Tổng hợp 4 thể loại artstyle (phong cách đồ họa) trong game

Artstyle là gì? Các thể loại đồ hoạ game bao gồm những gì? Trong thời đại mà công nghệ, kỹ thuật lên ngôi thì thuật ngữ artstyle hay phong cách đồ họa cũng trở nên khá quen thuộc. Bài viết này, Coolmate sẽ cùng bạn tổng hợp lại một số kiến thức hữu ích về artstyle và các artstyle trong game nhé!

Ngày đăng: 25.04.2022, lúc 10:37 13.546 lượt xem

Artstyle là gì? Các thể loại đồ hoạ game bao gồm những gì? Trong thời đại mà công nghệ, kỹ thuật lên ngôi thì thuật ngữ artstyle hay phong cách đồ họa cũng trở nên khá quen thuộc. Bài viết này, Coolmate sẽ cùng bạn tổng hợp lại một số kiến thức hữu ích về artstyle và các artstyle trong game nhé!

Artstyle là gì?

Artstyle hay phong cách đồ họa, đây chính xác là hình thức thể hiện đồ họa của các tựa game, một trong những phần quan trọng nhất trong chủ đề. Dựa vào phong cách đồ họa, người chơi game sẽ có những cảm nhận thật nhất về chủ đề và bầu không khí mà trò chơi muốn truyền đạt.

Có nhiều các thể loại đồ hoạ game, mỗi phong cách đồ họa có một ưu điểm riêng, phù hợp với những kiểu game khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện đồ họa, Game Designer và Game Artist sẽ phải lựa chọn ra kiểu artstyle phù hợp nhất để thể hiện ý tưởng game của mình một cách trọn vẹn nhất.

Artstyle là hình thức thể hiện phong cách đồ họa trong game

Artstyle là hình thức thể hiện phong cách đồ họa trong game

Giai đoạn phát triển của các thể loại đồ họa game

Các thể loại đồ họa game cũng có một hành trình phát triển khá nổi bật với nhiều bước chuyển mình đáng nhớ.

1. Sự khởi nguồn và biến đổi giai đoạn 1972-1982

Nhắc đến thời điểm này phải kể đến sự khởi đầu của video game với Pong trên máy tính thùng. Pong được xem là tựa game đặt nền móng cho nền công nghiệp video game sau này với rất nhiều phiên bản “nhái” ra đời sau đó.

2. Kỷ nguyên 8-bit & 16-bit (1983-1004)

Khác với những tựa game màu sắc đơn điệu hay dải màu cơ bản ở giai đoạn trước. Thời điểm này, khi mà công nghệ video game có nhiều sự biến đổi, game của giai đoạn này có nền đồ họa tươi sáng, độ phân giải dần được nâng cấp.

Đặc biệt phải kể đến sự xuất hiện của hiệu ứng 3D giải xuất hiện trong kỷ nguyên 16-bit, tiêu biểu là tựa game Shadow of the Beast (1990) với phong cách đồ họa có chiều sâu, chi tiết và độc đáo.

3. Khởi đầu của đồ họa 3D (1980-1991)

Đây là thời điểm mà đồ họa 3D đã và đang dần xâm nhập vào thị trường video game với những tạo dựng không gian ba chiều đơn giản. Bùng nổ cho đồ họa 3D phải nói đến sự xuất hiện của Wolfenstein 3D giai đoạn 1992-2000.

Phong cách đồ họa game trải qua nhiều giai đoạn phát triển

Phong cách đồ họa game trải qua nhiều giai đoạn phát triển

4. Giữa thập niên 2000 - đầu thập niên 2010

Đây là thời kỳ quá độ lên hiệu ứng của công nghiệp video game. Khi mà công nghệ phần cứng phát triển, đồ họa máy tính được đa dạng hóa, animation cũng mượt mà hơn thì hiệu ứng cũng được sử dụng nhiều hơn.

5. Thời điểm hiện tại

Công nghệ, kỹ thuật và sức sáng tạo không ngừng nghỉ, tất cả đã giúp các nhà thiết kế game ngày càng tạo nên những phong cách đồ họa tiên tiến, thu hút người chơi.

Nổi bật của đồ họa game hiện nay nằm ở sự phù hợp về hiệu ứng, hệ màu đa dạng, hài hòa, độ phân giải cao, đặc biệt là phần cứng ngày càng được nâng cấp. Với đà phát triển như vậy, nền công nghiệp video game hứa hẹn sẽ có một tương lai cực kỳ rộng mở.

Các thể loại artstyle trong game hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ số, xuất hiện ngày càng nhiều các thể loại đồ họa game khác nhau. Dưới đây là một số thể loại artstyle cơ bản, phổ biến nhất.

1. Cartoon

Đây có thể xem là một trong những phong cách đồ họa game đời đầu, phổ biến và khá được yêu thích. Cartoon artstyle mang phong cách nhí nhảnh, nhẹ nhàng và đáng yêu.

Tiêu biểu cho phong cách này có thể kể đến game “quốc dân” Candy Crush Saga. Như những gì thể hiện, tựa game này khá nhẹ nhàng, với những gam màu tươi mới, nhân vật được vẽ theo phong cách hoạt hình, lấy hình tượng từ những con rối.

2. Pixel Art

Đặc trưng của phong cách đồ họa này nằm ở những điểm ảnh to tạo nên sự ngộ nghĩnh đáng yêu cho nhân vật game. Artstyle này mang theo tính cổ điển, có một chút hoài cổ của những tựa game đời đầu.

Ngày nay, Pixel Art lại được thay đổi bằng cách đa dạng hóa hệ màu, tăng hiệu ứng ánh sáng động hay particle effect, tạo nên một phong cách đồ họa cực kỳ thu hút và chiếm được nhiều thiện cảm từ người chơi.

Những tựa game sử dụng Pixel Art thường theo xu hướng dẫn dắt người chơi đến cảm giác hoài cổ, xưa cũ bởi những “con game” đòi hỏi kỹ năng, chiến thuật.

Tiêu biểu nhất cho phong cách này có thể kể đến chính là huyền thoại game Flappy Bird do lập trình viên người Việt - Nguyễn Hà Đông sáng tạo và phát triển năm 2013.

Pixel Art tạo ấn tượng bởi lối phong cách cổ điển

Pixel Art tạo ấn tượng bởi lối phong cách cổ điển

3. Chibi

Nói đến hình chibi thì không quá xa lạ, tuy nhiên phong cách đồ họa Chibi Artstyle thì không hẳn ai cũng biết. Để minh họa rõ nhất, có thể tham khảo ngay tựa game Gunbound - game bắn súng chiến thuật của thế hệ 8x 9x. 

Chibi Artstyle tạo ấn tượng bởi tạo hình nhân vật cực kỳ khác biệt, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Đặc trưng là hình ảnh đầu to, mình nhỏ, thao tác dễ thương từ các nhân vật game.

4. Flat Style

Hay còn được gọi là phong cách thiết kế phẳng, Flat Style trở nên độc đáo, mới lạ và thổi một làn gió mới vào ngành thiết kế hiện đại, đặc biệt là thiết kế game. Flat Style nổi bật với những ưu điểm về sự tối giản, tính tiện dụng, giao diện sạch cùng những phối màu nổi bật, rực rỡ.

Flat Style có phần hơi giống với Cartoon, tuy nhiên lại khác biệt khi không có đường Stroke, tạo nên một phong cách đồ họa phẳng, không sử dụng 3D, tối giản và hiện đại.

Mặc dù xuất hiện từ khoảng năm 2014 khi hàng loại các phần mềm Material Design ra đời nhưng đến tận ngày nay, phong cách đồ họa này vẫn được ưa chuộng trong thiết kế đồ họa nói chung.

Flat Style, lối thiết kế phẳng được ưa chuộng phổ biến

Flat Style, lối thiết kế phẳng được ưa chuộng phổ biến

Tổng hợp cách game có phong cách thiết kế đồ họa đẹp lạ

Super Cane Magic ZERO

Tựa game đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là Super Cane Magic ZERO. Tựa game này có một phong cách độc đáo, mới lạ và còn sở hữu một nội dung vô cùng “unique”. Game này bắt đầu khi một pháp sư bị chết trẻ, con cho của ông ta bỗng nhiên có một sức mạnh ma thuật huyền bí gây nên một tình trạng hỗn loạn vô cùng. Hãy thử tham gia game này để thưởng thức nét đẹp phong cách đồ họa của họ nhé!

artstyle-phong-cach-do-hoa-game-la-gi

Tựa game super Cane Magic ZEZO

 

Gris

Tựa game tiếp theo chính là Gris. Đây là một tựa game cơ bản, dễ chơi và dễ tiếp cận. Khi tham gia game, bạn sẽ bị ấn tượng bởi một phong cách mỹ thuật độc đáo, sử dụng những gam màu tương phản như trắng đi cùng xám hay đỏ đi với xanh,...

 

artstyle-phong-cach-do-hoa-game-la-gi

Tựa game Gris

Bên cạnh đó, đồ họa của trò chơi thì nhìn vô cùng đơn giản, điều này cho ta thấy được những người nghệ sĩ đã bỏ ra khá nhiều công sức để vẽ nên một bức tranh đẹp như thế. hãy tham gia trò chơi ngay nhé!

Pig Eat Ball

Pig Eat Ball là một tựa game ăn banh bắn bóng để giải đố các câu hỏi vô cùng độc đáo và hiếm hoi trên thị trường hiện nay về nhiều mặt, trong đó có ý tưởng, lối chơi và phong cách mỹ thuật. 

artstyle-phong-cach-do-hoa-game-la-gi

Tựa game Pig Eat Ball

Nhân vật của người chơi chính là công chúa Bow - con gái của vua Cake. Do con gái đã đến tuổi cập kê mà vẫn cô đơn, nên nhà vua đã mở một cuộc thi tài, nếu ai chiến thắng sẽ là người có được công chúa.

Thế nhưng, do không muốn vướng bận chuyện hôn nhân đại sự, công chúa đã cải trang để tham gia cuộc thi nhằm loại bỏ các “phò mã tiềm năng”, không ngờ lại phát hiện ra một biến căng. Hãy cùng tham gia game ngay thôi nào.

The Shattering

Đây là một tựa game sở hữu một phong cách đồ họa vô cùng độc đáo khi gây được tác động mạnh đến thị giác của người chơi khi đã sử dụng tông trắng cho bối cảnh. Khi này, màu sắc chỉ được áp dụng cho yếu tố tương tác tạo nên được những hình ảnh có tính mỹ thuật cao.

artstyle-phong-cach-do-hoa-game-la-gi

Tựa game The Shattering

Bên cạnh được việc giúp được những người chơi hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của nhân vật chính, những thông điệp này còn có gợi ý giúp cho bạn biết nên cần làm gì để thúc đẩy được tình tiết của các nội dung tiếp diễn. Ngoài ra, trải nghiệm game còn có một sự hậu thuẫn tuyệt vời của một đội ngũ lồng tiếng thổi hồn cho nhân vật.

What Remains of Edith Finch

Đồ họa trong What Remains of Edith Finch khá ấn tượng. Môi trường ngoài và môi trường trong có những khung cảnh lẫn khoảnh khắc khiến bạn kinh ngạc với một mức độ chi tiết cao cho một game indie. 

Thế nhưng không phải theo hướng “tả thật” mà đồ họa trong game có phần nào đó “fantasy” khiến người chơi có thể khơi gợi được trí tưởng tượng.

artstyle-phong-cach-do-hoa-game-la-gi

Tựa game What Remains of Edith Finch

Về mặt âm thanh cũng vậy. Bạn nên sử dụng tai nghe hoặc dàn âm thanh đặc dụng để có thể nghe được những bước chân trên đường phố hoặc là tiếng kẽo kẹt của những ngôi nhà cũ kĩ,....

Tất cả đều đem đến cho người chơi một cảm giác thoải mái và chìm đắm trong những trải nghiệm đó.

Lời kết:

Trên đây, Coolmate đã vừa giúp bạn tổng hợp về các thể loại đồ họa game điển hình của nền công nghiệp video game. Hy vọng rằng quý bạn đọc đã có thêm nhiều hiểu biết thú vị về đồ họa game.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn