Chính trị công sở là gì? Bạn có nên né tránh điều này nơi công sở không?

Chính trị công sở là gì? Có phải là môi trường công sở đầy rẫy những cuộc đấu đá, drama dài hạn nhằm đạt được những mục đích riêng?

Ngày đăng: 10.01.2024, lúc 23:26 748 lượt xem

Môi trường công sở bạn sẽ gặp thấy những người thích buôn chuyện, buôn dưa lê, nịnh sếp, “người nhà” “em ruột” sếp hay những kẻ thích nẫng tay trên, giành công lao. Chính những nhân vật này được phong cho danh hiệu “chính trị công sở”. Vậy, chính trị công sở là gì? Có tiêu cực không? Và khi đi làm có nên tránh xa danh hiệu này hay không? Cùng Coolmate tìm hiểu ngay nhé. 

Chính trị công sở là gì

Tìm hiểu chính trị công sở là gì chốn “thâm cung” công ty

1. Chính trị công sở là gì? 

Chính trị công sở là những hành động, thái độ của 1 cá nhân nào đó trong môi trường công sở thực hiện để đạt được những lợi ích, quyền lợi trong công ty. Tuy nhiên, theo cuốn sách “Enlightened Office Politics: Understanding, Coping with, and Winning the Game – Without Losing Your Soul” đã chỉ ra, chính trị công sở không hoàn toàn tiêu cực tuy nhiên nó cũng chưa hẳn tích cực. 

Bạn có nên né tránh điều này nơi công sở không?

Chính trị công sở là những hành động nhằm đạt được những lợi ích, quyền lợi trong công ty

Nguyên nhân lí giải cho điều này là các cá nhân dùng những cảm xúc, thông tin để chi phối đến các quyết định của công ty hãy cấp trên như nguồn lực nhân sự, mục tiêu, kế hoạch. Và những quyết định đó sẽ có lợi cho những cá nhân chính trị công sở.

2. Cách nhận biết “chính trị gia” tại công sở

Tại môi trường làm việc của chúng ta chắc chắn sẽ đang tồn tại những chính trị gia với mong muốn giành về cho mình những lợi cho mình. Vậy có cách nào nhận biết những chính trị gia đang tồn tại xung quanh hay chính bạn cũng là 1 chính trị công sở, chỉ là bạn chưa biết mà thôi. 

Người tung tin đồn

Những kẻ đi săn tin tức, đề cập đến vấn đề gì từ phòng ban này đến phòng ban kia đều “biết tuốt” từ A-Z. Họ là những người cốt cán nắm giữ nhiều drama, bí mật hay tin tức của đồng nghiệp, thậm chí là của các sếp. Chỉ cần với những người thân thiết, họ sẽ vô tình tiết lộ tin tức hoặc ở những phạm vi cho phép, họ sẽ mang những drama “hóng” được ra để tán gẫu. 

Cách nhận biết “chính trị gia” tại công sở

Những kiểu “chính trị gia” trong công ty mà bạn cần nhận diện

Bạn cũng có thể chơi và tham gia nhưng hãy biết chừng mưc, nếu nhận thấy cuộc trò chuyện độc hại, công kích 1 cá nhân nào đó, hãy cố gắng rút lui khỏi cuộc nói chuyện để tránh mọi rắc rối có thể liên quan.

Người hãy nhận công trạng về mình

Chắc hẳn nếu đi làm lâu, bạn sẽ không ít dưới 1 lần gặp phải tình trạng này. Những người dù chẳng làm gì nhưng lại nhận hết công trạng về phần mình, trong khi bạn là người nắm chính các hạng mục công việc. 

Kiểu người chính trị công sở

Cần cẩn trọng và làm việc rạch ròi với những người hay nhận công lao về mình mặc dù chẳng làm gì

Để tránh điều này xảy đến với mình, vừa làm hết hiệu suất mà không được công nhận, còn nhận lại 1 cục tức, ấm ức hãy rạch ròi các công việc của mình ngay từ ban đầu và thường xuyên báo cáo 1 cách chi tiết với cấp trên để sếp hiểu rằng hạng mục công việc của từng người đang phụ trách từ đó đánh giá chính xác và khách quan. 

Người thích được tâng bốc

Những người này thường gặp trong công ty bởi họ có tính cách thích những lời nhẹ nhàng, thích được khen và được công nhận. Những người này thường có nhiều cấp độ, họ có thể là người thích được khen hoặc thích nịnh người khác. Ngoài ra nhóm người này cũng có thể là những cá nhân thích nỗ lực, cống hiến nhưng đi kèm phải là sự công nhận, tán thưởng năng lực... 

Người thích được tâng bốc thường thấy ở doanh nghiệp

Có những “chính trị gia” thích được khen và công nhận năng lực

Kẻ phá hoại

Những người này thích hạ bệ người khác để chứng tỏ bản thân mình giỏi giang, họ sẵn sàng chỉ trích, đổ lỗi để thoát khỏi trách nhiệm hoặc khiến người khác phải suy nghĩ tiêu cực, hoài nghi về năng lực của mình. Với những người này bạn cũng cẩn thận khi làm việc cùng để tránh bị đổ lỗi, bị cấp trên đánh giá.

Kẻ phá hoại có thể tạo nên 1 môi trường độc hại trong công ty

Đổ lỗi cho người khác thay vì tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp của vấn đề

Chuyên gia vận động hành lang

Đây là những chính trị gia nhiệt tình, dám làm, dám lên tiếng để đòi và bảo vệ quyền lợi của mình. Họ cũng là người thường có những ý kiến riêng, dám đề xuất những ý tưởng mới lạ tuy nhiên đôi khi sẽ không được lòng cấp trên vì trong mắt lãnh đạo, họ quá nhiều chuyện, hãy cãi... 

Những người nhiều ý kiến, hãy cãi, tranh luận trong công ty

Những người nhiều ý kiến, hãy cãi, tranh luận đôi khi sẽ chẳng được lòng cấp trên

Tuy nhiên, ở 1 số môi trường công sở, họ lại được đánh giá cao vì đã góp 1 phần ý tưởng, góc nhìn vào sự phát triển chung của công ty. Và chính những điều như vậy, họ cũng được trả lại những quyền lợi với những gì đã bỏ ra. 

“Cánh tay nối dài” của lãnh đạo

Đây là kiểu người đã gắn bó lâu với công ty hoặc là những "cánh tay nối dài" của lãnh đạo nhận được sự tin tưởng của các sếp. Nếu bạn kết bạn được với những người này sẽ rất có lợi vì bạn có thể biết được nhiều điều đang xảy ra trong nội bộ công ty, được chỉ bảo nhiều hơn trong giao tiếp và công việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần khéo léo và tinh tế để tránh bị hiểu lầm là nịnh bợ hay "đi cửa sau".

Những người thân tín trong công ty

Tạo mối quan hệ thân thiết với những người thân cận với lãnh đạo sẽ tốt hơn cho bạn

3. Bạn có đang tham gia chính trị công sở?

Trong môi trường công sở, khi mỗi người 1 cá tính khác nhau, việc chính trị công sở chắc chắn sẽ xuất hiện, nhất là khi mong muốn các công việc thuận lợi hay các đề xuất, ý tưởng được thông qua nhanh chóng để triển khai. Lúc nó bạn cần có cách nói chuyện, diễn đạt với cấp trên để chứng minh các kế hoạch của mình có hiệu quả. Nói cách khác, bạn cần phải trở thành một chính trị công sở để tác động đến các quyết định của cấp trên nhằm có được quyền lợi cho mình. 

Bạn có đang tham gia chính trị công sở?

Ngại gì trở thành 1 “chính trị gia” tốt trong công ty

Vì vậy, chính trị công sở không như nhiều người thường nghĩ rằng chỉ xoay quanh việc nói xấu, âm mưu hãm hại trong 1 môi trường độc hại, hay các đồng nghiệp buôn dưa lê, nhiều chuyện trong văn phòng mà nó còn thể hiện ở việc bạn thuyết phục, đưa ra các đề xuất có lợi cho công ty cũng như con đường phát triển sự nghiệp của bạn.

Nhiều người thường suy nghĩ rằng, sẽ không tham gia chính trị công sở để tránh bị soi mói, bàn luận, đàm tiếu. Tuy nhiên, môi trường công sở không có phép bạn làm điều đó nếu bạn không muốn tồn tại và phát triển. Để không bị thụt lùi, hay bị sếp đánh giá về hiệu suất công việc, mức độ đóng góp cho công ty thì bạn cần phải nhanh chóng trình bày những đề xuất, đưa ra những ý tưởng, sáng kiến có giá trị đến với công ty cũng như tất cả mọi người. Vì vậy, bạn hãy xem chính trị công sở là một công cụ để bạn làm việc hiệu quả hơn và được công nhận năng lực.

Tham gia chính trị công sở có tốt không

Thay vì nhiều chuyện, đổ lỗi cho người khác thì hãy thể hiện hết mình năng lực và khéo léo hơn để được công nhận

Tuy nhiên, chính trị công sở cũng có những mặt tối, tiêu cực của nó như đã nói. Nhiều cá nhân thường xuyên có tính soi mói, bàn luận, đàm tiếu hay tiêu cực trong công ty, thao túng, bắt nạt, đổ lỗi, thao túng tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân không lành mạnh… để vì lợi ích cá nhân. Bạn nên tránh xa những điều này để tránh trở thành 1 người độc hại và đánh mất niềm tin ở đồng nghiệp, quản lý, lãnh đạo và công ty.

4. Làm thế nào để trở thành chuyên gia về chính trị công sở?

Việc trở thành một chính trị chốn công sở không có gì tiêu cực và sợ hãi, sợ người khác nghĩ rằng mình là kẻ phản diện. Chính trị công sở là việc bạn giành những lợi ích về cho mình nhưng không đồng nghĩa bạn sẽ trở thành những người nịnh bợ, trở thành kẻ phản diện trong mắt mọi người. Việc bạn cần làm là nỗ lực làm việc để tham gia chính trị công sở không đồng nghĩa bạn phải đóng vai một trong các nhân vật phản diện nêu trên.

Làm thế nào để trở thành chuyên gia về chính trị công sở?

Không đồng nghĩa phải trở thành kẻ phản diện mới có thể làm 1 chính trị gia công sở

Nhưng việc này sẽ đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều để đạt được những kỹ năng và năng lực để đáp ứng được những yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra. Những kỹ năng này đòi hỏi bạn phải trau dồi và chuẩn bị từng ngày từng ngày. Để trở thành một chính trị công sở được mọi người yêu quý, bạn có thể tham khảo những bí kíp dưới đây:

Trò chuyện để mở rộng mối quan hệ

Hãy trò chuyện cùng mọi người để mở rộng những mối quan hệ xung quanh. Việc này giúp bạn thân thiết hơn, hoạt bát và năng động hơn trong mắt mọi người đồng thời cũng tăng khả năng hòa nhập, giúp đỡ nhau trong công việc. Việc kết nối với đồng nghiệp cũng sẽ có lợi trong công việc, đề xuất, ý tưởng đồng thời hạn chế được sự thù ghét, ganh tỵ chốn văn phòng công sở. 

Trò chuyện để mở rộng mối quan hệ trong công ty

Cùng nhau trò chuyện với đồng nghiệp để tạo thiện cảm

Không tách biệt với đồng nghiệp

Không tách biệt bản thân với các hội nhóm công sở. Bạn hãy dành thời gian cân đối để tham gia vào những cuộc trò chuyện vui, tán gẫu của đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên tránh xa những cuộc trò chuyện độc hại, hùa nói xấu, phán xét về người khác nếu bạn không thích. Hãy cố gắng gia nhập cùng mọi người nhưng cũng không vì vậy mà lập team cô lập người khác trong công ty nhé.

Không tách biệt với đồng nghiệp

Nếu nhận thấy cuộc nói chuyện độc hại, hãy cố gắng rời xa để không bị “lây nhiễm” 

Trau dồi và thể hiện năng lực thay vì nịnh bợ

Không nịnh bợ cấp trên, thay vào đó hãy thể hiện năng lực của mình bằng cách thường xuyên báo cáo công việc, kế hoạch, dự án, đề xuất ý tưởng với cấp trên để họ thấy được năng lực, sự cầu tiến, tinh thần và trách nhiệm của bạn trong công việc. 

Xử lý các tin đồn thất thiệt văn minh

Bình tĩnh xử lý các tin đồn thất thiệt về bạn trong công ty, không nên nổi nóng, mất bình tĩnh và khiến mọi chuyện rối tung lên. Đi làm ở môi trường công sở hay bất kỳ đâu, bạn cũng sẽ vô tình lọt vào ánh mắt phán xét của người khác mặc dù bạn chẳng làm gì đến lợi ích của những người khác. 

Xử lý các tin đồn thất thiệt văn minh trong công ty

Văn minh xử lý các tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến công việc

Nếu bị ai đó ghét bỏ, kỳ thị hay bị chơi xấu, tung những tin đồn thất thiệt về bản thân gây ảnh hưởng đến công việc, hãy bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, xử lý bằng cách đối thoại trực tiếp để giải quyết vấn đề. Đừng mất bình tĩnh, xử lý thiếu văn minh sẽ vô tình mất điểm trong mắt của quản lý hoặc những người đồng nghiệp khác mặc dù bạn chính là nạn nhân trong câu chuyện trên. 

Hiểu văn hoá công ty và hiểu quy tắc ngầm

Mỗi công ty là một môi trường làm việc khác nhau và chính điều này hình thành nên văn hoá doanh nghiệp. Hiểu được văn hoá công ty và biết các quy tắc làm việc, giao tiếp, ứng xử sẽ giúp có cách thể hiện, ứng xử khéo léo hơn từ đó con đường thăng tiến cũng sẽ rộng mở hơn. 

>>> Xem thêm:

Mukbang ASMR là gì? Vì sao giới trẻ hiện nay lại nghiện xem video mukbang?

Zillennial là gì? Liệu có tồn tại một thế hệ khác giữa gen Y và gen Z ?

Delulu là gì? Liệu sự ảo tưởng có giúp bạn thăng tiến trong công việc

 

Chính trị công sở là gì chắc chắn bạn đã hiểu được phần nào trong bài viết trên. Chính trị công sở không quá đáng sợ hay tiêu cực, mặt khác nếu sử dụng đúng nghĩa, ứng biến linh hoạt sẽ giúp bạn phát triển, thuận lợi thăng tiến cũng như có nhiều mối quan hệ mới với đồng nghiệp... Hy vọng với những thông tin và những chia sẻ của Coolblog trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống muôn hình vạn trạng khi đi làm những như có thêm những kinh nghiệm để ứng xử và làm việc khéo léo hơn chốn công sở luôn đầy rẫy những "chính trị gia".

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn