãy thử tổng hợp nhanh các tình huống chạy bộ có nên mặc áo khoác hay không, dựa trên các yếu tố chính như nhiệt độ, thời tiết, cường độ chạy và mục tiêu của bạn.

Điều kiện thời tiết / Mục tiêu

Có nên mặc áo khoác?

Loại áo khoác gợi ý

Lưu ý quan trọng

Trời lạnh (<10-12°C), khô ráo

NÊN

Áo khoác giữ ấm, ưu tiên thoáng khí.

Mặc nhiều lớp để dễ điều chỉnh.

Trời se lạnh (12-18°C), có gió

CÓ THỂ CÂN NHẮC

Áo khoác gió mỏng nhẹ, chống gió tốt.

Nếu cường độ cao, có thể không cần hoặc chỉ mặc lúc khởi động.

Trời mưa nhỏ, mưa phùn, sương

NÊN

Áo khoác chống nước nhẹ, thoáng khí.

Đảm bảo áo có mũ trùm. Chạy bộ không mặc áo khoác khi mưa dễ bị cảm lạnh.

Trời mưa to

KHÔNG NÊN CHẠY

(An toàn là trên hết!)

Nếu vẫn chạy, cần áo chống nước hoàn toàn nhưng dễ bị bí.

Trời nắng gắt, oi bức (>25°C)

KHÔNG NÊN

Nếu cần che nắng: Áo khoác chống tia UV siêu mỏng, nhẹ, màu sáng, thoáng khí.

Tuyệt đối tránh áo dày, bí, tối màu. Nguy cơ sốc nhiệt, mất nước cao.

Chạy tối/sáng sớm

NÊN

Bất kỳ loại nào phù hợp thời tiết + Có chi tiết phản quang rõ ràng.

Ưu tiên an toàn chạy bộ.

Mục tiêu giảm cân bằng mồ hôi

TUYỆT ĐỐI KHÔNG

Không loại nào.

Đây là quan niệm sai lầm, chỉ gây mất nước, tác hại sức khỏe. Xem chi tiết mục V.

Giữ ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh

Mặc áo khoác khi chạy bộ có thể bảo vệ cơ thể khi trời mưa hoặc lạnh

Mặc áo khoác khi chạy bộ có thể bảo vệ cơ thể khi trời mưa hoặc lạnh

Khi thời tiết lạnh, đặc biệt là dưới 10-12°C, cơ thể chúng ta mất nhiệt rất nhanh... Một chiếc áo khoác chạy bộ phù hợp hoạt động như một lớp cách nhiệt, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, bảo vệ các nhóm cơ đang làm việc khỏi bị lạnh đột ngột... Đây là lý do hàng đầu vì sao bạn nên mặc áo khoác khi chạy bộ trong điều kiện này.

Bảo vệ vững chắc trước thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết ẩm ương như gió mạnh hay mưa phùn thực sự là thử thách với các runner. Gió lùa không chỉ làm bạn cảm thấy lạnh hơn nhiệt độ thực tế mà còn làm giảm tốc độ và sự thoải mái. Mưa nhẹ hay sương mù khiến quần áo ẩm ướt, nặng nề và làm cơ thể mất nhiệt nhanh hơn. Lúc này, một chiếc áo khoác chạy bộ có khả năng chống gió và chống nước nhẹ giúp bạn duy trì lịch trình tập luyện đều đặn hơn.


Tham khảo thêm BST áo thể thao nam chất lượng từ Coolmate

Áo thun thể thao Melange Exdry

-16% 189.000đ 159.000đ
Màu sắc:
Kích thước:

Bảo vệ da hiệu quả dưới nắng hè oi ả

Nhiều loại áo khoác có thể chống tia UV

Nhiều loại áo khoác có thể chống tia UV

Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể gây hại nghiêm trọng cho làn da, từ cháy nắng, sạm da đến lão hóa sớm và nguy cơ ung thư da. Nếu bạn phải chạy bộ dưới trời nắng gắt, một chiếc áo khoác chống tia UV chuyên dụng là giải pháp bảo vệ da cực kỳ hiệu quả. Lưu ý: Phải chọn loại siêu nhẹ, thoáng khí và có chỉ số UPF cao. Đừng nhầm lẫn với áo khoác thông thường sẽ gây bí nóng nhé!

Tăng cường an toàn khi chạy bộ thiếu sáng

Chi tiết phản quang trên áo thích hợp chạy sáng sớm hoặc tối muộn

Chi tiết phản quang trên áo thích hợp chạy sáng sớm hoặc tối muộn

Với những bạn có thói quen chạy vào lúc sáng sớm tinh mơ hay chiều tối muộn, yếu tố an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Rất nhiều áo khoác chạy bộ hiện nay được trang bị các chi tiết phản quang ở những vị trí dễ thấy như lưng, tay áo, ngực. Những chi tiết nhỏ này sẽ phát sáng mạnh khi có ánh đèn chiếu vào, giúp các tài xế nhận diện bạn từ xa, giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn.

Tác hại tiềm ẩn & Rủi ro cần tránh khi mặc áo khoác sai cách

Bên cạnh lợi ích, việc mặc áo khoác sai thời điểm hoặc sai loại có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và ảnh hưởng hiệu suất chạy bộ của bạn.

Mất nước và rối loạn điện giải

Đây là tác hại phổ biến và nguy hiểm nhất, đặc biệt khi bạn mặc áo khoác quá dày, bí hoặc loại áo nilon không thoáng khí khi trời không quá lạnh. Lớp áo này cản trở quá trình bay hơi mồ hôi, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng. Cơ thể phản ứng bằng cách đổ mồ hôi nhiều hơn nữa để cố gắng hạ nhiệt.

Kết quả là bạn bị mất nước, các chất điện giải và bị chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh bất thường, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, và cuối cùng là kiệt sức. Việc mặc áo khoác khi chạy bộ không phù hợp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Say nắng, sốc nhiệt

Khi bạn cố chấp mặc áo khoác để chạy dưới thời tiết nóng, cơ thể sẽ mất khả năng tự điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi không thể thoát ra hiệu quả để làm mát, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt lên mức nguy hiểm. Đây chính là cơ chế dẫn đến say nắng và sốc nhiệt – một tình trạng cấp cứu y tế cực kỳ nguy hiểm. Hãy cảnh giác với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, tim đập nhanh, chuột rút…

Nếu gặp các dấu hiệu này, hãy dừng chạy ngay lập tức, tìm nơi mát mẻ, cởi bỏ áo khoác và tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp. Đừng bao giờ coi thường tác hại này!

Mặc áo khoác khi chạy bộ sai cách dẫn đến nhiều tiềm ẩn rủi ro

Mặc áo khoác khi chạy bộ sai cách dẫn đến nhiều tiềm ẩn rủi ro

Hiệu suất chạy bộ bị giảm đáng kể

Mặc một chiếc áo khoác nặng và dày, không phù hợp có thể ảnh hưởng hiệu suất chạy bộ của bạn theo nhiều cách. Cảm giác vướng víu, nặng nề làm giảm sự linh hoạt của các chuyển động. Quan trọng hơn, cơ thể phải làm việc cật lực hơn để điều hòa thân nhiệt khi bị lớp áo khoác cản trở, tiêu tốn một lượng năng lượng đáng kể lẽ ra phải dành cho việc chạy. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy nhanh mệt hơn, chạy chậm hơn và không thể duy trì tốc độ hay quãng đường như mong muốn.

Kích ứng da, viêm nang lông

Khi mồ hôi không thoát ra được mà đọng lại trên da, kết hợp với sự ma sát liên tục từ chất liệu vải không thoáng khí của áo khoác, rất dễ dẫn đến tình trạng kích ứng da. Mặc dù không nguy hiểm tức thời như mất nước hay sốc nhiệt, nhưng tác hại này gây khó chịu dai dẳng, ảnh hưởng đến sự thoải mái và trải nghiệm chạy bộ của bạn.


Tham khảo thêm BST quần short nữ chất lượng từ Coolmate

Quần Shorts thể thao nữ French Terry 3.5inch

-15% 399.000đ 339.000đ
Mua 2 được giảm thêm 10%
Màu sắc:
Kích thước:

Mặc áo khoác chạy bộ = Giảm cân thần tốc?

Mặc áo khoác khi chạy không mang đến tác dụng giảm cân lâu dài

Mặc áo khoác khi chạy không mang đến tác dụng giảm cân lâu dài

Đúng là bạn sẽ giảm cân ngay sau buổi chạy, nhưng đó là Giảm cân do mất nước, Không phải giảm mỡ! Lượng mồ hôi bạn đổ ra chủ yếu là nước và một ít chất điện giải. Ngay khi bạn uống nước bù lại sau buổi tập, cân nặng sẽ nhanh chóng trở về như cũ.

Việc ép cơ thể đổ mồ hôi quá mức bằng cách mặc áo khoác bí bách không những không giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn mà còn tiềm ẩn vô số tác hại. Đây là một phương pháp phản khoa học và cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.

Vậy chạy bộ giảm cân hiệu quả thực sự đến từ việc tập luyện đều đặn và cân đối dinh dưỡng khoa học. Hãy nhớ rằng, giảm cân bền vững là giảm mỡ, không phải giảm nước. Đừng đánh đổi sức khỏe của mình vì một lầm tưởng tai hại nhé!

Bí quyết chọn áo khoác chạy bộ chuẩn các runners

Để chiếc áo khoác thực sự phát huy lợi ích và đảm bảo an toàn, việc lựa chọn áo khoác phù hợp là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố bạn cần cân nhắc:

Xác định điều kiện chạy bộ

Tùy điều kiện thời tiết để xác định mặc áo khoác chạy bộ hay không

Tùy điều kiện thời tiết để xác định mặc áo khoác chạy bộ hay không

Trước khi mua, hãy tự hỏi: Mình thường chạy trong điều kiện thời tiết nào là chủ yếu? Mục tiêu luyện tập của mình khi mặc áo khoác là gì? Nếu chạy trời lạnh, hãy ưu tiên việc giữ ấm, chạy khi trời gió hoặc mưa phùn thì cần chống gió, chống nước, chạy trời nắng lại cần chống tia UV và sự thoáng khí, còn chạy tối hoặc sáng sớm lại nên ưu tiên yếu tố an toàn.

Chất liệu nào là chân ái cho runner?

Ưu tiên áo khoác làm từ nylon, polyester, spnadex

Ưu tiên áo khoác làm từ nylon, polyester, spnadex

Chất liệu quyết định phần lớn đến hiệu quả và sự thoải mái của áo khoác chạy bộ. Hãy chọn polyester, nylon, spandex cùng công nghệ vải đặc biệt để tăng cường tính năng nhẹ, bền, chống gió, chống nước đồng thời là tính thoáng khí cao. Bạn nên tránh mặc áo khoác có chất liệu cotton bởi chúng thấm hút mồ hôi rất tốt nhưng lại giữ nước, làm áo trở nên nặng trịch, lạnh, bí bách và lâu khô, tiềm ẩn nguy cơ hạ thân nhiệt khi trời lạnh.

Đừng bỏ lỡ các tính năng ưu việt

Chọn áo có tính năng phù hợp điều kiện thời tiết

Chọn áo có tính năng phù hợp điều kiện thời tiết

Một chiếc áo khoác chạy bộ tốt không chỉ có chất liệu xịn mà còn cần các tính năng hỗ trợ hữu ích:

  • Thoáng khí: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Hãy tìm những chiếc áo có các lỗ thông hơi được cắt bằng laser, các mảng phối lưới ở những vùng hay đổ mồ hôi nhiều như dưới cánh tay, sau lưng. Chúng giúp không khí lưu thông, đẩy hơi ẩm ra ngoài, giữ cho bạn khô ráo và mát mẻ hơn.

  • Chống nước/Chống gió: Giúp chịu được mưa nhỏ, sương mù, gió hoặc thậm chí kể cả mưa lớn. Tuy nhiên, những tính năng này thường đi kèm với khả năng chống nước tốt nhưng cũng có thể kém thoáng khí. Hãy cân nhắc dựa trên điều kiện bạn hay chạy nhất.

  • Trọng lượng & Khả năng gấp gọn: Ưu tiên áo siêu nhẹ, có thể gấp gọn vào chính túi của nó hoặc một túi nhỏ đi kèm. Rất tiện lợi khi bạn muốn cởi ra và mang theo giữa buổi chạy.

