Quần jeans hiện nay được xem là một loại trang phục thông dụng, dễ kết hợp các loại áo được sử dụng hàng ngày. Bạn thích mặc quần jeans nhưng em quần của bạn lại bị quá chật hay quá rộng thì phải làm sao? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu ngay nhé!
1. Vì sao quần jean bị rộng, chật lưng?
Theo như chúng mình tìm hiểu, những nguyên nhân chính dẫn đến việc một chiếc quần jeans bị rộng hay chật lưng so với dáng người là:
- Mua quần rộng, chật nhưng không thể đổi lại được.
- Mặc quần của người thân trong gia đình nhưng họ lại có vòng eo lớn/nhỏ hơn bạn.
- Những chiếc quần này mặc lâu ngày bị giãn hoặc do bạn giảm cân so với thời điểm mua quần.
Vì sao quần jean lại bị chật/ rộng lưng? (ảnh: sưu tầm)
Bạn muốn mặc lại chúng nhưng lại sợ chúng đang bị rộng hay chật lưng so với bạn. hãy tham khảo ngay các cách sửa quần jeans bị rộng hoặc chật lưng dưới đây nhé!
2. Các cách sửa quần jean bị rộng bụng đơn giản tại nhà
Nếu bạn đang tìm cách làm nhỏ lưng quần jean bị rộng, dưới đây là một số phương pháp đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
2.1 Đeo thắt lưng
Đây là cách nhanh nhất và dễ nhất. Bạn chỉ cần chọn một chiếc thắt lưng phù hợp và thắt chặt ở phần lưng quần. Thắt lưng không chỉ giúp quần vừa vặn hơn mà còn có thể làm điểm nhấn thời trang.
Đeo thắt lưng giúp điều chỉnh quần jean vừa vặn khi bị rộng
2.2 Giặt quần jean với nước nóng
Nếu như sau một thời gian dài sử dụng, bạn nhận thấy những chiếc quần jeans của mình đang bị giãn hoặc rộng lưng thì bạn có thể giặt chúng với nước nóng đun sôi. Mẹo sửa quần này khá dễ đồng thời giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là nếu như quần bị rộng lưng thì bạn không nên sử dụng các chất làm mềm vải.
Giặt quần jean với nước nóng để quần jean giảm độ giãn
Cách sửa quần jean với nước nóng sẽ có hiệu quả lớn nhất đối với những mẫu mã quần jeans có thành phần chứa 100% cotton.
2.3 Luồn dây chun vào quần jean
Bạn có thể sửa quần jean rộng bụng bằng cách luồn dây chun vào cạp quần. Bạn cần chuẩn bị kéo, kim chỉ, kim băng và không thể thiếu dây chun quần. Bạn nên lựa chọn loại dây chun có độ co giãn tốt để có hiệu quả tốt nhất nhé!
Luôn dây chun vào quần jean
Các bước thực hiện:
- Tại lưng quần, bạn hãy xác định 2 điểm cân xứng nhất. Nếu như quần càng rộng, khoảng cách 2 điểm này sẽ càng xa và ngược lại.
- Sau đó, hãy dùng kéo rạch tại 2 điểm này 2 đường thẳng. Lưu ý, bạn nên rạch bên trong quần để dấu đi được vết may sửa.
- Cuối cùng, hãy cắt một đoạn dây chung bằng khoảng cách giữa 2 điểm, luồn dây bằng ½ khoảng cách giữa 2 điểm. Sau đó, hãy dùng kim băng cố định chúng lại. Làm tương tự với đầu chun còn lại rồi sau đó tháo kim băng và khâu cố định là bạn đã có một em quần jean “xịn xò” rồi đó nhé!
2.4 Sửa quần jean rộng lưng bằng cách chiết vải
Nếu như các cách kể trên chỉ mang tính tạm thời, thì cách bóp lưng quần jean bằng phương pháp chiết vải sẽ mang lại hiệu quả cố định và thẩm mỹ hơn, giúp quần ôm vừa vặn lâu dài. Bạn nên chuẩn bị kim chỉ, máy khâu (nếu có) và kéo.
Sửa quần jean rộng lưng bằng cách chiết vải
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên hãy cắt ở phần cạp quần từ 3 đến 4 vết, việc này phụ thuộc vào độ giãn và rộng của lưng quần.
- Tiếp theo, hãy xếp 2 mép vết cắt chồng lên nhau rồi sau đó khâu cố định chúng lại.
Lưu ý rằng: bạn cần khâu chắc chắn nếu như không muốn quần bị rách từ các vết cắt này. Nên căn thật chuẩn để khi cắt quần không bị lệch.
2.5 Sửa lưng quần jeans bị rộng bằng việc đính cúc
Việc sửa lưng quần jeans bị rộng bằng việc đính cúc vừa giúp cho quần vừa vặn với cơ thể mà còn giúp cho tổng thể của em quần này trở nên bắt mắt hơn. Bạn nên chuẩn bị kéo, kim chỉ cùng các loại cúc để đính lên quần.
Sửa lưng quần jeans bị rộng bằng việc đính cúc
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Tùy vào số lượng cúc bạn muốn đính lên quần mà chia các khoảng cách đều nhau để đính cúc.
- Bước 2: Dùng kéo rạch một rãnh nhỏ để cài cúc rồi sau đó lấy kim chỉ may cúc lên quần.
Lưu ý: Khi cài cúc vào rãnh quần, quần sẽ trở nên vừa vặn hơn cả về hai phía. Vậy nên, bạn cần canh chính xác vị trí để khi cài quần lại không bị lệch.
2.6 Sửa quần jean bị rộng bằng ghim băng, ghim cài, nút cài
Ghim băng hoặc ghim cài: Dùng ghim băng hoặc ghim cài để kẹp phần lưng quần bị rộng lại. Đây là giải pháp tạm thời nhưng rất tiện lợi khi bạn cần sửa nhanh.
Nút cài: Nếu bạn có kỹ năng may vá cơ bản, bạn có thể thêm một hoặc hai nút cài vào phần lưng quần để điều chỉnh độ rộng.
Sửa quần jean bị rộng bằng ghim băng, ghim cài, nút cài
2.7 Sửa quần jean bằng máy may mini
Nếu bạn có máy may mini và biết cách sử dụng, bạn có thể tự chỉnh sửa lưng quần jean bị rộng bằng cách may lại. Bạn cần tháo bớt phần đường may ở lưng quần, sau đó may lại sao cho vừa vặn với kích thước cơ thể của bạn.
Sửa quần jean bị rộng bằng máy may mini
2.8 Dùng băng dính chuyên dụng cho quần áo để gấp cạp lại tạm thời
Khi cần xử lý nhanh phần cạp quần jean bị rộng mà chưa kịp may vá hay mang ra tiệm thì băng dính chuyên dụng cho quần áo (fashion tape) chính là giải pháp tạm thời cực kỳ tiện lợi. Loại băng dính hai mặt này an toàn cho vải, giúp bạn gấp gọn phần cạp thừa, thu nhỏ vòng eo tức thì mà không cần dùng đến kim chỉ.
Băng dính chuyên dụng là phương pháp tạp thời mà lại cực kỳ tiện lợi
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Một cuộn băng dính chuyên dụng cho quần áo (nên chọn loại dán hai mặt, trong suốt, dễ bóc) và kéo (nếu băng dính không có sẵn đoạn cắt).
- Xác định vị trí: Mặc quần vào và xác định xem bạn cần gấp bao nhiêu vải ở phần lưng quần để vừa vặn. Đánh dấu điểm gấp hoặc ước lượng khoảng vải cần gấp lại.
- Dán băng dính: Cởi quần ra, lật mặt trong của cạp quần. Cắt một đoạn băng dính phù hợp, dán một mặt lên phần vải bên trong tại vị trí bạn muốn gấp.
Gấp và cố định: Bóc lớp giấy bảo vệ còn lại của băng dính. Cẩn thận gấp phần vải thừa của cạp quần xuống, đè lên mặt băng dính vừa lộ ra. Ép chặt để hai lớp vải dính lại với nhau. - Kiểm tra: Mặc lại quần để đảm bảo nếp gấp chắc chắn, không bị cộm và quần đã vừa vặn hơn.
3. Cách xử lý quần jean bị chật bụng đơn giản và hiệu quả
Ngược lại với quần rộng, việc chiếc quần jean yêu thích bỗng dưng trở nên hơi chật bụng cũng gây không ít phiền toái. Đừng vội bỏ xó em nó, hãy cùng Coolmate khám phá ngay những mẹo đơn giản mà hiệu quả để "giải cứu" vòng eo và tiếp tục diện đồ thật thoải mái nhé!
3.1 Cách nới quần jeans bằng nước ấm
Nếu chiếc quần jean của bạn bị chật ở phần bụng nhưng bạn không muốn cắt may hay làm hỏng dáng quần, thì mẹo xịt nước ấm và kéo giãn bằng tay là một giải pháp nhanh gọn và an toàn, hoạt động dựa trên việc làm mềm sợi vải tạm thời.
Dùng nước ấm để kéo giãn quần jean
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bình xịt chứa nước ấm khoảng 40–50 độ C.
- Xịt đều nước ấm lên vùng cạp quần và bụng quần cần nới rộng, chỉ cần ẩm vừa đủ, không cần ướt sũng.
- Dùng hai tay nắm chắc phần cạp quần và kéo giãn nhẹ nhàng theo chiều ngang.
- Giữ kéo giãn và lặp lại trong khoảng 5–10 phút.
- Để quần khô tự nhiên hoặc dùng quạt/máy sấy chế độ mát.
Lưu ý:
Chỉ kéo nhẹ nhàng, tránh giật mạnh có thể làm rách vải hoặc giãn không đều. Nước quá nóng có thể làm phai màu quần.
3.2 Nối rộng quần jeans bằng cách may rộng cạp quần
Để nới rộng vòng eo quần jean một cách cố định hơn mà vẫn kín đáo, bạn có thể may thêm một đoạn dây thun (chun) co giãn vào mặt trong của cạp quần, giúp tăng độ thoải mái khi mặc.
Bạn có thể nối rộng quần jean bằng cách may thêm một đoạn dây chun
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1-2 đoạn dây thun bản vừa, chắc chắn, màu sắc tương đồng với quần.
- Ở mặt trong cạp quần, dùng kéo rạch một hoặc hai đường nhỏ (tùy vị trí muốn nới, thường là hai bên hông) đủ để luồn thun.
- Luồn dây thun vào đường rạch, kéo căng nhẹ đến độ rộng mong muốn.
- Dùng kim chỉ hoặc máy may mini khâu cố định chắc chắn hai đầu dây thun vào mép vải bên trong cạp quần.
Lưu ý:
Bạn cần khâu nhiều đường chỉ thật chắc chắn để thun không bị bung tuột khi mặc, chọn loại thun có chất lượng tốt và độ co giãn phù hợp, đồng thời đảm bảo toàn bộ đường may nằm ở mặt trong để giữ thẩm mỹ cho quần.
3.3 Dùng bàn là để làm giãn quần jeans
Sử dụng nhiệt từ bàn là kết hợp với độ ẩm nhẹ là một cách khá hiệu quả để làm mềm và kéo giãn sợi vải jean đang bị chật, đặc biệt ở vùng eo hoặc đùi.
Nhiệt độ từ bàn là cũng giúp kéo giãn quần jean một cách tạm thời
Cách thực hiện:
- Làm ẩm nhẹ phần vải cần nới (cạp, bụng, đùi...) bằng khăn ẩm sạch hoặc bình xịt nước.
- Bật bàn là ở nhiệt độ trung bình, có thể dùng chế độ hơi nước nếu có.
- Đặt bàn là lên vùng vải ẩm, vừa là nhẹ nhàng vừa dùng tay còn lại kéo căng vải theo chiều ngang.
- Di chuyển bàn là đều tay, thực hiện trong vài phút cho đến khi đạt độ giãn mong muốn.
Lưu ý:
Luôn kiểm tra nhiệt độ bàn là phù hợp với chất liệu jean và tránh để bàn là quá lâu tại một chỗ để không gây cháy hay làm bóng vải, cũng cần biết rằng độ giãn từ cách này có thể không bền lâu sau mỗi lần giặt.
3.4 Dùng máy sấy làm nóng và kéo giãn quần jeans
Tương tự như bàn là, nhiệt độ từ máy sấy tóc cũng có thể giúp làm mềm sợi vải jean khi kết hợp với độ ẩm, tạo điều kiện để bạn kéo giãn phần quần bị chật.
Dùng máy sấy cũng giúp kéo dãn quần jean một cách hiệu quả
Cách thực hiện:
- Làm ẩm vùng quần jean cần nới bằng bình xịt nước (không cần quá ướt).
- Bật máy sấy tóc ở chế độ nóng, giữ khoảng cách vừa phải và sấy đều vào vùng vải ẩm trong khoảng 5-10 phút.
- Trong khi sấy, dùng tay liên tục kéo nhẹ phần vải theo chiều ngang.
- Để quần nguội hoàn toàn rồi mặc thử. Có thể lặp lại quy trình nếu cần giãn thêm.
Lưu ý:
Hãy cẩn thận không để máy sấy quá gần hoặc tập trung nhiệt quá lâu vào một vị trí để tránh làm hỏng vải; phương pháp này thường phát huy hiệu quả rõ rệt hơn với các loại jean có pha sợi co giãn như spandex.
3.5 Cách nới rộng quần jeans bằng động tác squat
Nếu quần chỉ hơi chật nhẹ và bạn muốn tận dụng chính cơ thể mình để làm giãn vải một cách tự nhiên, hãy thử mặc quần vào và thực hiện các động tác squat.
Thực hiện động tác squat sâu để kéo dãn quần jean như hình
Cách thực hiện:
- Mặc chiếc quần jean bị chật vào người.
- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, từ từ hạ thấp người xuống như tư thế ngồi xổm, giữ lưng thẳng.
- Giữ vài giây rồi đứng thẳng lên. Lặp lại động tác này khoảng 10-15 lần hoặc nhiều hơn.
- Áp lực từ cơ thể khi vận động sẽ giúp kéo giãn phần vải ở hông, mông và đùi.
Lưu ý:
Chỉ nên áp dụng cách này khi quần vẫn đủ rộng để bạn vận động tương đối thoải mái, tránh gượng ép có thể làm rách chỉ hoặc vải; hiệu quả sẽ tốt hơn với quần mới hoặc quần có sẵn độ co giãn nhất định.
3.6 Sử dụng chai, lọ, vật dụng trong nhà
Một mẹo khá thú vị để nới rộng phần cạp quần jean là sử dụng các vật dụng hình trụ có sẵn trong nhà như chai nước, lọ thủy tinh sau khi làm ẩm quần.
Tận dụng những vật dụng trong nhà để hỗ trợ
Cách thực hiện:
- Giặt quần jean hoặc chỉ làm ẩm kỹ phần cạp quần bằng nước.
- Tìm một chai, lọ hoặc vật hình trụ có đường kính lớn hơn vòng eo của bạn một chút (tương đương độ rộng mong muốn).
- Luồn phần cạp quần đã cài cúc/khóa qua vật dụng đó, kéo căng sao cho cạp quần ôm chặt lấy vật.
- Để quần khô tự nhiên hoàn toàn trong tư thế đang được kéo giãn này.
Lưu ý:
Hãy chọn những vật dụng có bề mặt nhẵn, tròn đều và không có cạnh sắc để tránh làm sờn hoặc rách vải trong quá trình kéo giãn và phơi khô; đảm bảo phần cạp quần được kéo căng đều xung quanh vật.
3.7 May nới lưng quần bằng cách mở đường may
Một kỹ thuật may vá khác để nới rộng phần eo quần jean là mở một đoạn đường may ở cạp quần và chèn thêm dây thun co giãn, giúp tăng sự thoải mái khi mặc mà không cần cắt vải.
May nới lưng quần bằng cách mở đường may
Cách thực hiện:
- Cẩn thận dùng dụng cụ tách chỉ hoặc kéo nhỏ để mở một đoạn đường may ở mặt trong của cạp quần (thường ở hai bên hông hoặc chính giữa lưng).
- Cắt một đoạn dây thun bản vừa, chất lượng tốt, chiều dài tùy theo độ nới mong muốn.
- Luồn dây thun vào bên trong khe cạp quần vừa mở.
- Kéo căng nhẹ dây thun đến độ rộng phù hợp, dùng kim ghim cố định hai đầu thun vào mép vải.
- Dùng kim chỉ hoặc máy may mini, khâu chắc chắn hai đầu dây thun vào phần cạp quần.
- May lại đường chỉ đã mở ở cạp quần một cách cẩn thận.
Lưu ý:
Bạn nên ưu tiên dùng thun có màu sắc tiệp với màu quần để đảm bảo thẩm mỹ, khâu thật chắc chắn để dây thun được giữ cố định nhưng vẫn co giãn tốt, và sau khi hoàn thành hãy mặc thử để kiểm tra độ vừa vặn.
3.8 Bỏ vào ngăn đá tủ lạnh để làm giãn
Nghe có vẻ lạ, nhưng nguyên lý làm lạnh và rã đông có thể giúp các sợi vải cotton trong quần jean giãn ra một cách nhẹ nhàng dựa trên sự giãn nở của nước khi đóng băng.
Nên bọc kín quần jean trong túi trước khi bỏ vào tủ lạnh hơn
Cách thực hiện:
- Làm ẩm đều chiếc quần jean (không cần ướt sũng).
- Gấp gọn quần và cho vào túi zip hoặc túi nilon buộc kín để tránh ám mùi thức ăn và giữ ẩm.
- Đặt túi quần vào ngăn đá tủ lạnh và để ít nhất 6-8 tiếng hoặc qua đêm.
- Lấy túi quần ra, để ở nhiệt độ phòng cho đá tan hoàn toàn và quần mềm ra.
- Phơi khô quần tự nhiên (tránh sấy nhiệt cao ngay sau đó).
Lưu ý:
Mức độ giãn nở bằng cách này thường không quá lớn, phù hợp hơn với quần chỉ hơi chật một chút. Điều quan trọng là phải bọc kín quần trong túi để giữ ẩm và tránh ám mùi thực phẩm trong tủ đá.
4. Mẹo chọn quần jeans đúng size tránh bị rộng/chật
Bước 1: Đặt chiếc quần lên trên bề mặt phẳng
Đặt em quần jean lên trên một bề mặt phẳng ví dụ như bàn học hoặc sàn nhà. Cách làm này sẽ giúp cho bạn có thể xác định được size phù hợp và chính xác hơn.
Đặt quần lên bề mặt phẳng
Lưu ý: bạn nên kéo thẳng những nếp gấp của chiếc quần lại và kéo khóa cài khuy vào nhé!
Bước 2: Đo phần cạp quần để có thể lấy kích thước phần eo chuẩn nhất
Bạn nên cẩn thận để cạp trước và cạp sau bằng nhau. Rồi sau đó hãy dùng thước đo để chiều dài cạp quần rồi nhân đôi kết quả là ra số đo vòng eo của bạn rồi đó nhé! Bạn hãy lưu ý độ co giãn của chất liệu quần jeans, đừng để cạp quần bị căng ra quá, nó sẽ khiến cho chiếc quần này bị ảnh hướng đến số liệu.
Đo phần cạp quần thật kỹ để có được số đo chính xác nhất
Tùy vào quần cạp rộng hay cạp cao, bạn có thể cộng hoặc trừ thêm một chút để số đo được trở nên chính xác nhất.
Bước 3 Bạn nên đo chiều rộng của phần đùi chân một cách chính xác nhất
Để có thể đo được phần đùi một cách chính xác nhất. Hãy đo ở phần cách đũng quần 5cm. Bạn nhớ nhân đôi số đo để nhận được kết quả kích thước chính xác nhất của bạn nhé!
Bước 4 Đo chiều dài từ đũng quần cho tới phần đáy quần
Bạn nên giữ chiếc quần tại một mặt phẳng, thẳng ví dụ như bàn, sàn nhà,... Đặt thước kéo dài từ đũng quần cho đến gấu quần để có được số đo chính xác hơn nhé!
Bước 5 Đo khoảng cách từ phần đũng quần cho đến phần cạp quần
Cuối cùng, hãy đặt thước đo khoảng cách từ phần đũng quần cho đến phần cạp quần. Bạn cần đo thật cẩn thận với cả mặt cạp trước và mặt cạp sau.
Đo khoảng cách từ phần đũng cho đến phần cạp quần
5. Khi nào nên sửa – Khi nào nên thay quần jean?
-
Dấu hiệu quần jean không nên sửa: Khi quần bị rách quá lớn ở những vị trí khó vá như đũng hay mông, hoặc vải đã bị giãn hết cỡ, không còn độ đàn hồi. Nếu chất liệu vải trở nên quá mỏng, mục và dễ rách thêm, việc sửa chữa cũng không còn bền. Lúc này, thay quần mới là lựa chọn hợp lý hơn.
-
Nếu đã sửa 2-3 lần mà vẫn không vừa, nên đầu tư quần mới: Khi bạn đã thử nhiều cách sửa khác nhau (khoảng 2-3 lần) mà chiếc quần vẫn không mang lại cảm giác vừa vặn và thoải mái như ý. Thay vì tiếp tục tốn công sức và chi phí sửa chữa không hiệu quả, đây là lúc nên cân nhắc mua một chiếc quần mới phù hợp hơn.
-
Một số dạng sửa có thể ảnh hưởng đến form dáng ban đầu (cần cân nhắc): Lưu ý rằng những kiểu sửa can thiệp nhiều như bóp ống đáng kể, hạ cạp sâu hay cắt chèn vải để nới rộng sẽ làm thay đổi form quần gốc. Hãy cân nhắc kỹ liệu bạn có chấp nhận sự thay đổi này không, hay việc tìm một chiếc quần mới đúng dáng sẽ tốt hơn.
Nếu đã sửa 2-3 lần mà vẫn không vừa thì bạn nên đầu tư quần mới
Lời kết
Trên đây là 16 cách sửa quần jean bị rộng hoặc chật bụng dễ làm ai cũng áp dụng được mà Coolmate muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Hãy theo dõi Coolblog để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!
“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”