Văn hóa Hip hop: Khám phá thế giới âm nhạc, thời trang và nghệ thuật đường phố

Văn hóa Hip hop - trào lưu bất tử được giới trẻ yêu thích. Từ âm nhạc sôi động, thời trang cá tính đến nghệ thuật đường phố đầy màu sắc, Hip hop mang đến một thế giới đầy năng lượng và sáng tạo. Hãy cùng Coolmate khám phá những điều thú vị về văn hóa Hip hop!

Ngày đăng: 17.12.2020, lúc 16:33 22.105 lượt xem

Văn hóa Hip hop - trào lưu bất tử được giới trẻ yêu thích. Từ âm nhạc sôi động, thời trang cá tính đến nghệ thuật đường phố đầy màu sắc, Hip hop mang đến một thế giới đầy năng lượng và sáng tạo. Hãy cùng Coolmate khám phá những điều thú vị về văn hóa Hip hop!

1. Hip hop là gì?

Trong nghĩa nguyên gốc, “hip” có nghĩa là “đúng mốt”, nhưng nó cũng có thêm một ý nghĩa nữa là “biết xoay sở”. Còn “hop” là một từ gợi thanh, diễn ra sự nhảy vọt, vươn tới. Như vậy, “Hiphop” hàm ý tích cực về “sự tiến bộ và tiến thân nhờ trí thông minh và tháo vát”.

Hip hop là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ Hip hop

Ngày nay, Hip hop chỉ một trào lưu, phong cách trong thời trang, âm nhạc và nghệ thuật. Phong cách hiphop thể hiện sự khỏe khoắn, bất cần và một chút nổi loạn.

Văn hóa hip hop đặc biệt vì không phân biệt độ tuổi, giới tính, màu da, tôn giáo hay địa vị xã hội,... Bất cứ ai cũng có thể theo đuổi phong cách này ở các lĩnh vực: thời trang, nghệ thuật vẽ tranh đường phố (Graffiti), tattoo, âm nhạc (hiphop music, Rap, DJ, MC, ...), nhảy (Breaking dance, Hiphop dance, ...)

2. Lịch sử văn hóa hip hop

Hip hop bắt đầu như một thể loại âm nhạc tại Bronx, New York, thập niên 1970. Xuất thân từ những khu ghetto – nơi sống của người nghèo, người da màu.

Phát triển nhanh chóng, Hip hop trở thành làn sóng văn hóa thống trị người Mỹ gốc Phi và cộng đồng Hispanic những năm 80. Năm 1982, Afrika Bambaataa và the Soulsonic Force định nghĩa rõ hơn Hip hop với bản nhạc electro-funk "Planet rock", kết hợp rap đơn giản và nhịp điệu disco.

DJ người Mỹ Afrika Bambaataa - một trong những người tiên phong của văn hoá Hip hop

DJ người Mỹ Afrika Bambaataa (Nguồn: Google)

Giữa năm 1982 và 1985, nhiều phim về hip hop ra đời, quảng bá văn hóa này ra khỏi New York, đặt nền móng cho sự phổ biến toàn cầu hiện nay.

3. Lịch sử văn hóa hip hop tại Việt Nam

Tại Việt Nam, văn hóa Hip hop xuất hiện giữa những năm 1990 với nhóm BigToe (1992). Nhóm mất nhiều năm để ổn định thành viên và phát triển.

Nhóm nhạc Big Toe - một trong những nhóm nhạc Hip hop tiên phong tại Việt Nam

Nhóm nhạc Big Toe (Nguồn: Google)

Những năm 2000 là thời kỳ đỉnh cao với nhiều nhóm nhảy Hip hop như C.O.L.D (2001), Freestyle (2003), Milky Way (2004),… Hai phim "Bước nhảy xì tin" (2009) và "Vũ điệu say mê" (2010) giới thiệu bộ môn nghệ thuật đường phố này đến khán giả.

Bước nhảy vọt lớn nhất là chương trình "Thử thách cùng bước nhảy" (So you think you can dance), tạo sân chơi cho những bạn trẻ đam mê Hip hop.

4. 5 yếu tố chính của văn hóa Hip hop

4.1. Breakdance

Trong Hip hop Dance có nhiều thể loại như Breakingdance, popping, locking, stepping, house, street dance,… Tuy nhiên, Breakdance thường được xem là đại diện cho văn hóa Hip hop.

Vũ điệu Breakdance - một phần không thể thiếu của văn hoá Hip hop

"Breakdancing" chỉ sự đứt đoạn trong âm nhạc và những động tác theo điệu nhạc đó. Xuất hiện năm 1969, lấy cảm hứng từ điệu Good Foot của James Brown. Ban đầu dựa trên nhạc Jazz gốc, dần phát triển với nhiều động tác phức tạp, acrobatic. Những nhóm đầu tiên là Dynamic Rocker và New York City breaker.

4.2. Graffiti

Graffiti là nghệ thuật đường phố bằng cách phun sơn, vẽ tranh lên tường, tàu điện ngầm, xe ô tô,… Xuất hiện ở New York những năm 1970, từ những dòng chữ của các nhóm người da màu.

Phát triển thành những hình vẽ 3 chiều, tinh xảo, xuất hiện trên quần áo, xe, đĩa CD, nhà cửa. Tuy phổ biến nhưng vẫn gây tranh cãi và bị cấm ở một số nơi vì tính chất phá hoại. Còn được gọi là Art Crimes (Mỹ thuật tội lỗi).

Tranh Graffiti - thể hiện sự sáng tạo và cá tính của văn hoá Hip hop

4.3. DJ and MC

Breakdancing không thể phát triển nếu thiếu DJ và MC.

MC (Master of Ceremonies) là hoạt náo viên, duy trì không khí sôi động, giới thiệu nhạc hoặc mời khách.

DJ và MC - những người điều khiển không khí của các sự kiện Hip hop

DJ (Disc Jockey) chọn và phát nhạc, chủ yếu là nhạc funk và disco những năm 1970. Grandmaster Flash và Kool Herc là những DJ tiên phong của Hip hop. Đôi khi DJ cũng kiêm luôn vai trò MC.

4.4. Rap

Rap (Rhythm – and – Poetry) là thể loại âm nhạc nổi tiếng trong văn hóa Hiphop. Trình diễn bằng cách nói hoặc hò vang lời bài hát có vần điệu, kết hợp với nhạc DJ và Breakdance.

Rap - một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của văn hoá Hip hop

Rap gắn liền với ngôn ngữ đường phố và tiếng lóng. Rapper có thể sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, thậm chí tục tĩu. Những rapper giỏi tạo ra hệ ngôn ngữ mới đa dạng và tinh tế.

4.5. Beatbox

Beatbox là nghệ thuật dùng âm thanh từ miệng và giọng để tạo nhịp trống, giai điệu, hoặc mô phỏng âm thanh khác (tiếng trống, tiếng bộ gõ, tiếng máy,…).

Beatbox - nghệ thuật tạo ra âm thanh bằng miệng

Tại Việt Nam, Nguyễn Minh Kiên (M.K) là một trong những người nổi tiếng trong giới Beatbox.

5. Thời trang hip hop

Thời kỳ đầu, nghệ sĩ Hip hop thường mặc trang phục rộng thùng thình (oversized). Sau đó, trở thành phong cách thời trang hàng ngày của giới trẻ.

Thời trang Hip hop - sự kết hợp giữa cá tính và thoải mái

Thời trang Hip hop đặc trưng bởi sự kết hợp quần áo rộng thùng thình, giày to bản, mũ, khăn quàng, găng tay, thắt lưng, dây xích bản to,…

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn