Hướng Dẫn Cách Ủi Áo Thun Chi Tiết Từng Bước, Không Lo Hư Vải Tại Nhà

Làm thế nào để ủi áo thun đúng cách? Cùng Coolmate theo dõi và bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích trong bài viết này để bảo quản quần áo, đặc biệt là áo thun nhé!

Ngày đăng: 12.04.2025, lúc 16:57 3.363 lượt xem

Nhiều bạn đã gặp trường hợp áo thun sau khi ủi bị co, nhăn hoặc ảnh hưởng tới các hình in trên áo. Làm thế nào để ủi áo thun đúng cách? Cùng Coolmate theo dõi và bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích trong bài viết này để bảo quản quần áo, đặc biệt là áo thun nhé!

1. Có Nên Ủi Áo Thun Không?

Áo thun là loại áo có chất vải đặc biệt khó ủi, khi ủi thường dễ bị co, nhăn hay chảy bởi nhiệt. Vậy nên khi ủi áo thun rất cần sự tỉ mỉ.

Một số loại áo thun làm từ chất liệu không nhăn, pha nhiều poly hoặc nilon nên bạn sẽ không cần ủi. Tuy nhiên hầu hết mùa hè mọi người đều chuộng các loại áo thun cotton 100% vì mát mẻ, dễ thấm hút mồ hôi lại thoải mái dễ chịu. Nhưng đặc tính những chiếc áo thun dạng này rất dễ nhăn và giàu sau khi giặt. Vậy nên rất cần được ủi đúng cách. 

Để làm phẳng áo thun cũng có nhiều cách, nhưng ủi là cách nhanh nhất nếu chẳng may bạn có việc gấp cần dùng tới. Hãy theo dõi các bước ủi áo thun đúng cách dưới đây để vừa có chiếc áo thẳng thẩm mỹ lại vừa bảo quản quần áo tốt nhất nha!

Áo thun có thể ủi đúng cách.

Áo thun có thể ủi đúng cách.

2. Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng Trước Khi Bắt Đầu Ủi Áo Thun

Muốn áo thun sau khi ủi phẳng phiu, đẹp mắt và không bị hư hỏng thì khâu chuẩn bị trước khi bắt đầu là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi ủi mà còn góp phần bảo vệ chất liệu vải, giữ cho áo luôn bền đẹp như mới. Dưới đây là những bước chuẩn bị cơ bản mà bạn nhất định không nên bỏ qua.

2.1. Đọc và hiểu nhãn mác

Mỗi chiếc áo thun đều có nhãn hướng dẫn chăm sóc được may ở cổ áo, sườn áo hoặc phía trong. Trên nhãn này sẽ có các ký hiệu về giặt, sấy, và đặc biệt là ký hiệu ủi.

Các biểu tượng phổ biến bạn nên biết:

  • Hình bàn là có 1 chấm: Chỉ nên ủi ở nhiệt độ thấp (thường dành cho vải mỏng, dễ cháy như nylon, polyester).
  • 2 chấm: Nhiệt độ trung bình, thích hợp cho các loại vải pha.
  • 3 chấm: Có thể ủi ở nhiệt độ cao, phù hợp với cotton dày hoặc linen.
  • Dấu gạch chéo trên bàn là: Không được ủi!

Nên đọc và hiểu nhãn mác (Care Label)

Nên đọc và hiểu nhãn mác (Care Label)

2.2. Phân loại áo thun

Trước khi bắt tay vào ủi, hãy phân loại áo để dễ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại. Có thể phân loại theo 2 tiêu chí chính:

  • Theo màu sắc: Tách riêng áo trắng, áo sáng màu, áo tối màu hoặc áo in hình để tránh tình trạng lem màu khi ủi có hơi nước.
  • Theo chất liệu: Mỗi chất liệu yêu cầu một mức nhiệt ủi khác nhau:
    • Cotton 100%: Chịu được nhiệt cao, nhưng nên ủi khi còn hơi ẩm để dễ phẳng hơn.
    • Polyester: Dễ bị chảy nếu dùng nhiệt cao, nên chọn mức thấp hoặc trung bình.
    • Vải pha (blend): Tùy theo tỷ lệ sợi tổng hợp, nên thử với nhiệt trung bình trước.
    • Vải có hình in, thêu nổi: Cần đặc biệt cẩn thận để không làm chảy hoặc biến dạng hình ảnh.

Nên phân loại áo thun

Nên phân loại áo thun

Màu sắc:
Kích thước:

2.3. Chuẩn bị dụng cụ

Một số dụng cụ cần thiết để quá trình ủi áo thun diễn ra suôn sẻ hơn:

  • Bàn là (bàn ủi): Hãy đảm bảo bàn là sạch sẽ, không dính cặn vôi, bụi bẩn hay gỉ sét vì chỉ một vết bẩn nhỏ cũng có thể để lại dấu ố trên áo trắng. Nên dùng bàn là có thể điều chỉnh nhiệt độ chính xác.
  • Cầu là (bàn kê ủi): Bề mặt phẳng, chắc chắn, có độ đàn hồi nhẹ sẽ giúp bạn dễ thao tác hơn khi ủi. Nếu không có cầu là, bạn có thể dùng mặt bàn hoặc giường nhưng nhớ phủ một lớp vải phẳng bên dưới.
  • Bình xịt nước: Nếu áo bị khô hoặc nhăn nhiều, bạn có thể xịt nhẹ nước để làm mềm vải. Một số bàn là có chế độ phun sương, nếu không bạn có thể chuẩn bị bình riêng.
  • Vải lót mỏng: Dành cho những vùng có hình in, họa tiết hoặc chất vải dễ bị hỏng. Lớp vải này sẽ ngăn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với bề mặt áo, hạn chế cháy, biến dạng hoặc bóng vải.

Nên chuẩn bị dụng cụ trước khi ủi

Nên chuẩn bị dụng cụ trước khi ủi

2.4. Vệ sinh mặt bàn là

Một bước nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Trước khi cắm điện, hãy kiểm tra thật kỹ mặt bàn là:

  • Nếu thấy có vết bẩn, vết cháy cũ, cặn vôi bám hãy lau sạch bằng khăn mềm, ẩm (tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn).
  • Nếu sử dụng bàn là hơi nước, hãy kiểm tra bình nước và lỗ thoát hơi có bị nghẹt không.
  • Không nên dùng bàn là khi bề mặt còn ướt hoặc dính hóa chất tẩy rửa điều này có thể làm áo bị ố vàng khi tiếp xúc.

Nên vệ sinh mặt bàn là

Nên vệ sinh mặt bàn là

3. Chi Tiết Cách Ủi Áo Thun Bằng Bàn Là Đúng Chuẩn

Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bước tiếp theo chính là thao tác ủi sao cho đúng kỹ thuật. Điều này không chỉ giúp áo phẳng đẹp mà còn giữ form dáng và độ bền của vải lâu dài. Dưới đây là các bước ủi áo thun chi tiết bạn nên làm theo:

3.1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng chất liệu

Mỗi loại vải đều có mức độ chịu nhiệt khác nhau. Nếu bạn sử dụng nhiệt quá cao so với khả năng chịu đựng của vải, áo thun có thể bị co rút, cháy, bóng mặt vải hoặc tệ hơn là hư hỏng hoàn toàn. Việc điều chỉnh nhiệt độ đúng cách không chỉ giúp bảo vệ vải, mà còn giúp quá trình ủi dễ dàng và nhanh chóng hơn.

  • Với vải cotton: Đây là chất liệu phổ biến nhất trong các loại áo thun. Cotton có khả năng chịu nhiệt khá tốt, nên bạn có thể điều chỉnh bàn là ở mức 160–200°C. Tuy nhiên, nếu áo đã khô hẳn thì nên làm ẩm nhẹ trước khi ủi để dễ làm phẳng các nếp nhăn cứng đầu. Cotton cũng ít bị bóng vải, nên bạn có thể ủi trực tiếp mặt phải mà không cần lo ngại quá nhiều.
  • Với polyester và các loại vải pha: Đây là nhóm chất liệu khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi gặp nhiệt quá mức, polyester rất dễ bị chảy, co rúm hoặc bị bóng vải, làm hỏng kết cấu và thẩm mỹ áo. Nhiệt độ lý tưởng khi ủi là 110–130°C. Tốt nhất nên ủi từ mặt trái và thử trước ở một góc khuất để kiểm tra phản ứng của vải.
  • Lưu ý chung: Hãy luôn bắt đầu từ nhiệt độ thấp nhất, sau đó tăng dần nếu thấy chưa đủ hiệu quả. Ngoài ra, đừng quên đọc kỹ nhãn mác trên áo để biết chính xác mức nhiệt phù hợp mà nhà sản xuất khuyến nghị.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng chất liệu

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng chất liệu

3.2. Lộn trái áo trước khi ủi

Đây là bước nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi bạn đang xử lý những chiếc áo có màu đậm, chất vải dễ bóng hoặc có in hình, họa tiết.

Lý do nên lộn trái áo trước khi ủi:

  • Bảo vệ màu vải: Nhiệt độ cao và tiếp xúc trực tiếp với mặt vải có thể khiến áo bị phai màu hoặc trông cũ nhanh hơn, đặc biệt là với các màu đậm như đen, xanh navy, đỏ đô…
  • Giữ nguyên hình in và họa tiết: Các hình in cao su, dẻo hoặc chuyển nhiệt rất dễ bị nứt, bong tróc, dính vào bàn là nếu ủi trực tiếp. Lộn trái giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt.
  • Tránh bóng vải: Với các loại vải như polyester, spandex hoặc vải pha, việc ủi trực tiếp thường làm bề mặt bị bóng lên, mất thẩm mỹ, nhất là ở những vùng may như vai, tay áo hay ngực.

Cần Lộn trái áo trước khi ủi

Cần Lộn trái áo trước khi ủi

Màu sắc:
Kích thước:

3.3. Làm ẩm áo (nếu cần)

Áo quá khô, đặc biệt sau khi phơi dưới nắng hoặc để lâu trong tủ, thường nhàu nhiều và khó ủi phẳng. Khi đó, bạn nên làm ẩm nhẹ bề mặt vải để việc là ủi dễ dàng hơn:

  • Dùng bình xịt tay: Xịt một lớp sương mỏng đều lên bề mặt áo tránh làm áo quá ướt sẽ dễ bị co hoặc in dấu nước.
  • Dùng chế độ hơi nước của bàn là: Nếu bàn là của bạn có chức năng steam, hãy bật chế độ này khi ủi để tăng hiệu quả làm phẳng và tiết kiệm thời gian.
  • Lưu ý: Khi làm ẩm áo, hãy đảm bảo trải áo thật phẳng, không để vải bị nhăn chồng chéo khi ủi vì khi khô lại, nếp gấp sẽ hằn sâu hơn.

Làm ẩm áo (nếu cần)

Làm ẩm áo (nếu cần)

3.4. Kỹ thuật ủi từng phần

Việc ủi có trình tự giúp đảm bảo mọi vùng của áo đều được làm phẳng một cách tối ưu. Hãy thao tác theo từng phần như sau:

  • Ủi cổ áo: Bắt đầu với cổ áo để giữ form ngay ngắn. Trải cổ phẳng ra, ủi từ hai bên vào giữa để tránh bị lệch hoặc kéo vải không đều.
  • Ủi tay áo: Duỗi thẳng tay áo trên mặt bàn là. Ủi từ đầu vai xuống đến cổ tay, giữ cho đường may luôn nằm đúng vị trí, tránh bị vặn xoắn sau khi mặc.
  • Ủi thân áo: Trải thân áo thẳng trên cầu là hoặc mặt phẳng. Di chuyển bàn là từ dưới lên trên hoặc theo chiều dọc của sợi vải, tránh rê đi rê lại một chỗ quá lâu để không làm cháy hoặc bóng vải. Di chuyển bàn là đều tay, nhẹ nhàng, không đè mạnh.
  • Ủi vùng có hình in/họa tiết: 
    • Tốt nhất là ủi mặt trái của áo tại những khu vực này để tránh ảnh hưởng trực tiếp.
    • Nếu bắt buộc phải ủi mặt phải, hãy lót một lớp vải mỏng hoặc giấy nến lên bề mặt trước khi ủi, và chọn mức nhiệt thấp hơn bình thường.
    • Tránh rê bàn là quá lâu lên hình in – chỉ đặt nhẹ và di chuyển nhanh tay.

Áo nên áp dụng Kỹ thuật ủi từng phần

Áo nên áp dụng Kỹ thuật ủi từng phần

3.5. Cách di chuyển bàn là

Khi ủi áo thun, cách di chuyển bàn ủi cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm phẳng. Thay vì di chuyển bàn ủi theo đường thẳng, bạn hãy thử áp dụng những kỹ thuật sau để đạt được kết quả tốt nhất:

  • Di chuyển tròn: Di chuyển bàn ủi theo hình tròn hoặc hình elip trên bề mặt vải. Cách này giúp phân tán nhiệt đều và làm phẳng các nếp nhăn hiệu quả.
  • Ẩn bàn ủi: Nhẹ nhàng đặt bàn ủi lên vị trí cần ủi, giữ yên trong vài giây để nhiệt lượng thấm sâu vào vải. Sau đó, nhấc bàn ủi lên và di chuyển đến vị trí tiếp theo.
  • Tránh kéo lê: Không nên kéo lê bàn ủi trên vải vì có thể làm bóng hoặc hư hỏng vải.
  • Chú ý đến các góc và đường may: Các góc và đường may thường dễ bị nhăn hơn, vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để ủi kỹ những vị trí này.

Nên di chuyển bàn là theo nhiều kỹ thuật 

Nên di chuyển bàn là theo nhiều kỹ thuật 

3.6. Xoay áo liên tục để ủi đều các vùng

Không giống như áo sơ mi có những quy tắc xếp nếp nhất định, áo thun cho phép bạn tự do hơn trong việc lựa chọn vị trí và cách thức ủi. Bạn có thể bắt đầu từ bất kỳ vị trí nào trên áo, miễn là đảm bảo ủi hết các nếp nhăn. Quan trọng nhất là không nên kéo căng vải quá mức để tránh làm giãn áo.

Khám phát ngay BST áo thun nam của Coolmate nhé!

Áo Thun Nam Viet Devils - The Devil's Heart 1

-20% 329.000đ 263.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả và các khuyến mãi khác
Màu sắc:
Kích thước:

4. Lưu Ý Quan Trọng Để Ủi Áo Thun Hiệu Quả và An Toàn

Để ủi áo thun đúng cách, không bị ảnh hưởng làm giãn chất liệu áo, bạn nên chú ý tới một số vấn đề dưới đây:

4.1. Luôn lộn trái áo

Nên lộn ngược mặt áo khi ủi áo thun. Các loại áo thun có sợi nhỏ và mịn nên nhiệt độ cao dễ làm các sợi vải này bị chảy. Vậy nên việc lộn ngược áo lại sẽ tránh rủi ro bị hỏng mặt áo ngoài tốt hơn.

4.2. Không ủi trực tiếp lên hình in/họa tiết nổi

Nếu áo thun in hình/in chữ nổi, nên giảm 1 nấc nhiệt độ khi ủi mặt ngoài để bảo toàn hình in trên áo.

Để bảo vệ hình in bền đẹp, bạn nên:

  • Lộn trái áo trước khi ủi: Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tránh tiếp xúc nhiệt trực tiếp lên họa tiết, đặc biệt là với các hình in to hoặc có độ dày.
  • Dùng vải lót mỏng: Nếu buộc phải ủi mặt phải của áo, hãy đặt một lớp vải cotton mỏng, khăn sạch hoặc giấy nến lên trên bề mặt in. Sau đó ủi nhẹ nhàng ở mức nhiệt thấp để hạn chế tác động nhiệt trực tiếp.

Thêm 1 lớp lót và Không ủi trực tiếp lên hình in/họa tiết nổi

Thêm 1 lớp lót và Không ủi trực tiếp lên hình in/họa tiết nổi

4.3. Không ủi áo khi còn quá ướt

Không ủi áo thun khi còn ướt vì nhiệt nóng chênh lệch đột ngột sẽ khiến các sợi vải bị co hoặc dãn không đều, khiến chiếc áo  của bạn bị ảnh hưởng.

4.4. Kiểm tra nhiệt độ trên góc khuất trước khi ủi toàn bộ áo

Trước khi bắt đầu ủi toàn bộ bề mặt áo, bạn nên thử bàn là ở một góc khuất hoặc vùng ít thấy (như gấu áo phía trong hoặc mặt trái). Việc này giúp bạn:

  • Đảm bảo nhiệt độ đang dùng phù hợp với chất liệu vải.
  • Tránh nguy cơ cháy, bóng, biến dạng nếu lỡ chỉnh nhiệt quá cao.
  • Tăng độ an toàn, đặc biệt với những chất liệu nhạy cảm như polyester, lụa, vải pha…

Áo thun Copper Denim in CoolMÁTe

-40% 299.000đ 179.000đ
Màu sắc:
Kích thước:

4.5. Vệ sinh bàn là thường xuyên

Mặt bàn là bẩn hoặc có cặn vôi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ủi, gây ra vết bẩn trên áo hoặc làm áo có mùi lạ sau khi ủi. Cách vệ sinh bàn là đúng cách:

  • Dùng khăn ẩm lau sạch mặt đế khi bàn là nguội.
  • Với các vết cháy nhẹ, bạn có thể dùng giấm trắng hoặc baking soda pha loãng để lau.
  • Nếu dùng bàn là hơi nước, nên đổ hết nước ra sau mỗi lần dùng và vệ sinh lỗ thoát hơi định kỳ để tránh đóng cặn.

4.6. Lưu ý an toàn

Bàn là là thiết bị gia dụng có nhiệt độ cao, nên luôn cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và người xung quanh.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Rút phích cắm ngay sau khi sử dụng, không để bàn là cắm điện mà không có người trông coi.
  • Để xa tầm tay trẻ em, tránh những sự cố không mong muốn.
  • Khi dùng bàn là hơi nước, cần cẩn thận với hơi nóng để không bị bỏng tránh hít hơi nước trực tiếp hoặc đưa tay quá gần vùng xả hơi.
  • Không để bàn là úp mặt xuống vải lâu dễ gây cháy hoặc bóng vải.

Lưu ý quan trọng để xa tầm tay trẻ em

Lưu ý quan trọng để xa tầm tay trẻ em

Áo Thun Gym Slim Fit 1952

-12% 249.000đ 219.000đ
Màu sắc:
Kích thước:

5. Xử Lý Các Vấn Đề Thường Gặp Sau Khi Ủi

Ủi áo thun tưởng chừng là công việc đơn giản, nhưng nếu không để ý kỹ, bạn có thể dễ dàng gặp phải những lỗi phổ biến như bóng vải, nhăn dai dẳng hoặc thậm chí làm hỏng cả bề mặt áo.

5.1. Áo bị bóng

Nguyên nhân:
Bóng vải xảy ra khi bề mặt vải bị lì hoặc sáng bóng lên bất thường sau khi ủi, đặc biệt dễ thấy trên áo thun màu tối. Tình trạng này thường đến từ:

  • Nhiệt độ quá cao, nhất là khi ủi các loại vải tổng hợp như polyester hoặc vải pha.
  • Ấn quá mạnh tay hoặc để bàn là ở một chỗ quá lâu.
  • Ủi trực tiếp lên mặt phải, không có lớp lót bảo vệ.
  • Ủi đi ủi lại nhiều lần trên cùng một khu vực vải.

Cách khắc phục:

  • Xử lý nhanh bằng khăn ẩm: Đặt một chiếc khăn bông sạch, hơi ẩm lên vùng bị bóng và ủi lại với nhiệt độ thấp. Hơi ẩm từ khăn sẽ làm dịu phần vải bị cháy sáng và giảm độ bóng.
  • Giấm trắng pha loãng: Trộn giấm và nước theo tỷ lệ 1:1, thấm vào khăn sạch rồi chấm nhẹ lên vùng bị bóng. Sau đó, lót khăn mỏng và ủi lại. Giấm có khả năng làm mềm sợi vải, giúp phục hồi phần nào độ tự nhiên ban đầu.
  • Ngăn ngừa từ đầu: Với các áo dễ bị bóng, bạn nên lộn trái áo khi ủi hoặc dùng vải lót mỏng lên bề mặt vải. Đồng thời, ủi ở nhiệt độ trung bình và di chuyển tay nhẹ nhàng để giữ vải luôn bền đẹp.

Xử Lý  Vấn Đề Áo Bị Bóng Sau Khi Ủi

Xử Lý  Vấn Đề Áo Bị Bóng Sau Khi Ủi

5.2. Nếp nhăn cứng đầu

Cách xử lý:

  • Làm ẩm kỹ hơn: Sử dụng bình xịt phun sương để xịt nhẹ lên khu vực bị nhăn, hoặc dùng chế độ hơi nước của bàn là nếu có. Hơi nước sẽ giúp sợi vải nở ra, mềm hơn, từ đó dễ làm phẳng hơn.
  • Tăng nhiệt độ phù hợp: Nếu vải cho phép, bạn có thể tăng nhẹ mức nhiệt, kết hợp làm ẩm để chữa cháy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy kiểm tra nhãn áo trước khi tăng nhiệt độ để tránh làm hỏng chất vải.
  • Dùng áp lực đều tay: Di chuyển bàn là nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, ấn đều lực trên bề mặt vải, tránh rê bàn là qua lại quá nhiều lần điều này vừa tốn công mà còn dễ làm vải bóng.
  • Kết hợp trọng lực: Sau khi ủi xong, bạn có thể treo áo lên móc và xịt nhẹ thêm một lớp nước mỏng. Trọng lực sẽ giúp vải tiếp tục được kéo thẳng, giảm nhăn và làm áo phẳng tự nhiên hơn.

Xử Lý  Vấn Đề Nếp Nhăn Cứng đầu Sau Khi Ủi

Xử Lý Vấn Đề Nếp Nhăn Cứng đầu Sau Khi Ủi

6. Cách Bảo Quản Áo Thun Sau Khi Ủi Để Giữ Nếp Lâu

Sau khi ủi xong áo thun, bạn cần chú ý một số cách bảo quản dưới đây để tránh áo bị nhăn:

  • Treo áo lên móc ngay sau khi ủi và để nguội hoàn toàn không nên gấp hoặc cất áo khi áo vẫn còn hơi ấm, vì nếp gấp có thể hằn sâu vào vải. Hãy treo áo lên ngay trên móc có bản rộng, để nơi thoáng khí và chờ đến khi áo nguội hẳn rồi mới cất vào tủ. 
  • Bỏ túi các cách gấp gọn quần áo thay vì treo để tiết kiệm diện tích đúng cách vì áo thun bị gấp lâu ngày kể cả ủi cũng rất lâu mới mất được nếp nhăn hoặc không thể mất hoàn toàn. 
  • Nếu xếp áo thun để đi du lịch trong vali, hãy cuộn áo thun thành hình trụ tròn thay vì gấp vì có thể tránh được tối đa việc áo thun bị nhăn. 
  • Nên treo áo thun ở những nơi thoáng mát, trong tủ nên có túi hút ẩm để tránh áo bị ẩm mốc và có vết ố. 
  • Sử dụng túi thơm hoặc giấy thơm để áo luôn thơm mát và dễ chịu, bạn có thể đặt một túi thơm hoặc giấy thơm nhẹ mùi trong tủ quần áo. Tuy nhiên, hãy đảm bảo chúng không tiếp xúc trực tiếp với vải để tránh làm lem màu hoặc gây kích ứng.

[DEAL HOT] Áo Thun Nam Cotton Trơn

-65% 269.000đ 94.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Kết Luận

Việc ủi áo thun tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng bước từ chuẩn bị, điều chỉnh nhiệt độ, kỹ thuật ủi đến cách bảo quản sau khi ủi. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, bạn đã bỏ túi thêm nhiều mẹo hay để giữ áo thun luôn phẳng đẹp, bền màu và sẵn sàng cho mọi outfit thường ngày.

Đừng quên theo dõi Coolblog để khám phá thêm nhiều tips chăm sóc quần áo, phối đồ chuẩn gu và cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn