DNF là gì? Tìm hiểu về DNF trong Marathon

Với những người yêu thích bộ môn Marathon thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với khái niệm DNF nữa. Nếu vẫn chưa biết DNF là gì thì hãy đọc bài viết này để được giải đáp nhé!

Ngày đăng: 21.07.2023

Với những người yêu thích bộ môn Marathon thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với khái niệm DNF nữa. Tuy nhiên với nhiều người thì DNF là gì vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Vậy nên, trong bài viết này Coolmate sẽ chia sẻ tất tần tật về DNF để giúp mọi người có cái nhìn đa chiều, khách quan nhất về thuật ngữ này. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. DNF là gì? 

DNF-la-gi-2237

DNF là gì? 

Thành thật với nhau nhé, bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm DNF chưa? Bạn có biết DNF là gì không? Nếu câu trả lời là không thì hãy đọc tiếp những phần dưới đây của bài viết để không còn phải thắc mắc nhé. 

DNF thực chất là viết tắt của cụm từ Did Not Finish, tạm dịch là không hoàn thành trọn vẹn được cuộc thi đấu, những người bỏ dở cuộc thi vì nhiều lý do khác nhau: sức khỏe không đảm bảo, chấn thương trong quá trình thi đấu, lạc đường,... DNF là thuật ngữ được dùng phổ biến trong các cuộc thi như: đua xe đạp đường dài, ba môn kết hợp triathlon, chạy bộ,... 

Shorts chạy bộ 2 lớp Essential

-30% 399.000đ 279.000đ
Mua 3 được giảm thêm 10%
Màu sắc:
Kích thước Quần:

2. Tìm hiểu về NDF trong Marathon

DNF-la-gi-2237

Tìm hiểu về NDF trong Marathon

Trong Marathon, DNF được sử dụng để chỉ những người tham gia vào cuộc thi marathon nhưng lại không thể về đích đúng với thời gian quy định. Và tất nhiên họ sẽ không có huy chương, không được vinh danh. 

Nhưng bạn cần phải hiểu rằng, sự thất bại này xuất hiện không phải vì những lý do chủ quan, đến từ bản thân người tham gia thi đấu. Bởi họ vẫn cố gắng, vẫn thường xuyên luyện tập nhưng có một số vấn đề bản thân họ không thể kiểm soát được. 

Ví dụ như đang thi đấu mà bị thương, sức khỏe tự nhiên không đảm bảo được,... bắt buộc người ta phải dừng cuộc thi trước thời gian quy định. Hoặc không về đích đúng với thời gian yêu cầu. 

Những người DNF trong marathon cũng rất buồn, rất khó chịu, thậm chí là có cả sự đau khổ và bất lực. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề một cách tích cực thì DNF cũng là cơ hội giúp bạn khám phá được những khía cạnh khác trong bản thân mình. Từ đó bạn có thể xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, rèn luyện được kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp bất ngờ.

3. Các lưu ý để hạn chế bị DNF 

DNF vốn là một điều không ai muốn gặp phải, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng để làm chủ tình hình, kiểm soát được DNF. Giải pháp tốt nhất là bạn cần chủ động tìm hiểu các cách giúp tránh bị DNF. Cụ thể như sau: 

3.1 Chủ động thay đổi cách luyện tập 

DNF-la-gi-2237

Chủ động thay đổi cách luyện tập 

Bạn nên thay đổi cách nhìn, quan điểm về hoạt động luyện tập chạy mỗi ngày. Đồng thời bạn cũng nên tăng dần tốc độ chạy trong các buổi chạy. Tốc độ lý tưởng là 4:50 - 5:10 phút/km. 

Việc chạy nhanh hơn trong các buổi tập có tác dụng vừa giúp tăng khối lượng và vừa tiết kiệm được thời gian luyện tập. Điều này mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu và có tinh thần, động lực để tiếp tục duy trì tập luyện mỗi ngày. 

Bạn nên lựa chọn những cung đường bằng phẳng, có dốc nhẹ để luyện tập nhé.

3.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý 

DNF-la-gi-2237

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Bạn nhất định cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo khoa học để có sức khỏe tốt, tránh các sự cố như: đau bụng, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, không đủ sức để tiếp tục cho việc chạy. 

Những người tham gia thi đấu có thể rút kinh nghiệm từ các buổi tập luyện đồng thời lắng nghe những thay đổi của cơ thể để lựa chọn cho mình những dinh dưỡng tốt và phù hợp nhất. 

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng bạn nên tham khảo: 

Thứ nhất, nếu ăn ít vào buổi tối thì bạn sẽ dễ ngủ, giấc ngủ sâu và ngon hơn. Khi có một giấc ngủ ngon, ngủ đủ giờ thì sáng hôm sau bạn sẽ thức dậy và chào ngày mới với cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng tích cực. 

Thứ hai, thỉnh thoảng bạn nên pha những viên bù muối, bù khoáng và bột dinh dưỡng cần thiết với nước để uống.

3.3 Kiên trì thực hiện đúng với kế hoạch bản thân đưa ra 

Một tâm trạng thoải mái là một trong những cách giúp bạn có được năng lượng tốt, cực kỳ có ích cho việc bắt đầu một cuộc đua. Mọi thứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng khi bạn có một tâm lý nhẹ nhàng. 

Hãy bình tĩnh để bắt đầu và kiên trì với mục tiêu luyện tập mà chính mình đã để ra. Cần có áp lực để cố gắng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn một mực phải tự tạo cho bản thân thật nhiều áp lực. Áp lực quá sẽ khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tập luyện đấy nhé. 

Bạn nên giữ nhịp tim ở khoảng 150 bmp trong suốt quá trình luyện tập, chạy với tốc độ phù hợp khả năng sức khỏe của bản thân. Nhớ bổ sung đầy đủ nước, nạp năng lượng ở mỗi trạm tiếp sức. 

Và sau khoảng 45 - 50 phút bạn nên tiếp thêm tầm 200 - 250 calo năng lượng để đảm bảo duy trì được trạng thái dinh dưỡng tốt nhất nhé.

3.4 Có một chiến thuật tập luyện hợp lý 

Trong thời gian đầu của quá trình tập luyện bạn nên chạy với tốc độ chậm. Điều này sẽ mang đến cho người tập nhiều lợi ích: 

  • Khi chạy chậm nhưng thế, bạn sẽ tiết kiệm được tối đa năng lượng mà bản thân sẽ cần đến trong 10 km cuối cùng

  • Việc chạy chậm giúp cho cơ thể hấp thụ gel năng lượng, bổ sung và giữ nước cho cơ thể được tốt hơn

3.5 Tập xử lý tình huống 

Bạn sẽ không thể nào tránh khỏi được việc gặp phải một số những tình huống bất ngờ trong quá trình thi đấu. Nếu là một người chưa có kinh nghiệm, bạn chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn trong việc xử lý, thậm chí là sẽ phải bỏ cuộc trong sự tiếc nuối. 

Để hạn chế tối đa điều này, việc chủ động tập xử lý tình huống là cực kỳ cần thiết. Ví dụ, trong trường hợp nhận thấy bản thân không thể có đủ năng lượng để chiến thắng cuộc thi thì bạn cần biết giảm tốc độ, giữ sức để đảm bảo việc về đích, dù mất nhiều thời gian hơn. 

Hoặc không nên cố chấp bất chấp những chấn thương mà cơ thể gặp phải để chiến thắng cuộc thi,... 

4. Một số thuật ngữ cơ bản trong Marathon bạn nên biết

DNF-la-gi-2237

Một số thuật ngữ cơ bản trong marathon 

Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản trong Marathon, bạn cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng thể về bộ môn này nhé!

  • FM, HM 

FM chính là viết tắt của từ Full Marathon. HM là viết tắt của từ Half Marathon. Những từ này được sử dụng để nói về cự ly của một cuộc chạy nào đó. 

Có điều này chắc bạn chưa biết, mỗi FM sẽ tương đương với 42km, mỗi HM tương đương với 21km. Trong một giải chạy như vậy sẽ có nhiều các kiểu cự ly khác nhau như: 10km, 5km. Thậm chí đôi khi còn có các hạng mục với cự ly còn dài hơn cả FM. 

  • Pace 

Pace được biết đến là một cụm từ dùng để chỉ thời gian hoàn thành một quãng đường. Ở một số nước, pace thường có đơn vị là phút/ dặm hoặc phút/ km. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta mọi người thường dùng phút/km. 

Lấy một ví dụ cụ thể nhé: nếu một người chạy pace 6 thì có nghĩa là người đó hoằn thành quãng đường 1km trong vòng 6 phút. 

  • Pacer

Pacer được dùng để chỉ những người đảm nhận vai trò người dẫn tốc trong một giải chạy nào đó. Điều này được giải thích cụ thể là có một đội chạy gồm nhiều nhiều vận động viên có nhiệm vụ chạy đúng và ổn định với pace, tốc độ đã được đặt ra từ ban đầu. 

Vì trong quá trình chạy bạn sẽ không thể lúc nào cũng kiểm soát được thời gian để chắc chắn rằng tốc độ chạy của mình là phù hợp nên sự có mặt của pacer sẽ giúp bạn phụ trách việc này. 

  • Sweeper 

Đây là thuật ngữ thường được dùng trong các giải chạy trail. Sweeper chính là người chạy cuối cùng của đoàn vận động viên để đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau. Khi sweeper đã về đích thì cũng đồng nghĩa đường chạy không còn ai nữa. 

  • Sub

Sub được dùng để chỉ thời gian hoàn thành cự ly chạy bộ. Ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung hơn nhé. Nếu có một người có mục tiêu sub 3:30 FM thì có nghĩa là họ có mục tiêu chạy FM trong 3h30 phút 

  • Expo 

Expo là khái niệm được sử dụng để chỉ một khu tập trung diễn ra các sự kiện lớn như khai mạc, trao giải hay phát racekit,... của giải chạy. Thông thường, Expo sẽ được đặt ở một vị trí không quá xa vạch xuất phát và cũng không quá xa vạch về đích.

  • Racekit

Racekit được sử dụng để chỉ một bộ dụng cụ được phát bởi ban tổ chức đến các vận động viên, tất nhiên chỉ những vận động viên đăng ký giải chạy thì mới được phát. Trong racekit sẽ thường có những vật dụng như: dinh dưỡng chạy bộ, nước uống, áo đồng phục giải chạy và BIB 

  • BIB

BIB là bảng ghi số báo danh của từng vận động viên tham gia giải chạy, mỗi vận động viên sẽ có một BIB khác nhau. Ở phần phía sau của BIB được thiết kế một con chip có khả năng tính thời gian nhằm giúp ban tổ chức xác định được khoảng thời gian hoàn thành của vận động viên một cách chính xác nhất. 

  • Booth

Khi đến Expo để nhận racekit trước ngày diễn ra giải chạy, bạn sẽ thấy các quầy hàng có mặt ở đó. Ở đây người ta bán các sản phẩm chạy bộ hoặc các sản phẩm để quảng bá cho thương hiệu của mình. 

  • Checkpoint

Trên đường chạy sẽ có các điểm giới hạn thời gian và ban tổ chức sẽ yêu cầu bạn phải chạy đến được điểm này trước khi kết thúc 1 khoảng thời gian nào đó. Tại các checkpoint thường có các vạch cảm biến kiểm tra con chip ở trên BIB để người chạy thuận lợi kiểm tra xem mình đã chạy trong bao lâu, có đạt yêu cầu về thời gian hay không. 

Hơn nữa, tại các checkpoint cũng sẽ cung cấp thức ăn, nước uống, dinh dưỡng, nhà vệ sinh và điểm y tế phục vụ các vận động viên tham gia giải chạy.

  • Cut Off Time (COT)

Đây là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian giới hạn cho việc hoàn thành 1 điểm checkpoint hoặc cả cuộc chạy. Một số giải chạy bộ sẽ có COT cho từng checkpoint nhưng cũng có một số giải thì sẽ chỉ có COT cho cả cự ly.

  • DNS

DNS chính là viết tắt của cụm từ Did Not Start, tạm dịch là không xuất phát. Ngoài ra, DNS còn được sử dụng để chỉ những người không tham gia giải chạy từ đầu đến cuối mà chỉ chạy một đoạn ngắn ở đầu hoặc cuối con đường. 

  • Elite

Elite là thuật ngữ để chỉ những vận động viên chuyên nghiệp tham gia vào các giải chạy marathon. Đây là những vận động viên ưu tú, có thành tích tốt và thường sẽ được ưu tiên đứng ở vị trí đầu tại vạch xuất phát. 

  • Pen

Pen là một khái niệm còn khá mới, cụ thể là sau sự kiện tại LongBien Marathon 2022. Pen được dùng để chỉ vị trí và thời điểm xuất phát của các nhóm vận động viên khác nhau. Ban tổ chức LBM đã chia thành Pen 1, Pen 2, Pen 3,... Mỗi vận động viên sẽ được xếp vào 1 vị trí Pen phụ thuộc vào tốc độ hoàn thành dự kiến ban đầu đăng ký với ban tổ chức. 

Mục đích của việc chia Pen là để giúp cho đường chạy lúc xuất phát không bị quá tải cũng như giúp cho ban tổ chức dễ dàng sắp xếp hơn. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến việc Marathon mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người. Mong rằng sau khi đọc bài viết bạn đã có được câu trả lời cho cho câu hỏi DNF là gì và mối liên quan giữa DNF với Marathon. 

Theo dõi CoolBlog để xem thêm các bài viết thú vị khác!

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới” 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn
Khám phá ngay