Mũ bảo hiểm là một phụ kiện không thể thiếu của mỗi người hiện đại. Một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng chính là bí quyết đảm bảo an toàn cho bạn trong suốt quá trình tham gia giao thông. Vậy có nên thay mới mũ bảo hiểm không? Bao lâu thì nên thay mũ bảo hiểm mới? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé.
Có nên thay mới mũ bảo hiểm không?
Có nên thay mới mũ bảo hiểm không?
Trước hết, chúng ta cần khẳng định một điều rằng: Nên thay mới mũ bảo hiểm sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn băn khoăn: Mũ bảo hiểm còn mới thì tại sao phải thay? Và sau đây chính là lý do:
Cấu tạo của mũ bảo hiểm chất lượng
Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng gồm: Phần vỏ ngoài, lớp lót, đệm lót và dây đeo.
Trong đó, lớp vỏ ngoài được chế tác từ vật liệu tổng hợp sợi hoặc polycarbonate. Lớp vỏ ngoài có tác dụng nén và phân tán năng lượng khỏi tác động để giảm bớt lực vào đầu người dùng khi xảy ra va chạm.
Vỏ ngoài có tác dụng phân tán năng lượng khỏi tác động để giảm bớt lực va chạm
Lớp lót thứ hai có tác dụng hấp thụ tác động bên trong. Chúng thường được chế tác từ polystyrene mở rộng hoặc EPS. Cũng như lớp ngoài, lớp lót thứ hai có tác dụng giảm tác động lực vào phần đầu của người dùng khi xảy ra va chạm. Lực tác động sẽ truyền khắp vật liệu của mũ để bảo vệ người tham gia giao thông tối ưu.
Lớp lót thứ ba là đệm lót. Đây là phần được chế tác từ vật liệu xốp mềm để đảm bảo sự êm ái cho phần đầu của người dùng. Đây cũng là phần dễ bám bụi bẩn, tóc và dầu trên da đầu. Người dùng phải thường xuyên làm sạch hoặc thay mới mũ bảo hiểm để đảm bảo vệ sinh.
Lớp lót của mũ bảo hiểm tăng khả năng bảo vệ đầu người dùng khỏi va chạm
Phần cuối cùng là dây đeo. Dây đeo giúp giữ chặt nón bảo hiểm với phần đầu khi xảy ra va chạm hay sốc nảy. Phần dây này có thể cong vênh, đứt hay dấu hiệu đứt trong quá trình sử dụng dài lâu.
Lý do nên thay mới mũ bảo hiểm
Theo thời gian sử dụng, các vật liệu trên và chất kết dính có thể bị biến dạng. Các vật liệu cao su thường có tình trạng thoái hóa và bọt EPS bên trong cũng dễ trở nên giòn. Khi bị thoái hóa, chúng không có khả năng hấp thụ tác động. Lúc này đây, mũ bảo hiểm sẽ không còn chức năng bảo vệ người dùng khi xảy ra va chạm.
Nên thay đổi vỏ ngoài hoặc toàn bộ mũ để đảm bảo an toàn cho bản thân
Ngoài ra, phần vỏ ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mưa và bụi bẩn trong quá trình sử dụng nên cũng bị suy giảm chức năng bảo vệ người dùng. Chính vì vậy, bạn cũng nên thay đổi vỏ ngoài hoặc toàn bộ mũ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Bao lâu thì nên thay mới mũ bảo hiểm?
Chính vì những lý do trên, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thay mới mũ bảo hiểm tối đa 5 năm một lần đối với mũ bảo hiểm chính hãng của những thương hiệu lớn. Ngay cả khi bạn cảm thấy chiếc mũ của mình còn mới hay đắt tiền thì bạn cũng nên thay mới chúng. Việc thay mũ bảo hiểm mới định kỳ chính là bí quyết bảo vệ bản thân bạn tốt nhất đấy.
Riêng dòng mũ bảo hiểm nửa đầu có tuổi thọ ngắn hơn. Do đó, bạn nên thay mũ bảo hiểm mới ít nhất khoảng 3 năm một lần. Đối với dòng mũ ¾ đầu, chúng thường được chế tác từ nhựa ABS nguyên sinh chuyên dụng và xốp EPS nén. Do đó, bạn nên thay mũ bảo hiểm kiểu dáng ¾ đầu trong khoảng thời gian tối thiểu 3 đến 4 năm một lần.
Bạn nên thay mũ bảo hiểm mới ít nhất khoảng 3 năm một lần
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu mũ bảo hiểm của bạn rơi từ cầu thang xuống thì bạn nên xem xét thay thế lớp vỏ ngoài. Bên cạnh đó, trong thời gian sử dụng, mũ bảo hiểm của bạn cũng có thể xảy ra tình trạng va vào tường, rơi xuống đất,… Do đó, lớp ngoài của mũ cũng có khả năng giảm dần khả năng chống chịu va đập.
Mũ bảo hiểm là một phụ kiện liên quan đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Chính vì vậy, đừng quên thường xuyên theo dõi tình trạng và thời gian sử dụng để thay mới mũ bảo hiểm kịp thời. Và đừng quên theo dõi Coolmate để cập nhật thêm nhiều thông tin hay về cuộc sống nữa nhé!
Xem thêm