  • An toàn: Các chi tiết phản quang nên được bố trí ở cả phía trước, sau và hai bên tay áo để tăng khả năng nhận diện từ mọi hướng trong điều kiện thiếu sáng.

  • Thiết kế & Tiện ích: Với mũ trùm, khóa kéo, túi hay form dáng. Những chi tiết nhỏ nhưng đôi khi lại giúp quá trình chạy bộ diễn ra suôn sẻ hơn. Vì thế bạn cũng nên cân nhắc về chúng.

Chọn size vừa vặn

Một chiếc áo quá chật sẽ hạn chế cử động tay và vai, gây khó chịu khi chạy, thậm chí ảnh hưởng đến hô hấp. Ngược lại, áo quá rộng sẽ thùng thình, vướng víu, tạo lực cản gió và làm giảm khả năng giữ ấm hay cản gió của áo. Hãy luôn tham khảo kỹ bảng size của nhà sản xuất và cân nhắc cả lớp áo bạn sẽ mặc bên trong nữa nhé. Nếu có thể, thử trực tiếp là tốt nhất.

Gợi ý từ Coolmate

Bạn có thể chọn 2 mẫu áo khoác thể thao nhà Coolmate khi chạy bộ

Bạn có thể chọn 2 mẫu áo khoác thể thao nhà Coolmate khi chạy bộ

Hiểu rõ nhu cầu của các runner, Coolmate đã phát triển những dòng áo khoác chạy bộ/áo khoác gió chạy bộ vừa đảm bảo tính năng, vừa có thiết kế thời trang năng động.

Ví dụ như áo Khoác Nam có mũ Daily Wear được làm từ 100% polyester cùng kiểu dáng regular fit đính kèm logo phản quang giúp chống thấm nước, chống tia UV lên đến 99% đồng thời cực nhanh khô. Đặc biệt, chất liệu của mẫu áo khoác này còn được xử lý bởi công nghệ Hei ViroBlock chống kháng khuẩn hiệu quả.

Hay như mẫu áo khoác thể thao Windbreaker Ripstop với thành phần 100% polyamide cực phù hợp cho ngày thu đông. Thiết kế áo này mang đến sự đa năng khi vừa đi tập luyện thể thao, vừa có thể sử dụng khi đi làm, đi chơi mà không lo lỗi mốt. Phần chất liệu áo mang đến khả năng chống thấm, bền bỉ và cả sự thoáng khí, "bao hợp" với các runner.

 Tham khảo thêm BST áo khoác nam chất lượng từ Coolmate

6 Lưu ý an toàn TUYỆT ĐỐI không thể bỏ qua khi mặc áo khoác chạy bộ

Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả khi chạy bộ với áo khoác, hãy ghi nhớ 6 lưu ý quan trọng sau:

Đánh giá kỹ điều kiện thời tiết

Không chỉ dựa vào cảm giác, hãy chủ động kiểm tra dự báo nhiệt độ, độ ẩm, gió và khả năng mưa. Việc hiểu rõ điều kiện thời tiết sẽ giúp bạn quyết định chính xác có nên mặc áo khoác hay không và lựa chọn loại áo phù hợp nhất cho buổi chạy.

Chọn áo phù hợp về chất liệu và form dáng

Ưu tiên các loại áo khoác có chất liệu thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt như polyester, nylon, tránh chất liệu 100% cotton dễ giữ ẩm. Chọn áo có trọng lượng nhẹ và phom dáng vừa vặn, không quá bó hoặc quá rộng, để đảm bảo sự thoải mái, linh hoạt và hỗ trợ cơ thể điều hòa nhiệt độ hiệu quả.

Áp dụng phương pháp layering (mặc nhiều lớp)

Thay vì chỉ mặc một chiếc áo khoác dày cộp, hãy kết hợp nhiều lớp áo mỏng hơn. Phương pháp này cho phép bạn dễ dàng cởi bớt lớp ngoài nếu thấy nóng lên trong quá trình chạy, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và tránh tình trạng quá nhiệt.

Luôn bù nước đầy đủ

Mặc áo khoác, đặc biệt khi vận động cường độ cao, có thể làm tăng lượng mồ hôi và nguy cơ mất nước đáng kể, ngay cả trong thời tiết lạnh. Đảm bảo uống đủ nước lọc trước, trong và sau khi chạy là yếu tố then chốt để duy trì sức bền, hiệu suất và an toàn.

Lắng nghe tín hiệu cơ thể

Đây là nguyên tắc an toàn tối thượng. Nếu trong khi chạy, bạn cảm thấy quá nóng, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh bất thường hoặc bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào khác, hãy dừng lại ngay lập tức. Cởi bỏ áo khoác nếu cần và nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể ổn định. Đừng cố gắng chịu đựng.

Ưu tiên áo có chi tiết phản quang

Khi chạy vào lúc trời tối, sáng sớm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, việc mặc áo khoác có các chi tiết phản quang là vô cùng quan trọng. Yếu tố này giúp tăng khả năng hiển thị của bạn đối với người đi đường và các phương tiện giao thông, giảm thiểu rủi ro tai nạn và đảm bảo an toàn tối đa khi chạy ở khu vực công cộng.

Vài lưu ý khi mặc áo khoác chạy bộ

Vài lưu ý khi mặc áo khoác chạy bộ

Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

Chạy bộ trời mưa không mặc áo khoác có sao không?

Thời tiết mưa mà chạy không có áo khoác chống nước thì nguy cơ bị cảm lạnh, hạ thân nhiệt khá cao, nhất là khi có gió. Cơ thể ướt sũng sẽ mất nhiệt nhanh hơn. Trừ khi mưa rất nhỏ và bạn chỉ chạy cực ngắn, còn lại mình khuyên bạn nên mặc một chiếc áo khoác chống nước mỏng nhẹ, thoáng khí để giữ ấm và bảo vệ sức khỏe nhé.

Áo khoác gió và áo khoác chạy bộ khác nhau nhiều không?

Về cơ bản, áo khoác gió chạy bộ là một loại áo khoác chạy bộ. Tuy nhiên, áo khoác chạy bộ chuyên dụng thường được tối ưu hơn về độ nhẹ, khả năng thoáng khí (có lỗ thông hơi, phối lưới), chi tiết phản quang và đôi khi là độ co giãn tốt hơn so với áo khoác gió thông thường chỉ tập trung vào cản gió.

Mặc áo khoác chạy bộ có thực sự giúp giảm cân không?

KHÔNG. Việc giảm cân bạn thấy ngay sau khi chạy chỉ là do mất nước tạm thời qua mồ hôi, không phải giảm mỡ. Đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe. Muốn giảm cân lành mạnh, hãy tập trung vào dinh dưỡng cân bằng và tập luyện đều đặn.

Trời nóng nhưng nắng gắt thì nên mặc áo khoác loại nào?

Nếu bạn bắt buộc phải chạy dưới thời tiết nóng và nắng gắt, hãy tìm loại áo khoác chống tia UV chuyên dụng. Đặc điểm nhận dạng là: cực kỳ mỏng, siêu nhẹ, thường có màu sáng và quan trọng nhất là phải siêu thoáng khí, có thể có các lỗ thông hơi hoặc làm từ vải dệt đặc biệt.

Mua áo khoác chạy bộ cho con cần lưu ý gì thêm không?

Ngoài các yếu tố như chất liệu, thoáng khí, vừa vặn, khi mua áo khoác chạy bộ cho các bạn tuổi teen, phụ huynh nên đặc biệt ưu tiên các chi tiết phản quang rõ ràng và bố trí ở nhiều vị trí để đảm bảo an toàn chạy bộ tối đa. Ngoài ra, có thể cân nhắc chất liệu bền, dễ giặt và thiết kế thời trang, màu sắc năng động mà các bạn trẻ yêu thích.

Kết luận

Hy vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi chạy bộ có nên mặc áo khoác hay không. Tóm lại, hãy luôn ưu tiên an toàn chạy bộ, lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn trang phục thể thao, thiết bị chạy bộ phù hợp. Coolblog hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những buổi chạy bộ thoải mái, an toàn và hiệu quả hơn.

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn